Chậm kinh 5 ngày có sao không? Cách chẩn đoán và điều trị

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh 5 ngày có làm sao không? Tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn và người thân.

Chậm kinh 5 ngày chính là vấn đề khá “đau đầu” với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chậm kinh không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng chậm kinh cũng như cách điều trị chậm kinh.

1. Hiểu đúng về chậm kinh 5 ngày

Chậm kinh 5 ngày là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, sinh sản và tiền mãn kinh. Dấu hiệu dễ nhận thấy chính là khi đến ngày hành kinh được năm ngày nhưng vẫn chưa thấy có kinh nguyệt. 

Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi môi trường sống, mất cân bằng nội tiết tố hoặc có thể là dấu hiệu đang mang thai. Điều này cũng là dấu hiệu đáng cảnh báo về tình trạng sức khỏe ở phụ nữ. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh như: 

  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ dao động từ 28 – 35 ngày. Vì vậy, trễ kinh 5 ngày có thể nằm trong giới hạn cho phép nhất là đối với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.
  • Căng thẳng: Căng thẳng do công việc hoặc học tập có thể ảnh hưởng đến các hormone điều hoà kinh nguyệt, dẫn đến chậm kinh. 
  • Sinh hoạt không điều độ: Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Sử dụng nhiều loại thuốc: Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc giảm cân,… có thể gây ra tác dụng phụ, dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em phụ nữ. 
  • Mang thai: Đây là nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất ở chị em phụ nữ nếu đã quan hệ tình dục không an toàn. 

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh, chị em phụ nữ nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Vậy thì trễ kinh 5 ngày có nguy hiểm không?

2. Chậm kinh 5 ngày có phải mang thai không?

Nếu bạn chậm kinh 5 ngày và đã có quan hệ tình dục không an toàn, đây có thể là dấu hiệu đang mang thai. Tuy nhiên, để xác định rõ tình trạng có mang thai hay không, chị em nên mua que thử thai để kiểm tra chắc chắn về tình trạng này. 

Bên cạnh đó, để yên tâm về tình trạng sức khỏe, bạn hãy đến thăm khám ở các bác sĩ gần nhất để tiến hành các xét nghiệm, siêu âm, từ đó sẽ có nhận định chính xác về tình trạng mang thai. 

3. Chậm kinh 5 ngày có nguy hiểm không?

Tình trạng trễ kinh có thể khiến chị em phụ nữ dễ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng và hoang mang. Nhưng liệu chậm kinh 5 ngày có nguy hiểm không

Một số trường hợp chậm kinh 5 ngày là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, như: 

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Mất cân bằng hormone sinh sản, đặc biệt là estrogen và progesterone có thể gây chậm kinh. Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết như suy buồng trứng sớm, cường giáp, suy giáp,…
  • Vấn đề về tử cung: Một số bệnh lý tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung,… có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến chậm kinh.
Chậm kinh 5 ngày dẫn đến các vấn đề về tử cung
Chậm kinh 5 ngày dẫn đến các vấn đề về tử cung
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Buồng trứng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone sinh sản và điều hòa kinh nguyệt. Chậm kinh gây nên các vấn đề về buồng trứng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u nang buồng trứng,…  
  • Mang thai ngoài ý muốn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở phụ nữ nếu quan hệ tình dục không an toàn.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Một số bệnh lý khác như tiểu đường, béo phì, rối loạn ăn uống,… cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Chị em phụ nữ cần lưu ý theo dõi thật kỹ chu kỳ kinh nguyệt của mình thường kéo dài bao lâu, lượng máu và màu sắc như thế nào,… để phát hiện sớm tình trạng và nguyên nhân chậm kinh. Từ đó, bạn có thể đưa ra giải pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. 

4. Cách chẩn đoán chậm kinh

Khi đến thăm khám bác sĩ, để chẩn đoán được nguyên nhân gây chậm kinh 5 ngày, các bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước như sau:

  • Thăm hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử kinh nguyệt, bao gồm các thông tin như thời gian bắt đầu chu kỳ kinh, độ dài chu kỳ, lượng kinh, các triệu chứng bất thường,… Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tiền sử mang thai, sử dụng thuốc, thay đổi lối sống,… cũng sẽ được đề cập.
  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ quan sinh sản của bạn để phát hiện các bất thường như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung,…
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng ống chuyên dụng có gắn camera để quan sát rõ bên trong của tử cung, nhờ đó có thể phát hiện sớm các nguyên nhân lạ, gây chảy máu bất thường. 
  • Khám sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy một mẫu nhỏ ở niêm mạc tử cung và xác định tình trạng của nội mạc tử cung cùng các tế bào tiền ung thư khác. 
  • Kiểm tra thêm một số xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh,… để dễ dàng chẩn đoán các bệnh lý có liên quan. 

5. Cách điều trị chậm kinh

Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây chậm kinh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Rối loạn nội tiết tố: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hormone để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các vấn đề về tử cung: Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác.
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Kê đơn thuốc hoặc chỉ định các phương pháp điều trị khác như thụ tinh nhân tạo,…
  • Mang thai: Nếu bạn mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn về các lựa chọn thai sản.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Bác sĩ sẽ điều trị các bệnh lý tiềm ẩn theo phương pháp phù hợp.
Cách điều trị chậm kinh 5 ngày
Cách điều trị chậm kinh 5 ngày

6. Làm gì để kinh nguyệt đều?

Ai cũng muốn một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Vì thế, chị em bị chậm kinh nói chung và chậm kinh 5 ngày nói riêng nên thường xuyên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh và khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, nên cân nhắc sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp để đảm bảo tránh các bệnh phụ khoa.

Bên cạnh đó, chị em nên luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học. Đặc biệt, tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích có hại cho sức khoẻ như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…

Hơn hết, tình trạng thừa hoặc thiếu cân cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, chị em nên ăn uống cân đối các dưỡng chất để giữ mức cân nặng hợp lý, không quá mập cũng không quá ốm.

Chị em cũng nên thường xuyên thăm khám bác sĩ 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề không mong muốn của sức khỏe, tránh dẫn đến tình trạng xấu nhất về sức khỏe phụ khoa.

Hy vọng, những thông tin ở trên đã giải đáp được thắc mắc cho chị em phụ nữ về vấn đề “chậm kinh 5 ngày có sao không?”. Tóm lại, chị em bị chậm kinh 5 ngày cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu cần tư vấn riêng với bác sĩ liên hệ với phòng khám qua địa chỉ Zalo:

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ