Bụng bầu 9 tháng rất gần với thời gian em bé chào đời. Tại thời điểm này, cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi do thai nhi bắt đầu cảm thấy chật chội hơn trong tử cung. Tới tháng thứ 9, thai nhi có thể chào đời và không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
1. Bụng bầu 9 tháng to như thế nào?
Bụng bầu 9 tháng là giai đoạn phổi của trẻ hoàn tất quá trình phát triển. Tại thời điểm này, bụng của mẹ sẽ to như một quả dưa hấu. Kích thước của thai nhi tại tuần 36 thường đạt từ 45 – 73 cm và cân nặng thường từ 2,5 – 3kg.
Sự gia tăng nhanh chóng về kích thước và cân nặng khiến cho trẻ cảm thấy chật chội hơn trông “căn nhà” này. Chính vì thế, để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, em bé sẽ dần thay đổi ngôi thai và quay đầu xuống dưới.
2. Hình ảnh bụng bầu 9 tháng
Bụng bầu 9 tháng nhỏ có thể là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có sự phát triển khác nhau và kích thước khác nhau. Chính vì thế, ngay khi bụng bầu 9 tháng vẫn nhỏ, các mẹ cũng không nên quá lo lắng mà nên đánh giá xem tình trạng thai nhi có ổn định hay không. Điều này giúp bạn có biện pháp thay đổi hợp lý giúp mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
3. Bầu 9 tháng bụng nhỏ có sau không?
Bầu 9 tháng bụng nhỏ là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm và chú ý, đôi khi chị em lo lắng liệu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ hay không. Để giải thích cho lý do này, có một số nguyên nhân như sau:
- Bụng bầu 9 tháng to hay nhỏ trong quá trình mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những người có dáng người cao thì bụng bầu sẽ có xu hướng nhỏ hơn những mẹ bầu có chiều cao thấp. Lý do là vì khi phát triển, tử cung có xu hướng kéo dài theo khoảng cách từ hông xuống mông của mẹ bầu
- Nguyên nhân bụng bầu nhỏ có thể do số lượng nước ối ít. Với những mẹ bầu có nhiều nước ối chắc chắn bầu sẽ to hơn. Do đó, nếu bụng bầu nhỏ do ít nước ối, mẹ nên bổ sung thêm nhiều nước và ăn nhiều trái cây sẽ tốt hơn.
- Một nguyên nhân khá thường gặp đó là mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Khi đó, cơ bụng chưa được kéo dãn từ trước. Vì vậy, bụng sẽ thường săn chắc và thon gọn hơn nhiều.
Với những nguyên nhân được kể ở trên, mẹ bầu có thể bớt lo lắng phần nào. Hình ảnh bụng bầu 9 tháng to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào từng người khác nhau. Khi bụng bầu nhỏ cũng không ảnh hưởng nhiều tới con.
Nếu muốn biết con có phát triển bình thường hay không, mẹ cần phải khám thai cũng như làm siêu âm,… để bác sĩ đưa ra những dự đoán chính xác. Việc mẹ bầu nên làm là ăn uống đủ chất và có một tinh thần thoải mái để có thể sẵn sàng chào đón con yêu nha.
4. Những thay đổi trong tháng 9 thai kỳ
4.1. Thay đổi ở mẹ
Bụng bầu 9 tháng là thời điểm em bé đã phát triển khá hoàn thiện và cơ thể bạn đang chuẩn bị cho sự chào đời của con. Chính vì thế, thời điểm này cơ thể của mẹ bầu có thể có những thay đổi rất lớn như:
- Tình trạng đau lưng tăng lên do việc liên tục phải giữ cho cơ thể không bị ngả về phía trước
- Cảm thấy tức vùng chậu do đầu em bé di chuyển xuống thấp hơn và lớn hơn từng ngày
- Có thể bị thức giấc bởi những cú đá của em bé dần trở nên mạnh mẽ hơn
- Cảm thấy mệt mỏi bởi nhu cầu dinh dưỡng của thai càng ngày càng nhiều hơn
- Táo bón do thai chèn ép
- Đi tiểu thường xuyên hơn do hormone thai kỳ và sự chèn ép của thai lên bàng quang
- Thay đổi khẩu vị, có thể thấy thèm ăn hơn nhưng cũng có thể là giảm cảm giác thèm ăn
- Bên cạnh đó, có thể gặp cơn co thắt Braxton-Hicks và tình trạng tăng tiết dịch âm đạo.
Bụng bầu 9 tháng là khoảng thời gian rất gần thời điểm chào đời của trẻ. Vì vậy, những thay đổi cũng trở nên dữ dội hơn. Mẹ bầu cần chú ý theo dõi thai thường xuyên để nếu có thường cần đi khám sớm nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
4.2. Sự phát triển của thai nhi
Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 9, cân nặng của trẻ khoảng 2,6kg với kích thước khoảng 47cm. Lúc này, kích thước của bé lớn khoảng bằng quả dứa và dần cảm thấy chật chội trong tử cung. Thận của trẻ đã phát triển đầy đủ và gan có thể bài tiết một số chất. Ngoại trừ não và phổi đang tiếp tục phát triển, mọi cơ quan gần như đã hoàn thiện.
Tại tuần thứ hai của tháng thứ 9, thai nhi bắt đầu quay đầu và sẽ húc đầu liên tục vào vùng xương chậu của mẹ. Trong tuần này, mỗi ngày cơ thể trẻ tăng khoảng 30g. Cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một lớp sáp trắng bảo vệ da gọi là caseosa vernix. Thời điểm này, nếu trẻ chào đời thì gọi là sinh non nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
Trong tuần thứ ba, ngày vượt cạn đang đến gần. Tuy nhiên, bé vẫn chưa sẵn sàng ra ngoài. Đây được coi là tuần thai cuối cùng trong chu kỳ mang thai bình thường. Lớp mỡ dưới da sẽ tiếp tục phát triển nhằm giữ thân nhiệt cho trẻ tốt hơn sau khi chào đời.
Tại tuần cuối cùng của tháng thứ 9, bé được xem là đã đủ ngày đủ tháng để chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể trẻ vẫn chưa thực sự sẵn sàng gặp bố mẹ. Các hoạt động như: mút tay, hít thở, tiêu hoá, bài tiết, khóc sẽ được diễn ra hết sức tự nhiên nếu trẻ chào đời.
5. Bác sĩ lưu ý cho bà bầu 9 tháng
Sau khi được 36 tuần, mẹ bầu sẽ gặp bác sĩ hàng tuần cho đến khi sinh con. Mỗi cuộc hẹn sẽ bao gồm việc kiểm tra định kỳ vị trí của em bé, kích thước và sự phát triển của bé, sức khoẻ của mẹ,…
Đặc biệt, tại thời điểm bụng bầu 9 tháng, thai phụ cần kiểm tra một số bệnh lý về liên cầu khuẩn nhóm B. Đây là vi khuẩn mà một số mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu có xét nghiệm dương tính với nó, mẹ bầu cần dùng kháng sinh khi chuyển dạ.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu gặp một số triệu chứng bất thường như sau thì cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Có cơn co tử cung kéo dài 1 phút và cách nhau 5 phút trong ít nhất 1 giờ
- Có dùng chất lỏng chảy ra bất thường, đây có thể là tình trạng vỡ ối
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Cảm giác đau bụng nặng
- Cảm giác thấy giảm chuyển động của thai nhi
- Đau lưng âm ỉ, liên tục
Khi gặp các triệu chứng bất thường, các mẹ không nên chủ quan mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, tốt nhất là nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận định chính xác và có hướng xử trí phù hợp.
Tóm lại, thời điểm bụng bầu 9 tháng là lúc bụng bầu to nhất cũng như thai nhi có sự chuyển động rõ rệt bằng việc thay đổi ngôi thai và quay đầu xuống dưới. Thời gian này sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu đối với cơ thể người mẹ.
Trẻ chào đời ở tháng thứ 9 có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ. Bên cạnh đó, nếu gặp các triệu chứng bất thường, mẹ cần đi khám sớm nhất để có thể kiểm tra chính xác vấn đề đang gặp phải cũng như có hướng xử trí kịp thời.
Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ