Chậm kinh ra huyết trắng: Nguyên nhân và cách điều trị

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chậm kinh ra huyết trắng trong bài viết dưới đây. Đọc ngay!

Nhiều chị em thường lo lắng khi bị chậm kinh ra huyết trắng, không biết liệu mình có bị bệnh phụ khoa hay không. Vậy chậm kinh ra huyết trắng là gì? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây!

1. Chậm kinh ra huyết trắng có phải mang thai không?

Đối với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và thường xuyên không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ, việc chậm kinh ra huyết trắng rất có thể là dấu hiệu mang thai. Để chắc chắn rằng bản thân có đang mang thai không, chị em hãy chú ý một vài biểu hiện sau đây:

  • Khí hư ra nhiều hơn so với bình thường, loãng và có độ nhầy dính cao hơn.
  • Khí hư xuất hiện kèm theo ít máu màu hồng nhạt.

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm thường hay nhầm lẫn tình trạng này với biểu hiện sắp ra kinh. Do đó, nếu gặp phải các biểu hiện trên, bạn hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra xem bản thân có mang thai hay không. Nếu que hiện 2 vạch thì tức là đã mang thai. Còn nếu que hiện 1 vạch, rất có thể chị em đang mắc bệnh phụ khoa và cần đi khám bác sĩ.

Chậm kinh ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai
Chậm kinh ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai

2. Những nguyên nhân khác gây chậm kinh ra huyết trắng

Ngoài mang thai, tình trạng chậm kinh ra huyết trắng còn có thể do các nguyên nhân sau:

2.1. Chậm kinh ra huyết trắng do tác dụng phụ của thuốc

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm kinh và ra huyết trắng là do tác dụng phụ của thuốc. Những loại thuốc có tác động đến nội tiết tố của phụ nữ, khi sử dụng trong thời gian dài, có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn và khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em. 

Đặc biệt, các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc điều trị động kinh và thuốc tránh thai khẩn cấp thường dễ gây ra các tác dụng phụ liên quan đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và khí hư.

2.2. Rối loạn nội tiết tố gây trễ kinh và ra nhiều khí hư

Một yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết ra khí hư là các hormone sinh dục nữ. Khi lượng hormone này giảm sút sẽ gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em gặp tình trạng trễ kinh và tiết ra quá nhiều khí hư, vùng kín lúc nào cũng cảm thấy ẩm ướt do rối loạn nội tiết gây ra. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sát.

2.3. Chế độ sinh hoạt không khoa học, không hợp lý

Các chị em có cuộc sống nhiều áp lực, kèm theo thói quen ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý, sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Vì khi đó, các hormone nội tiết của cơ thể bị thay đổi thất thường. Đặc biệt, việc thức khuya kéo dài và không ngủ đủ giấc cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị trễ và ra nhiều khí hư hơn bình thường.

Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống gây rối loạn kinh nguyệt
Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống gây rối loạn kinh nguyệt

2.4. Tăng, giảm cân đột ngột ảnh hưởng kỳ kinh nguyệt

Đối với những chị em có cân nặng thay đổi đột ngột, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị chậm hơn bình thường, kèm theo một số tình trạng khác như tiết ra nhiều khí hư, rụng tóc, đau đầu, mệt mỏi. Vì giảm cân quá mức sẽ gây thiếu hụt calo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Nếu tăng cân quá nhanh, cơ thể sẽ sản xuất dư thừa hormone estrogen, gây ra tình trạng chậm kinh. 

2.5. Sử dụng chất kích thích khiến chậm kinh ra huyết trắng

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… nếu được hấp thu quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, những chất kích thích này còn có thể làm rối loạn chu kỳ kinh, khiến chu kỳ bị chậm hoặc có thể gây vô kinh. Nghiên trọng hơn, việc lạm dụng những chất kích thích này hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, gây ra vô sinh ở phụ nữ.

2.6. Mãn kinh sớm khiến huyết trắng ra nhiều

Tình trạng mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ sau khi đến độ tuổi 40. Tuy nhiên, một số chị em lại bị bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt  sẽ có những biểu hiện bất thường.

Cụ thể, một số chị em bị mãn kinh sớm có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt bị chậm lại, không đều đặn, hoặc trái lại, kinh nguyệt đến sớm hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể bị tiết ra nhiều khí hư trắng (còn gọi là huyết trắng).

Những biểu hiện này là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có sự thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. Chị em gặp phải vấn đề này cần được theo dõi và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe.

2.7. Chậm kinh ra huyết trắng do vận động quá sức

Một số người tự ý áp dụng những biện pháp cực đoan nhằm kiểm soát và giảm cân như nhịn ăn kéo dài hay vận động quá sức. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Đồng thời, việc này cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như chậm kinh ra khí hư bất thường .

2.8. Bệnh tuyến giáp khiến huyết trắng tiết nhiều, chậm kinh

Một số bệnh về tuyến giáp như rối loạn chức năng tuyến giáp là vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trưởng thành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt.

Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây ra rối loạn cân bằng nội tiết tố. Điều này tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lượng máu kinh cũng có thể thay đổi nhiều hơn hoặc ít hơn, gây cảm giác đau bụng khó chịu. 

Chị em cũng nên để ý các triệu chứng khác liên quan đến rối loạn tuyến giáp bao gồm: khí hư ra nhiều, dễ tăng cân, cảm thấy mệt mỏi, dễ cảm lạnh và lo lắng.

Bệnh tuyến giáp có thể gây chậm kinh ra huyết trắng
Bệnh tuyến giáp có thể gây chậm kinh ra huyết trắng

2.9. Bệnh phụ khoa khiến trễ kinh ra huyết trắng

Các bệnh phụ khoa cũng có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong dịch tiết âm đạo như tăng lượng tiết, thay đổi màu sắc và mùi hôi khó chịu. Điều này thường đi kèm với các rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt, như chậm kinh hoặc không đều.

Một số bệnh lý phụ khoa điển hình có thể gây ra những triệu chứng này bao gồm:

  • Viêm âm đạo: Tình trạng này khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy và rối loạn kinh nguyệt, huyết trắng có màu xanh hoặc vàng.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh lý này thường gây tăng tiết dịch âm đạo.
  • Polyp cổ tử cung (Polyp là một khối u nhỏ, có hình dạng như một núm hoặc một dải nhô lên từ một bề mặt mô tế bào): Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng huyết trắng ra nhiều, chảy máu bất thường vùng âm đạo và đau tức vùng bụng dưới.
  • Ung thư cổ tử cung: Đây là căn bệnh nguy hiểm, thường có các triệu chứng tương tự như rối loạn kinh nguyệt, huyết trắng ra nhiều và đau vùng bụng dưới, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn.

3.  Chậm kinh ra huyết trắng có nguy hiểm không?

Nếu chị em gặp tình trạng chậm kinh kèm huyết trắng trong khi đang mang thai, đây là một biểu hiện bình thường và không cần lo lắng. Nhưng nếu không mang thai, liệu trễ kinh ra huyết trắng có nguy hiểm không

Thực ra, nếu không mang thai, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe phụ khoa và cần được khám và điều trị kịp thời. Các vấn đề phụ khoa không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:

  • Gây vô sinh, hiếm muộn

Viêm nhiễm có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tình trạng chậm kinh kéo dài có thể dẫn đến mất kinh, vô kinh, khó có con hoặc thậm chí gây vô sinh.

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý

Chậm kinh kèm theo huyết trắng kéo dài có thể gây lo âu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hôn nhân. Ngoài ra, tình trạng này thường gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín làm cho chị em nóng nảy, stress.

Vì vậy, ngay khi gặp phải các triệu chứng chậm kinh ra khí hư bất thường mà không mang thai, chị em cần thăm khám y tế ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4. Cách cải thiện tình trạng chậm kinh ra huyết trắng

Tình trạng chậm kinh ra huyết trắng là vấn đề phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Để cải thiện tình hình một cách an toàn và hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Chị em hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, có độ pH trong khoảng từ 4 đến 6. Các dung dịch này sẽ không gây kích ứng và duy trì sự cân bằng pH tự nhiên của vùng kín. Bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chứa nhiều hoá chất tẩy rửa mạnh vì có thể gây tổn thương niêm mạc sinh dục. Bên cạnh đó, chị em tuyệt đối không thực hiện thụt rửa sâu để tránh làm tổn thương đến âm đạo.

  • Sử dụng các thảo dược có tác dụng cải thiện triệu chứng

Một số thảo dược như lá trầu không, trà xanh, ngải cứu có các tính chất kháng viêm, kháng khuẩn và khử mùi, giúp giảm triệu chứng ngứa rát và mùi hôi ở vùng kín. Các chị em có thể sử dụng các loại lá này dưới dạng xông hơi hoặc ngâm rửa vùng kín để đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ

Việc kiểm tra sức khoẻ sinh sản định kỳ rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng sức khoẻ, từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau, trái cây, thịt, cá sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chị em cũng nên hạn chế ăn các thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, gia vị cay nóng, vì chúng dễ gây mất cân bằng nội tiết tố. Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

  • Lựa chọn đồ lót phù hợp

Chị em nên chọn loại đồ lót có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp vùng kín luôn khô ráo và thoáng khí. Bạn nên tránh sử dụng các loại đồ lót bằng vải tổng hợp, vì chúng có thể gây kích ứng và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thể giúp cân bằng nội tiết tố và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách điều trị chậm kinh ra huyết trắng. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp phải những biểu hiện ở trên, hãy nhanh chóng gọi ngay đến Hotline 0868555168 để được các bác sĩ tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ