Hướng dẫn cách trao đổi với chồng khi bị nhiễm virut HPV

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bản thân phát hiện bị nhiễm virut HPV nhưng chưa biết cách để trao đổi với chồng mà không gây căng thẳng. Cùng tham khảo bài viết

Chị em phát hiện mình bị nhiễm virut HPV nhưng chưa biết trao đổi với chồng những nội dung gì và làm thế nào để giao tiếp một cách thoải mái với chồng mà không gây căng thẳng. Cùng tham khảo lời khuyên của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Human Papillomavirus, hay còn được biết đến với tên gọi là HPV, là một loại virus phổ biến có thể lây nhiễm cho bất kì ai, bao gồm cả những người đã kết hôn hoặc đang ở trong một mối quan hệ có một bạn tình duy nhất.

Nhiễm virut HPV có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, từ các biểu hiện ngoài da như mụn, nốt, sần sùi hay những bệnh lây truyền qua đường tình dục, đến những bệnh nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và ung thư vòm họng.

Virut HPV có thể được truyền qua tiếp xúc qua da hay các hoạt động tình dục. Phần lớn những người đã trải qua các hoạt động tình dục đều có thể gặp phải tình trạng này mà hầu hết không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của viêm nhiễm.

Vậy nếu chị em phát hiện ra mình bị nhiễm virut HPV, liệu đó có phải là “dấu chấm hết” cho mối quan hệ tình cảm không? Chị em có tự hỏi liệu mình có phải thông báo cho chồng mình và làm thế nào để làm điều đó? Đừng nản lòng, bài viết dưới đây có thể giúp mọi người vượt qua tình huống khó khăn này theo từng bước.

1. Hiểu rõ về tình trạng nhiễm virut HPV của bản thân

Trên hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân, việc dành thời gian tìm hiểu về loại HPV mà bản thân đang nhiễm, cũng như nguy cơ mắc bệnh liên quan, là vô cùng quan trọng.

Một trong những bước quan trọng đầu tiên là xác định bản thân mình nhiễm virut HPV loại nào. Việc hiểu biết về loại HPV mình đang nhiễm giúp ích cho quá trình điều trị, đánh giá nguy cơ, phòng tránh và kiểm soát sự lây truyền HPV cho bạn tình và cộng đồng.

Các tuýp HPV phổ biến gây bệnh
Các tuýp HPV phổ biến gây bệnh

Có hơn 150 loại HPV khác nhau, trong đó một số loại có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các loại HPV có thể được phân thành 2 loại như sau

  • HPV nguy cơ cao: phổ biến trong nhóm này là loại HPV 16 và HPV 18. Nhóm HPV này là nguyên nhân gây ra các loại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư vòm họng.
  • HPV nguy cơ thấp: trong đó loại HPV 6 và HPV 11 là hay gặp nhất, chủ yếu gây ra các vấn đề ngoài da như mụn nước hay u nhú, có thể xuất hiện trên các bộ phận sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà, nhưng thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.

Đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán nhiễm virut HPV, cần phải nhận thức về các rủi ro có thể xảy ra, trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ tiến triển thành các loại ung thư.

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt tình dục trước đó và các triệu chứng nhiễm HPV nếu có, sau đó tiến hành khám phụ khoa cho chị em hoặc tiến hành xét nghiệm liên quan tới HPV để đánh giá thêm. Chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đáng tin cậy nếu có bất kì câu hỏi chưa được giải đáp về nhiễm virut HPV.

Chị em bị nhiễm virut HPV cũng cần có những lưu ý đặc biệt cho chồng hoặc đối tác tình dục của mình. Vì các chủ đề nhạy cảm như HPV có thể gây căng thẳng giữa các cặp vợ chồng, chị em nên kiểm tra thông tin mình có được với bác sĩ và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với “nửa kia” của mình.

2. Không nên có cảm giác mình có lỗi hay nghi ngờ

Nhiễm virut HPV rất phổ biến, bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi chỉ có một bạn tình. Điều này không có nghĩa là chị em đã làm bất cứ điều gì không chung thủy với đối tác của mình hoặc ngược lại.

Không nên cảm thấy bản thân có lỗi hay nghi ngờ bạn tình khi bị nhiễm virut HPV
Không nên cảm thấy bản thân có lỗi hay nghi ngờ bạn tình khi bị nhiễm virut HPV

Một người có thể mang HPV trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, một thời gian dài mới biểu hiện các tổn thương do virus như mụn trên bề mặt cơ quan sinh dục, niêm mạc miệng hoặc họng, hay thậm chí tiến triển thành ung thư.

Chị em được khuyến khích chia sẻ thông tin về tình trạng nhiễm virut HPV của mình với đối tác tình dục. Việc chia sẻ thông tin là quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai và cùng tìm cách đối phó với vấn đề một cách cởi mở và chung thủy.

3. Lựa chọn thời điểm thích hợp để chia sẻ

Chìa khóa cho một mối quan hệ tình cảm lâu dài là luôn luôn giao tiếp cởi mở và thành thật. Thường thì khi chị em phát hiện bản thân mình nhiễm virut HPV, chị em sẽ cảm thấy bất an, lo lắng và bối rối lúc ban đầu.

Sau khi đã tìm hiểu được đầy đủ thông tin chính xác về HPV cũng như chuẩn bị được cho mình tâm lý ổn định, chị em hãy sắp xếp thời gian phù hợp để giao tiếp với bạn tình về vấn đề này. Bạn cần chuẩn bị một không gian yên tĩnh và riêng tư để việc thảo luận trực tiếp có thể diễn ra thoải mái nhất.

Lựa chọn một không gian thoải mái và yên tĩnh để chia sẻ
Lựa chọn một không gian thoải mái và yên tĩnh để chia sẻ

Nếu lo lắng về phản ứng của chồng, chị em có thể đề nghị anh ấy cùng gặp bác sĩ cùng trong những lần tái khám tiếp theo. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin chi tiết và định hình lại những lo ngại của cả hai.

4. Thông báo về kế hoạch điều trị HPV và những lưu ý

Sau cuộc trò chuyện với chồng, nếu anh ấy đồng ý, chị em có thể xem xét lên lịch một cuộc hẹn để cùng họ đi gặp bác sĩ để được giải đáp kỹ hơn về tình trạng nhiễm virut HPV của bản thân cũng như kế hoạch điều trị HPV. Việc này có thể làm giảm bớt căng thẳng và lo lắng không cần thiết trong mối quan hệ.

4.1. Vợ bị nhiễm virut HPV, chồng có cần đi kiểm tra không?

Thông thường thì việc kiểm tra là không cần thiết. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu chồng cùng kiểm tra, cho nên quyết định người chồng có kiểm tra hay không phụ thuộc vào thăm khám của bác sĩ.

4.2. Khi nào chồng cần đi kiểm tra?

Hiện nay, chuyên gia không khuyến nghị thực hiện làm xét nghiệm HPV cho nam giới. Việc HPV gây ra ung thư ở nam giới là hiếm. Tuy nhiên nếu anh ấy hút thuốc hay quan hệ tình dục bằng miệng có thể có nguy cơ cao hơn một chút mắc ung thư vòm họng, nhưng cũng chưa cần thiết thực hiện các xét nghiệm trừ khi họ có các triệu chứng như thay đổi giọng nói, khó nuốt hoặc đau họng và ho kéo dài.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người chồng làm xét nghiệm HPV nếu anh ấy các triệu chứng liên quan đến HPV như mụn nước, nốt sần và có thể đề xuất xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các triệu chứng liên quan đến HPV nam giới cần để ý
Các triệu chứng liên quan đến HPV nam giới cần để ý

4.3. Chồng có cần điều trị cùng không?

Điều trị ở người chồng sẽ được quyết định dựa trên chẩn đoán nhiễm virut HPV và các nguy cơ tiến triển kèm theo.

4.4. Vợ bị nhiễm virut HPV có quan hệ vợ chồng được không?

Trong hầu hết các trường hợp, việc quan hệ tình dục nếu người vợ bị nhiễm không có nguy cơ cao khiến chồng cũng bị nhiễm. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su vẫn là một phương pháp an toàn và được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe của cả hai.

4.5. Chăm sóc người vợ bị nhiễm virut HPV cần những gì?

Điều cần thiết nhất là hỗ trợ và động viên chị em trong quá trình điều trị và theo dõi sức khỏe. Đồng thời, đảm bảo hai vợ chồng tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể về cách chăm sóc và điều trị đúng cách tình trạng này cho chị em.

5. Sống chung với HPV

Chủ đề về HPV có thể gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ tình cảm. May mắn thay, đa số các trường hợp nhiễm virut HPV có thể tự khỏi, đó là lý do tại sao việc hiểu biết về việc sống chung với HPV rất quan trọng.

Đầu tiên, việc hiểu biết về loại HPV bạn đang nhiễm và nguy cơ gây bệnh của nó rất cần thiết, đặc biệt nếu chị em nhiễm loại HPV 16 và HPV 18, đây là nhóm nguy cơ cao gây bệnh ung thư cổ tử cung. Khi này, chị em cần được tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nếu phụ nữ hoặc bạn tình đang gặp các triệu chứng liên quan đến HPV, điều trị triệu chứng là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành bệnh. Chị em cũng như người chồng có thể được đề xuất tiêm phòng HPV để ngăn chặn việc nhiễm virut HPV sau này. Ngoài ra, thăm khám phụ khoa và nha khoa định kỳ được khuyến nghị để sàng lọc các triệu chứng liên quan đến HPV.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho rằng, trong cuộc trò chuyện với chồng, nếu anh ấy buồn bã hoặc cảm thấy tức giận về kết quả chẩn đoán thì đó là chuyện bình thường. Trước tiên chị em cần trấn an bản thân rằng mình không làm gì sai, việc mình trao đổi với chồng là điều cần thiết và điều cần làm là cho anh ấy thời gian tiếp nhận thông tin. Sau đó hãy cùng anh ấy tới phòng khám để được bác sĩ tư vấn kĩ càng nhất.

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ