Cách đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Để tìm hiểu cách đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé.

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính phổ biến ở nữ giới có thể phát hiện sớm bằng các xét nghiệm tầm soát. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về các xét nghiệm và cách đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây.

1. Các loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính ở nữ giới với mức độ phổ biến cao trên thế giới và tại Việt Nam. Hầu hết nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV (virus Papilloma). Tuy là một bệnh lý nguy hiểm đối với phái nữ nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội khỏi bệnh là rất cao.

Ngược lại khi để bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn, các triệu chứng sẽ ngày một nặng hơn gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là phương pháp rất cần thiết để phát hiện sớm đối với nữ giới độ tuổi 21 trở lên. Đặc biệt lưu ý cần kiểm tra sớm nếu như bạn gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ bệnh như:

  • Đau vùng bụng dưới
  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Khí hư âm đạo có màu sắc lạ như xanh, vàng hoặc có lẫn máu và có mùi hôi khó chịu
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc rong kinh

Ngoài ra, nữ giới cần lưu ý thực hiện tầm soát định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ để phòng tránh bệnh một cách triệt để nhất.

Tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung

Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:

1.1. Xét nghiệm phết tế bào âm đạo PAP

Đây là phương pháp phổ biến để xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện sớm bệnh bằng cách lấy mẫu tế bào cổ tử cung để tìm hình ảnh bất thường.

Thông thường, việc lấy mẫu sẽ chỉ gây khó chịu hoặc chảy máu nhẹ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây đau đớn nhiều, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Phương pháp này còn được chia ra làm 2 loại:

  • Xét nghiệm Pap Smear: 

Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm từ cổ tử cung và các vùng lân cận của người bệnh bằng cách bấm 1 mẫu nhỏ. Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được soi trên lam kính để phát hiện các tế bào bất thường, từ đó giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng tránh việc khối u tiến triển sang các vùng lân cận.

  • Xét nghiệm Thinprep Pap: 

Đây là phương pháp được cải tiến từ xét nghiệm phết tế bào âm đạo Pap Smear. Sau khi đã thu thập được mẫu bệnh phẩm, bác sĩ sẽ rửa tế bào này bằng cách cho mẫu bệnh phẩm vào 1 chất lỏng chuyên dụng.

Tiếp theo, mẫu xét nghiệm sẽ được phân tích tương tự như với phương pháp Pap Smear bằng máy tự động bằng máy tự động phết tế bào trên lam kính.

Kỹ thuật xét nghiệm phết tế bào âm đạo
Kỹ thuật xét nghiệm phết tế bào âm đạo

1.2. Xét nghiệm HPV ADN

Đây phương pháp tìm kiếm virus gây ung thư cổ tử cung HPV bằng cách sử dụng các loại máy móc hiện đại để tách chiết ADN tự động. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý xét nghiệm HPV không có giá trị khẳng định việc mắc bệnh mà chỉ có thể phát hiện virus này có tồn tại trong cơ thể bạn hay không.

Nhiễm HPV không có nghĩa là mắc ung thư cổ tử cung. Thế nhưng, việc phát hiện sớm việc nhiễm virus sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh và có những phương pháp phù hợp để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trên đây là 3 loại xét nghiệm tầm soát phổ biến nhất hiện nay mà nữ giới có thể tham khảo để dễ dàng lên kế hoạch tầm soát ung thư cổ tử cung khi cần.

Hiện tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đang sử dụng 2 phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là xét nghiệm HPV ADN và xét nghiệm Thinprep Pap.

Người bệnh có thể cân nhắc thực hiện xét nghiệm tại đây để được xét nghiệm cũng như đọc kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung một cách chính xác.

2. Khi nào có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung?

Sau khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ chưa thể nhận kết quả ngay như các xét nghiệm thông thường mà cần chờ đợi trong 1 khoảng thời gian để phân tích cũng như để các bác sĩ đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung.

Thời gian trả kết quả xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở phòng khám thực hiện. Thông thường, thời gian có kết quả sẽ dao động từ 2-6 tuần hoặc nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu thời gian nhận lâu hơn so với dự tính, bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều bởi số trường hợp có kết quả bất thường tương đối thấp. Ngoài ra, đối với những trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, trung tâm xét nghiệm sẽ thông báo sớm cho bệnh nhân về vấn đề này để có các phương án can thiệp kịp thời.

Người bệnh cũng có thể liên hệ với cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm trong trường hợp chờ đợi quá lâu mà chưa nhận được kết quả hoặc cần được giải đáp thắc mắc về việc tầm soát.

3. Đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Đối với từng loại xét nghiệm mà việc đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung cho ra những chẩn đoán, chỉ định và hướng điều trị khác nhau. Trong đó tầm soát ung thư bằng cả 2 xét nghiệm HPV ADN và PAP sẽ cho kết quả chính xác cao đồng thời có giá trị an toàn trong vòng 5 năm.

3.1. Nếu chỉ làm xét nghiệm HPV ADN

Phương pháp tầm soát bằng xét nghiệm HPV qua việc phân tích ADN từ mẫu tế bào có thể nhận biết được bạn có đang mắc các chủng virus HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung hay không. Đối với những chủng nguy cơ cao gây bệnh, virus có thể xâm nhập và làm biến đổi tế bào cổ tử cung, theo thời gian điều này có thể dẫn đến bệnh lý ác tính.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm HPV đều tiến triển thành ung thư cổ tử cung do đó xét nghiệm HPV chỉ mang tính chất giúp nhận biết những người nguy cơ cao mắc bệnh. Với phương pháp này nữ giới cần tầm soát định kỳ 3 năm nếu như kết quả âm tính với virus HPV.

Khi đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung, các trường hợp có thể xảy ra bao gồm:

  • Không phát hiện chủng virus HPV gây bệnh: Không phải là trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh nên sẽ không cần làm các xét nghiệm kiểm tra tiếp theo.
  • Phát hiện virus HPV gây bệnh: Đây là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung do đó cần được kiểm tra sự thay đổi ở tế bào bằng xét nghiệm phết tế bào âm đạo.

3.2. Nếu chỉ xét nghiệm phết tế bào âm đạo

Đây là xét nghiệm cho thấy việc tế bào cổ tử cung của người bệnh có các bất thường hay không. Do đó, việc đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung cho thấy những biến đổi của tế bào – PAP dương tính, người bệnh cần được thực hiện nội soi cổ tử cung để chẩn đoán chính xác bệnh.

Ngược lại, với kết quả âm tính với PAP, người bệnh không mắc ung thư cổ tử cung và có thể an toàn trong vòng 2 năm.

3.3. Nếu thực hiện xét nghiệm HPV ADN và phết tế bào âm đạo

Khi thực hiện cả 2 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn sẽ có kết quả chính xác nhất về khả năng mắc bệnh của mình. Việc đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể cho ra những trường hợp sau:

  • HPV âm tính và xét nghiệm tế bào âm đạo bình thường: 

Điều này cho thấy bạn không nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, bạn có thể tầm soát định kỳ lần tiếp theo sau 5 năm – thời gian này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các chuyên gia trong ngành.

  • Dương tính với HPV nhưng không tìm thấy bất thường ở tế bào: 

Điều này nghĩa là bạn chưa mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, việc tìm thấy sự tồn tại của virus HPV cho thấy bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, người bệnh cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn và điều trị HPV theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay, tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa đã có thuốc điều trị HPV bằng cách xịt vào cổ tử cung để ngăn chặn sự phát triển của virus đối với những người có kết quả dương tính.

  • Âm tính với HPV và có sự thay đổi về tế bào âm đạo: 

Với trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng mình mắc ung thư cổ tử cung. Mặc dù có sự bất thường của các tế bào nhưng những tổn thương này cũng có thể trở lại bình thường sau khi được điều trị.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên chủ quan với việc khám và điều trị bệnh bởi những bất thường này vẫn có thể dẫn đến sự tiến triển ác tính.

  • Dương tính với HPV và có sự thay đổi về tế bào: 

Những bất thường này cho thấy nữ giới có khả năng mắc bệnh tương đối cao. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân đi soi cổ tử cung và làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung

4. Một số vấn đề liên quan đến kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Đôi khi việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có thể gặp những sai sót dẫn đến việc kết quả không chính xác. Do đó, bạn có thể được cơ sở y tế thông báo cần làm lại xét nghiệm tầm soát vì một số lý do như:

  • Mẫu bệnh phẩm được lấy không chính xác, không lấy được tế bào tại cổ tử cung do thiết bị lấy mẫu không được phê duyệt để thực hiện.
  • Mẫu bệnh phẩm không chứa đủ số lượng tế bào cần thiết.
  • Mẫu bệnh phẩm có lẫn máu hoặc chất bôi trơn âm đạo.
  • Nhầm kết quả do mẫu bệnh phẩm bị dán sai nhãn.
  • Xét nghiệm không thấy rõ hoặc không nhìn thấy đầy đủ tế bào cổ tử cung.

Đối với tất cả các trường hợp trên, cơ sở y tế sẽ liên hệ lại và yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm một lần nữa. Thông thường, người bệnh sẽ thực hiện lại xét nghiệm tầm soát sau khoảng 3 tháng.

5. Lời khuyên từ bác sĩ

Nữ giới nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tại những cơ sở có chuyên môn cao và thiết bị tân tiến, đảm bảo về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn để có kết quả tốt nhất và tránh lây nhiễm không đáng có trong quá trình xét nghiệm.

Lưu ý, để đọc kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn cần có sự tham gia của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh cũng như xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, hãy tham gia group “Hỏi đáp bệnh phụ khoa” tại đây để được bác sĩ giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ