Máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Để nhận biết máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt, hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm để nhận biết sự bắt đầu của một thai kỳ. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về tình trạng này liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Hiện tượng xuất hiện 1 lượng máu âm đạo nhỏ có thể là dấu hiệu của việc mang thai, đến kỳ hoặc một số bất thường khác ở nữ giới. Tuy nhiên, một số đặc điểm tương đồng của máu báo thai và máu kinh nguyệt khiến cho nhiều người thường nhầm lẫn 2 tình trạng này với nhau.

Máu báo trong quá trình mang thai là hiện tượng phổ biến xuất hiện sau khi tạo thành phôi thai và đánh dấu cho sự bắt đầu của một thai kỳ.

Theo thống kê có từ 15-25% nữ giới gặp tình trạng này, đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường do sau khi được thụ tinh, thai di chuyển tới tử cung làm tổ có thể khiến niêm mạc xảy ra tổn thương nhỏ dẫn đến chảy máu.

Mặc dù khá giống với máu kinh nguyệt trong những ngày đầu chu kỳ. Tuy nhiên, 2 tình trạng này lại khác hẳn nhau về tính chất và ý nghĩa. Việc phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt có thể giúp nữ giới nhận biết và đưa ra quyết định về tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa máu báo trong thời kỳ mang thai và máu kinh nguyệt mà bạn có thể tham khảo:

 

Tiêu chíMáu báo thaiMáu kinh nguyệt
Đặc điểm máuThường là các đốm nhỏ, không lẫn máu cục, không có dịch nhầy nhưng có thể kèm theo dịch âm đạo.Thường lẫn với các cục máu đông và có dịch nhầy kèm theo.
Thời điểm ra máuThời điểm ra máu báo thai của mỗi người là khác nhau. Hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh từ 1-2 tuần và từ 2-7 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo.Máu kinh nguyệt thường xuất hiện hàng tháng. Thời điểm xuất hiện có thể dao động tùy thuộc vào chu kỳ của mỗi người, mỗi chu kỳ thường kéo dài từ 28-30 ngày.
Thời gian ra máuThời gian ra máu tương đối ngắn, chỉ kéo dài từ vài giờ đến 2 ngày.Thời gian ra máu kinh nguyệt dài hơn, từ 3-7 ngày với tùy từng người.
Màu sắc máuMàu hồng nhạt hoặc hồng nâu.Máu màu đỏ tươi hoặc sẫm màu.
Lượng máuSố lượng máu ra ít, có thể chỉ vài giọt thấm ra quần hoặc giấy sau khi đi vệ sinh.Số lượng nhiều, ồ ạt, thấm đẫm băng vệ sinh trong các ngày đầu và giảm dần sau đó.
Triệu chứng kèm theoKhông có nhiều biểu hiện kèm theo tuy nhiên một số trường hợp có ghi nhận các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng nhẹ, buồn nôn hay thèm ăn,..Khi đến kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, rối loạn tiêu hóa,…
Kết quả thử thaiCho kết quả dương tính tuy nhiên đối với que thử thai có thể cho kết quả 2 vạch hoặc 1 vạch tùy thuộc vào nồng độ HCG khi đó.Kết quả thử thai âm tính.

Để nhận biết đó có phải máu báo thai hay không cũng như xác định tình trạng mang thai của bản thân, nữ giới có thể sử dụng que thử thai hoặc kiểm tra tại các cơ sở y tế để kết quả chính xác nhất.

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

2. Máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt

Sau khi thai làm tổ tại tử cung, có thể xuất hiện máu báo hiệu cho sự bắt đầu của một thai kỳ và khi đó kinh nguyệt sẽ không còn xuất hiện nữa. Thời điểm xuất hiện của tình trạng này có thể gần với chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ do đó nhiều người sẽ thắc mắc máu báo thai ra trước hay sau kỳ kinh nguyệt.

Máu báo thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi thụ tinh, đây cũng đồng thời là thời gian dự kiến đến kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thời điểm xảy ra hiện tượng này cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người vậy nên khó có thể xác định được thời gian máu báo xuất hiện một cách chính xác.

Tuy nhiên nhiều trường hợp cho thấy máu báo có thai xuất hiện trước khi kỳ kinh nguyệt tiếp theo của nữ giới từ 2 đến 7 ngày, một số trường hợp có thể xuất hiện muộn hơn.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết ý nghĩa của việc ra máu âm đạo này là gì, ảnh hưởng tốt hay xấu đến sức khỏe nữ giới. Đối với việc xuất hiện máu âm đạo trước chu kỳ 1-2 ngày, đây có thể là máu kinh nguyệt tới sớm do một số thay đổi về hormon hoặc sức khỏe của người phụ nữ.

Tuy nhiên nếu như việc chảy máu xuất hiện đột ngột sau khi hết kỳ kinh nguyệt kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để xác định liệu đây có phải do các tình trạng bệnh lý gây nên không.

3. Lưu ý khi xuất hiện máu báo thai

Khi xuất hiện máu báo thai, điều quan trọng là phụ nữ cần biết chính xác tình trạng của mình và thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

Hãy kiểm tra đặc điểm ra máu, thời điểm máu báo thai ra trước hay sau chu kỳ kinh nguyệt cũng như các triệu chứng bất thường khác để nhận biết nếu việc ra máu âm đạo đó không phải máu báo có thai hay máu kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý vùng phụ khoa hoặc bất thường của thai nhi như sảy thai, mang thai ngoài tử cung

Do đó nữ giới cần tham khảo ý kiến của các y bác sĩ, không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xuất hiện máu báo có thai mà nữ giới cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Sử dụng que thử thai hoặc thử máu để phát hiện sớm tình trạng có thai hay không
  • Liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe sinh sản và xác định chính xác tình trạng của thai nhi.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nữ giới nên tránh các hoạt động nặng nhọc và căng thẳng để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, chất gây nguy hại đến thai nhi.
Hiện tượng ra máu báo thai
Hiện tượng ra máu báo thai

4. Ra máu báo thai nhưng que thử 1 vạch

Sau khi xuất hiện máu báo, nhiều chị em thử thai nhưng que chỉ xuất hiện 1 vach. Việc này có thể do khá nhiều nguyên nhân như:

  • Nồng độ HCG thấp: Máu báo thai thường xuất hiện khi thai mới vừa làm tổ, khi đó lượng HCG trong cơ thể nữ giới chưa tăng cao và có thể dẫn đến việc que thử chưa lên. Để khắc phục điều này, bạn có thể thử lại sau khi thấy chậm kinh hoặc thử máu để biết chính xác tình trạng có thai hay không.
  • Dùng que thử thai sai cách: Nên thử thai vào thời điểm sáng sớm khi nồng độ HCG cao nhất để cho kết quả chính xác và làm theo hướng dẫn sử dụng được khi trên bao bì của que test.
  • Ra máu do các nguyên nhân khác: Khi đã sử dụng đúng hướng dẫn mà que thử vẫn lên 1 vạch, nữ giới có thể nhầm lẫn giữa máu báo với máu kinh nguyệt hoặc một số bệnh lý phụ khoa khác gây nên việc ra máu âm đạo.

Việc xuất hiện máu báo thai không nhất thiết luôn là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, nhưng với những trường hợp que thử chỉ lên 1 vạch nữ giới vẫn cần phải được quan sát và theo dõi cẩn thận. Việc liên hệ với bác sĩ là quan trọng nhất để biết chính xác tình trạng hiện tại và đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi được bảo vệ.

Xác định tình trạng mang thai
Xác định tình trạng mang thai

5. Lời khuyên của bác sĩ

Để xác định máu báo thai, nữ giới nên chú ý quan sát tình trạng ra máu, số lượng, màu sắc cũng như thời gian máu chảy để có hướng xác định vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Đặc biệt, nếu quá 2 ngày mà máu vẫn chảy thì nữ giới nên chú ý vì đây có thể là hiện tượng sảy thai tự nhiên hoặc có thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cần được thăm khám và xử lý kịp thời.

Hãy liên hệ tại đây để được đặt khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ