Chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không – cho bố mẹ

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh ở tuổi dậy thì là rắc rối mà bạn nữ nào cũng có thể gặp. Bố mẹ cần hiểu đúng và trang bị những kiến thức để cùng con đối mặt với những vấn đề này.

Nhiều bạn nữ lo lắng khi đối mặt với chậm kinh ở tuổi dậy thì. Hiểu đúng về hiện tượng này, nguyên nhân và phương pháp điều trị sẽ giúp giải đáp được câu hỏi “chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không?” Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà con gái vào độ tuổi dậy thì sẽ trải qua. Hàng tháng, sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng (Estrogen và Progesterone), gây bong tróc lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con) sẽ tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. 

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo, thường là từ 28 – 30 ngày. Độ dài một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 3 đến 7 ngày.

Khi trong chu kỳ hành kinh, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu,.. là những cảm giác mà đa số bạn nữ sẽ gặp phải. Máu kinh nguyệt thường đỏ tươi, không đông, có mùi nồng và không có mùi tanh.

Bất cứ những biểu hiện bất thường nào về thời gian hành kinh, thời gian có kinh sớm hay trễ, số lượng máu kinh và tần suất đều là những rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể như: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ diễn ra dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường. Một chu kỳ bất thường sẽ kéo dài hơn 35 ngày hoặc ngắn dưới 21 ngày.
  • Số ngày hành kinh: Số ngày có kinh nguyệt không đều đặn. Chu kì có thể kéo dài hơn 7 ngày, hoặc ngắn dưới 2 ngày.
  • Số lượng máu kinh: Bạn gái có thể bị thiểu kinh (số lượng máu kinh nguyệt ít hơn bình thường) hoặc cường kinh (số lượng máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường).
Chậm kinh ở giai đoạn tuổi dậy thì có sao không?
Chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

2. Nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì

Hoạt động sinh lý chưa hoàn thiện ở lứa tuổi dậy thì là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì. Cụ thể như: 

  • Buồng trứng hoạt động chưa ổn định: Ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục – sinh sản, buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện và chưa hoạt động ổn định. Đây là lí do giải thích lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hay dài hơn bình thường.
  • Hormone nội tiết tố chưa hoàn thiện: Những hormone nội tiết tố như Estrogen hay Progesterone chưa được ổn định. Hormone này ảnh hưởng trực tiếp tới các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tâm lý bất ổn: Khi gặp các áp lực trong cuộc sống như học hành, thi cử, tình cảm, gia đình,… tâm lý của các bạn gái có thể trở nên bất ổn.
  • Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý: Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thức khuya, ngủ muộn,… là những thói quen ảnh hưởng không tốt tới chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì. 
  • Do bệnh phụ khoa: Mắc các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh ở tuổi dậy thì. Một số bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh về tử cung, buồng trứng… 
Chậm kinh ở giai đoạn tuổi dậy thì là nỗi lo lắng của các bạn nữ
Chậm kinh ở tuổi dậy thì là nỗi lo lắng của các bạn nữ

3. Chậm kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Trong khoảng các năm đầu của tuổi dậy thì, nhiều bạn nữ gặp phải tình trạng chậm kinh do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định. Buồng trứng có thể phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2 – 3 tháng buồng trứng mới phóng noãn. Những điều này dẫn tới hiện tượng chậm kinh, lượng kinh ít,..

Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp chậm kinh ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn trong quá trình phóng noãn và nội tiết tố. Vì vậy, các bạn gái không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng chậm kinh. 

Tuy nhiên, trong trường hợp chậm kinh kéo dài liên tục, xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dưới, ra máu kinh bất thường về màu sắc, tính chất, có mùi hôi thối, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị chậm kinh ở tuổi dậy thì

Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi là cách để giải quyết vấn đề chậm kinh ở tuổi dậy thì, cụ thể như:

  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê, bia rượu,…
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, tránh tình trạng mệt mỏi và stress kéo dài.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt không thụt rửa quá sâu trong âm đạo.
  • Thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng kín sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát. Bạn nữ cần lựa chọn quần lót phù hợp về kích thước, chất liệu vải. 
  • Vào những ngày hành kinh, bạn nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 tiếng/lần, vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng.
  • Khi có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh, cùng những biểu hiện khác lạ (như đau bụng dữ dội, mệt mỏi…), bạn nữ cần tới bệnh viện thăm khám ngay để có thể xác định được nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

5. Lời khuyên dành cho bố mẹ

Để cùng con gái bước vào tuổi dậy thì thoải mái và không phải lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, bố mẹ hãy lắng nghe và động viên con áp dụng những cách đơn giản sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại trái cây như táo, dứa,…
  • Tập yoga, rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên là cách hiệu quả để tăng cường lưu thông máu, cân bằng nội tiết tố cho cơ thể.
  • Các bậc phụ huynh nên cho trẻ bổ sung sắt, vitamin B hằng ngày như: cá, thịt bò, trứng sữa, rau củ quả,…
  • Làm việc căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành thêm nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện các hoạt động giải trí nhẹ nhàng.  
  • Áp lực trong cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Do đó, ba mẹ cần trò chuyện và cùng con giải quyết những vấn đề tâm lý trong cuộc sống.
  • Khi có vấn đề bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của trẻ ở tuổi dậy thì, ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Dù chậm kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường song nếu tình trạng này lặp lại liên tục, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Hy vọng bài viết này giúp các bậc phụ huynh và bạn gái giải đáp được câu hỏi: “chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không?” Để khắc phục tình trạng chậm kinh, bạn nữ cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân. 

Nếu cần tư vấn riêng với bác sĩ liên hệ với phòng khám qua địa chỉ Zalo:

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ