Chậm kinh khi cho con bú: Nguyên nhân và cách điều trị

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nguyên nhân chậm kinh khi cho con bú và cách khắc phục. Tìm hiểu cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khoa phụ 2, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Mẹ bỉm hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân trễ kinh khi cho con bú và cách khắc phục tình trạng chậm kinh khi cho con bú với BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương.

1. Nguyên nhân gây chậm kinh khi cho con bú

Sau khi sinh, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường sẽ có sự biến đổi. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sớm hơn ở những người không nuôi con bằng sữa mẹ, với khoảng 40% phụ nữ có kinh nguyệt trở lại vào tuần thứ 6 sau sinh, và phần lớn phụ nữ sẽ có lại kinh nguyệt từ tuần thứ 24 sau sinh. Có những trường hợp phụ nữ đã có kinh nguyệt trở lại nhưng sau đó lại bị vô kinh vài tháng trước khi chu kỳ ổn định như trước khi mang thai.

Nguyên nhân trễ kinh khi cho con bú là chất prolactin có trong sữa mẹ, có tác dụng làm kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn. Prolactin thay đổi hoạt động của hệ thống hạ đồi, buồng trứng và tuyến yên, làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian có kinh trở lại sau sinh ở mỗi người không giống nhau.

Chậm kinh khi cho con bú là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường
Chậm kinh khi cho con bú là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường

2. Trễ kinh khi cho con bú có nguy hiểm không?

Nhiều chị em thắc mắc rằng chậm kinh khi cho con bú có nguy hiểm không? Thì rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Phụ nữ sau sinh sẽ trải qua một số thay đổi về lượng nội tiết tố, đặc biệt là những mẹ bỉm đang cho con bú, vì nội tiết tố prolactin có trong sữa mẹ có tác dụng làm chậm kinh nguyệt.

Tuy nhiên, các bà mẹ không nên bỏ qua những dấu hiệu sau đây để tránh các bệnh phụ khoa cũng như mang thai ngoài ý muốn:

  • Các dấu hiệu bất thường vùng kín như ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi,…
  • Lượng máu kinh tăng lên cũng như đau bụng nhiều hơn trong những kỳ kinh nguyệt sau sinh.
  • Trong khi cho con bú, nếu muốn sử dụng các biện pháp tránh thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Xuất hiện chậm kinh sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã bình thường trở lại nhiều khả năng là do mang thai, nên đi khám sớm để được kiểm tra và chăm sóc kịp thời.
Dấu hiệu bất thường vùng kín cảnh báo mẹ nên đi khám để tránh các bệnh phụ khoa
Dấu hiệu bất thường vùng kín cảnh báo mẹ nên đi khám để tránh các bệnh phụ khoa

3. Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Việc cho con bú, tình trạng sức khỏe, lượng hormone và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau khi sinh. Trong đó, việc cho con bú là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự trở lại của kinh nguyệt.

Prolactin là hormon chủ yếu trong việc bài xuất sữa mẹ, làm tăng lượng sữa và cũng ngăn chặn sự rụng trứng, là nguyên nhân chậm kinh khi cho con bú. Nồng độ prolactin trong cơ thể phụ nữ ở mức cao trong suốt thời kỳ mang thai và ngay sau sinh, nhưng nếu không cho con bú hoặc hút sữa, nồng độ prolactin sẽ giảm. Nếu phụ nữ sau sinh không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sau khoảng 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian kinh nguyệt xuất hiện sẽ lâu hơn.

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể sẽ không có kinh nguyệt trong vòng 6 tháng sau sinh, thậm chí lâu hơn. Có một số trường hợp kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi mẹ đã cai sữa cho bé.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiết prolactin cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến hiện tượng chậm kinh khi cho con bú. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiết prolactin ở phụ nữ sau sinh, chủ yếu là làm giảm lượng prolactin:

  • Em bé ăn sữa ngoài: Nếu cho trẻ uống thêm sữa công thức giữa các lần bú, cơ thể mẹ sẽ tiết ít prolactin hơn.
  • Sử dụng ti giả: Việc lạm dụng ti giả trong những ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh sẽ làm trẻ không muốn ngậm vú mẹ và không kích thích mẹ tiết sữa, điều đó làm giảm lượng prolactin. 
  • Thuốc tránh thai có chứa estrogen: Sự mất cân bằng giữa estrogen và prolactin sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen sẽ làm giảm lượng sữa của mẹ.
  • Phẫu thuật ngực: Các phẫu thuật ngực gần núm vú hoặc quầng vú có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở đây, khiến tín hiệu tiết prolactin không được truyền lên não.
  • Các loại kem gây tê điều trị đau núm vú: Không chỉ khiến trẻ bị tê miệng, các loại kem này còn khiến các dây thần kinh không truyền tín hiệu lên não, làm prolactin không được giải phóng.
  • Các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… không chỉ làm giảm lượng prolactin được giải phóng mà còn gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Trầm cảm: Sau sinh là giai đoạn phụ nữ dễ bị trầm cảm, khiến cho lượng prolactin thấp hơn bình thường, do đó, gia đình cần trò chuyện và quan tâm đến phụ nữ sau sinh nhiều hơn.

4. Chậm kinh khi cho con bú có cần điều trị không?

Nhiều chị em băn khoăn liệu trễ kinh có cần điều trị không và khi nào cần đi khám bác sĩ? Bạn không cần quá lo lắng nếu gặp tình trạng chậm kinh khi cho con bú vì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. 

Sau khi sinh, nồng độ hormone trong cơ thể chưa thật sự ổn định và cần thời gian để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Đặc biệt, những người thường xuyên bị chậm kinh trước khi mang thai có khả năng tiếp tục bị chậm kinh sau sinh.

Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì nên đi khám sớm:

  • Lượng máu kinh nhiều bất thường, thường xuyên phải thay băng vệ sinh hoặc kèm theo những cơn đau bụng kinh dữ dội.
  • Bất thường vùng kín, cảm thấy ngứa ngáy, khí hư có màu bất thường, có mùi hôi, máu kinh vón cục, có màu đen, đau rát sau khi quan hệ,…
  • Bị chậm kinh đi kèm với đau tức ngực, chán ăn, dễ bị buồn nôn. Có thể chị em đã có thai trở lại, nên thử thai và đi khám sớm để chắc chắn hơn.

5. Cách cải thiện tình trạng chậm kinh khi cho con bú

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chậm kinh ở phụ nữ sau sinh. Nếu chị em đang cho con bú và nhận thấy mình bị chậm kinh thì không cần quá lo lắng và không cần làm gì cả, kinh nguyệt sẽ tự trở lại sau khi dừng cho trẻ bú. 

Tuy nhiên, nếu trẻ đã cai sữa mà bạn vẫn chưa có kinh, hãy thử một số biện pháp sau để cải thiện tình hình này:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh do mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho bản thân, cải thiện vấn đề chậm kinh khi cho con bú mà còn cho cả con. Vì vậy, mẹ bỉm là một trong những đối tượng dễ bị thiếu chất nhất. Việc này nếu không được cải thiện có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và sức khỏe phụ khoa. 

Mẹ bỉm nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Trứng, cá, sữa, thịt gà, thịt bò, rau xanh, hoa quả, các loại hạt,… Bên cạnh đó, chị em nên hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe như: Đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, bia, thuốc lá,…

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng chậm kinh khi cho con bú
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng chậm kinh khi cho con bú

Nghỉ ngơi hợp lý

Sau sinh là giai đoạn mà phụ nữ chịu nhiều áp lực từ việc chăm con, công việc đến sức khỏe suy giảm, mất ngủ. Vì vậy, nhiều chị em bị căng thẳng và thậm chí là trầm cảm sau sinh. Điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh. Chị em nên thư giãn bản thân, có thể nhờ người thân chăm con hộ một lúc để dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

Tăng cường vận động

Việc mang bầu khiến bạn khó vận động, rồi sau sinh lại bận rộn khiến nhiều người bỏ quên việc tập thể dục. Việc này diễn ra lâu ngày có thể là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết ở nhiều chị em, là nguyên nhân trễ kinh khi cho con bú. Nếu không có thời gian, chị em có thể tập vài động tác yoga nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả đáng kể.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chị em nếu gặp tình trạng chậm kinh khi cho con bú chưa cảm thấy yên tâm hoặc thấy có đi kèm một số triệu chứng bất thường sau sinh, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương tư vấn qua Hotline 0868555168 để được giải đáp và hỗ trợ thăm khám kịp thời.

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Khám chậm kinh – Phòng khám Siêu âm Chuyên khoa Sản Phụ khoa

Chị em nên đi khám chậm kinh với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, ở địa chỉ uy tín để điều trị dứt điểm. Điều này giúp bạn tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thông tin kiến thức
Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh?

Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có thể phòng ngừa được không?

Thông tin kiến thức
Rách màng trinh có bị chậm kinh không?

Rách màng trinh có bị chậm kinh không? Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc và điều trị chậm kinh hiệu quả, cùng những lời khuyên từ bác sĩ

Thông tin kiến thức
Tuổi dậy thì chậm kinh 2 tháng trở lên có sao không?

Tuổi dậy thì chậm kinh 2 tháng có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều hòa kinh nguyệt và biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bạn gái.

All in one
Liên hệ