Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung. Sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, hợp tử di chuyển về tử cung. Quá trình này thường mất khoảng 3 – 4 ngày.

Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung? Đây chính là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy thì quá trình này sẽ diễn ra trong bao lâu? Cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy giải đáp các thắc mắc này nhé!

1. Quá trình hình thành bào thai

Sự hình thành bào thai là một hành trình đầy kỳ diệu, bắt đầu từ khi một tế bào trứng được thụ tinh bởi một tế bào tinh trùng cho đến khi phát triển thành một em bé hoàn chỉnh. 

Vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên trong cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra hormone FSH, giúp đánh thức trứng phát triển. Sau đó, 1 trứng sẽ bắt đầu chín và tiết ra hormone estrogen để làm dày niêm mạc tử cung. Đến tầm ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, vùng tuyến yên sẽ tiết ra hormone LH để giúp rụng trứng. 

Sau khi rụng trứng, các nang trứng còn lại sẽ tiết ra hormone progesterone làm tăng tiết dịch và làm dày thành tử cung. Nếu tinh trùng có cơ hội được vào âm đạo ở thời điểm này, chúng sẽ di chuyển đến cổ tử cung, vòi trứng để gặp trứng và thụ tinh. 

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào vòi tử cung để làm tổ. Quá trình làm tổ gồm: 

  • Di chuyển của hợp tử: Sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, hợp tử di chuyển về tử cung. Quá trình này thường mất khoảng 3 – 4 ngày.
  • Phân chia tế bào: Trên đường di chuyển, hợp tử liên tục phân chia thành nhiều tế bào nhỏ hơn, tạo thành phôi nang.
  • Bám vào niêm mạc tử cung: Khi phôi nang đến tử cung, nó sẽ bám vào niêm mạc tử cung. Quá trình này thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 6-8 sau khi thụ tinh.
  • Tạo ra nhau thai: Khi phôi nang bám vào niêm mạc tử cung, các tế bào của nó sẽ bắt đầu phát triển thành nhau thai. Nhau thai là cơ quan giúp cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, đồng thời loại bỏ các chất thải.

2. Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung?

Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những ai đang trong độ tuổi sinh sản.

Đối với các chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, hiện tượng chậm kinh là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết dấu hiệu chậm kinh mang thai. Sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng sẽ di chuyển vào trong âm đạo và kết hợp với trứng để tiến hành quá trình thụ thai. 

Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ mất từ 7 – 8 ngày. Như vậy, sau khi quan hệ tình dục khoảng 1 tuần, trứng sẽ thụ tinh và bám vào tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc, chậm kinh khoảng 7 – 10 ngày, bạn đã có thể kiểm tra xem mình có phải chậm kinh mang thai không?

Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung?
Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung?

Bên cạnh đó, với các chị em phụ nữ có cổ tử cung thấp, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra chậm hơn. Nếu phát hiện mình có cổ tử cung thấp, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, vì trường hợp này sẽ có nguy cơ sảy thai rất cao. 

Hơn hết nữa, cơ địa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến chậm kinh bao lâu thai vào tử cung. Những chị em có sức khỏe tốt thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra thuận tiện hơn. 

Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho tất cả mọi người. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần lắng nghe cơ thể mình và sử dụng các biện pháp phòng ngừa mang thai nếu bạn chưa thực sự muốn có con.

3. Dấu hiệu thai vào tử cung thành công

Khi trứng được thụ tinh và di chuyển đến tử cung, giai đoạn quan trọng tiếp theo là sự làm tổ – bám víu vào niêm mạc tử cung để phát triển thành thai nhi. Ngoài việc xác định chậm kinh bao lâu thai vào tử cung, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu thường gặp báo hiệu thai đã vào tử cung thành công:

  • Chậm kinh mang thai

Dây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất cho thấy thai đã vào tử cung. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chậm từ 7 đến 10 ngày sau khi thụ tinh.

  • Ra máu báo thai

Khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ tinh, một số chị em phụ nữ có thể bị ra máu báo thai. Lượng máu thường sẽ ít, có màu nâu hoặc hồng nhạt và chỉ kéo dài trong vòng 1 – 2 ngày. Nếu lượng máu ra nhiều, máu có màu bất thường và kèm theo triệu chứng đau bụng, mệt mỏi,… thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung. 

  • Đau và căng tức ngực

Khi bào thai bắt đầu phát triển, ngực của người mẹ cũng sẽ thay đổi để chuẩn bị cho việc cho con bú. Ngực có thể căng tức, đau và nhạy cảm hơn.

  • Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là dấu hiệu phổ biến của thai nghén, thường sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 sau khi thụ tinh thành công.

  • Mệt mỏi

Khi mang thai, có thể người mẹ sẽ sản sinh ra hormone hCG. Do sự thay đổi nội tiết tố và cơ thể đang thích nghi với sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn bình thường.

  • Chuột rút

Mẹ bầu bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới có thể do sự giãn nở của tử cung để chứa thai nhi.

  • Đi tiểu thường xuyên

Do sự gia tăng lưu lượng máu và áp lực lên bàng quang, mẹ bầu có thể đi tiểu thường xuyên hơn.

4. Cách xác định thai đã vào tử cung

Trường hợp nghi ngờ chậm kinh mang thai, chị em phụ nữ vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi ngờ ở trên nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán có phải chậm kinh mang thai không. 

  • Túi thai sẽ được bao quanh bởi nội mạc tử cung
  • Phôi sẽ có đường kính < 4mm ở 0 – 6 tuần tuổi, sau đó phôi lớn rất nhanh từ 4 – 7 mm và khi thai đủ 10 tuần tuổi sẽ có kích thước 31 – 32 mm.
  • Khi 6 tuần tuổi, bạn nên đi siêu âm để xác định phôi thai và đo bằng đầu dò âm đạo

5. Cách giúp thai vào tử cung nhanh, an toàn

Quá trình thai vào tử cung (làm tổ) là giai đoạn quan trọng sau khi thụ tinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để giúp thai vào tử cung nhanh và an toàn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt, canxi,… Cung cấp đủ protein, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
  • Tập thể dục thường xuyên: giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình làm tổ của thai nhi. Chị em nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội,…
  • Giữ tinh thần thoải mái: căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố và cản trở quá trình làm tổ của thai nhi. Bạn hãy dành thời gian thư giãn, giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.
  • Ngủ đủ giấc: giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và hỗ trợ quá trình hình thành thai nhi. Bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Bổ sung axit folic: axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Chị em nên bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục bổ sung trong suốt thai kỳ.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe sinh sản:

  • Khám thai định kỳ: giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Xét nghiệm máu: có thể giúp kiểm tra nồng độ hormone, phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai.
  • Siêu âm: giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Khám sức khỏe định kỳ giúp xác định tình trạng mang thai
Khám sức khỏe định kỳ giúp xác định tình trạng mang thai

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp các thắc mắc về “Chậm kinh bao lâu thai vào tử cung”. Sau khi xuất hiện các dấu hiệu chậm kinh mang thai, bạn có thể kiểm tra hoặc thăm khám để xác định tình trạng mang thai của mình nhé!

Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khoẻ sinh sản, vui lòng đặt khám ngay, để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương tư vấn và giải đáp nhanh nhất!

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Kinh nguyệt ra ít có sao không?

    Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

    Thông tin kiến thức
    Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng độ tuổi

    Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị kịp thời. Vậy bao nhiêu tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

    Thông tin kiến thức
    Sarcoma tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

    Sarcoma tử cung là gì? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

    Thông tin kiến thức
    Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

    All in one
    Liên hệ