Chậm kinh sau hút thai: Nguyên nhân và hướng xử lý

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh sau hút thai là một vấn đề rất thường gặp sau khi phá thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Liệu chậm kinh sau hút thai có nguy hiểm không?

Chậm kinh sau hút thai tình trạng rất thường gặp. Sau phá thai, cơ thể cần thời gian để hồi phục chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biến chứng sau phá thai. Vậy chậm kinh sau hút thai do đâu và có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây chậm kinh sau hút thai

Thông thường, sau khi hút thai, kinh nguyệt sẽ quay lại trong thời gian từ khoảng 4 – 8 tuần. Hệ nội tiết tố lúc này mới hoạt động ổn định trở lại. Sau thời gian này, niêm mạc tử cung được tái tạo lại, buồng trứng hoạt động ổn định và một chu kỳ kinh bình thường sẽ quay lại. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cần thời gian nhiều hơn để ổn định lại chu kỳ.

Tại sao bị chậm kinh sau khi hút thai? 
Tại sao bị chậm kinh sau khi hút thai?

Có những trường hợp chậm kinh sau hút thai sau 2 tháng mà vẫn chưa thấy kinh trở lại, do một số nguyên nhân như sau: 

  • Rối loạn nội tiết tố sau phá thai: Phá thai gây ra mất cân bằng nội tiết tố, cơ thể chưa kịp thích nghi khiến nhiều chị em bị chậm kinh. Sau khi phá thai sẽ cần 4-8 tuần để phục hồi lại chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
  • Tử cung chưa hồi phục: Tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng từ quá trình phá thai khiến việc sản sinh niêm mạc tử cung cũng như rụng trứng bị thay đổi, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Dính lòng tử cung: Hậu quả của việc đi thăm khám tại các cơ sở y tế kém chất lượng. Khi bị dính lòng tử cung sẽ có một số triệu chứng như: Đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, có mùi tanh. Bên cạnh đó, cũng gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung, lòng tử cung ứ dịch hay băng huyết gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
  • Thưa kinh: Trước khi phá thai, nếu chị em bị thưa kinh, thì sau khi phá thai cũng dễ gặp lại tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh. Sau khi hút thai, bị chậm kinh từ 1 đến 2 tháng có thể coi là bình thường
  • Tâm lý bị ảnh hưởng: Phá thai là điều mà không người phụ nữ nào mong muốn thực hiện. Nên các chị em sẽ cần một thời gian để cân bằng lại tâm lý để có thể trở về cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, tình trạng chậm kinh sau hút thai cũng ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ như: 

  • Thay đổi nội tiết tố thay đổi dẫn đến mất cân bằng hormone trong cơ thể nên có thể dẫn tới hiện tượng mất kinh.
  • Do tâm lý lo sợ bị mất kinh, tâm lý bất ổn, không ổn định.
  • Biến chứng của việc hút thai không an toàn có thể tắc một phần hoặc toàn phần ống dẫn trứng, lúc đó người phụ nữ có nguy cơ bị vô sinh hay vùng kín bị viêm nhiễm. Do đó, các chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được tư vấn cụ thể và điều trị kịp thời.

2. Chậm kinh sau phá thai nguy hiểm không?

Nếu việc nạo hút thai được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, chu kỳ kinh nguyệt có thể bình thường sau 4 tuần. Tuy nhiên, tùy vào sinh lý của các bạn nữ, kỳ kinh có thể quay lại  từ 6 – 8 tuần do cần có thời gian để hồi phục thành nội mạc tử cung, cân bằng điều hòa lại nội tiết tố.

Có trường hợp kinh nguyệt trở lại rất muộn sau vài tháng. Nguyên nhân tình trạng này là do mất quá nhiều máu sau khi hút thai, cơ quan sinh dục bị tổn thương, có thể kèm theo tình trạng viêm nhiễm. Nếu nạo phá thai không đảm bảo an toàn, tử cung có thể bị dính hay hình thành mô sẹo. Đây cũng là nguyên nhân gây vô kinh sau phá thai. 

3. Làm gì khi bị chậm kinh sau phá thai?

Với những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề hút thai gây ra, bạn nữ nào cũng sẽ rất lo lắng. Vì vậy việc bổ sung kiến thức khi bị chậm kinh là điều rất cần thiết. Vậy các bạn nữ nên làm gì khi gặp tình trạng chậm kinh sau hút thai?

3.1. Tái khám

Sau khi phá thai, nếu bạn nữ có thể gặp những biểu hiện sau đây:

  • Sốt, ớn lạnh, rét run toàn thân;
  • Đau vùng bụng dưới;
  • Máu ra nhiều;
  • Ra nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu;
  • Trễ kinh 2-3 tháng.

Vậy để tránh gặp vướng mắc về vấn đề hút thai bị chậm kinh nguy hiểm không thì bạn nên đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa lành nghề để kịp thời có những phương pháp đề phòng biến chứng xấu có thể xảy ra.

3.2. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố rất quan trọng để phục hồi cơ thể sau khi phá thai. Chị em nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm chất quan trọng:

  • Thực phẩm chứa protein: Đây là nhóm thực phẩm giúp tái tạo tế bào máu mới mới, bù lại lượng máu đã mất khi phá thai. Các loại thịt như bò, heo, gà, các loại cá… giúp bổ sung protein và sắt.
  • Sữa: Sữa bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe và năng lượng cho cơ thể.
  • Rau củ và trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và trái cây nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố rất quan trọng để giải quyết tình trạng chậm kinh sau hút thai
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố rất quan trọng để giải quyết tình trạng chậm kinh sau hút thai

Bên cạnh đó, cũng có một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục như:

  • Đồ cay nóng: Thực phẩm cay nóng khiến cơ thể dễ bị nóng, làm gia tăng tình trạng ra máu âm đạo.
  • Đồ chiên rán, đồ ăn nhanh: Bạn không nên ăn nhiều vì những đồ ăn này gây khó tiêu và tăng cân.
  • Hải sản: Hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hải sản có tính hàn dễ gây băng huyết, đau bụng do đó bạn không nên ăn ngay sau khi phẫu thuật nạo thai. 
  • Rượu bia, chất kích thích: Đây là những thực phẩm rất không có lợi khi cơ thể cần hồi phục sức khỏe.

3.3. Nghỉ ngơi hợp lý

Sức đề kháng trong thời điểm sau phá thai cũng chưa ổn định khiến bạn dễ bị bệnh. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, hạn chế suy nghĩ, căng thẳng và stress để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

3.4. Đảm bảo vệ sinh

Sau khi phá thai, bạn cần vệ sinh vùng kín cẩn thận và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp tình trạng ra máu vùng âm đạo. Do đó, nên dùng băng vệ sinh và thay băng thường xuyên để tránh việc tích tụ vi khuẩn cũng như giữ vệ sinh vùng kín hiệu quả. 

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là cách bảo vệ bạn khỏi các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm sau phá thai
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là cách bảo vệ bạn khỏi các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm sau phá thai

Sau khi hút thai thì nội tiết tố và sức đề kháng của cơ thể lúc này khá yếu, dễ làm tăng khả năng mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, bạn nên rửa sạch vùng kín bằng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, không nên thụt rửa sâu vùng âm đạo. Ngoài ra, để đảm bảo việc hồi phục tử cung nhanh chóng, bạn nên quan hệ tình dục ít nhất  từ 2 đến 4 tuần sau khi phá thai. 

Chậm kinh sau hút thai một tình trạng rất dễ gặp đối với các chị em vừa trải qua phẫu thuật nạo thai. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn nữ hiểu thêm về nguyên nhân, cho vấn đề “hút thai bị chậm kinh nguy hiểm không?” cũng như phương pháp điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt. Chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý chính là một “phương thuốc” hiệu quả để giải quyết vấn đề chậm kinh sau hút thai. 

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai: 14 lưu ý mẹ bầu nào cũng cần biết

Nhiều mẹ bầu thắc mắc về siêu âm thai trong thai kỳ. Bài viết sẽ trả lời 14 câu hỏi về siêu âm thai giúp mẹ bầu hiểu rõ và tự tin thực hiện phương pháp.

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai lần đầu: 6 lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu

Nên đi siêu âm thai lần đầu khi nào? Xem ngay 6 lưu ý và quy trình siêu âm thai lần đầu trong bài viết này nhé.

Thông tin kiến thức
Siêu âm 4D: 13 điều cần biết cho mẹ bầu

Siêu âm 4D quan sát hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ. Tìm hiểu về siêu âm 4D, các chỉ số, khi nào nên làm và có nên siêu âm 4D nhiều không.

Thông tin kiến thức
Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo

Thai phụ bị rau tiền đạo khi bánh rau bám ở vùng cổ tử cung, có thể gây nguy hiểm khi sinh em bé. Tìm hiểu ngay thông tin chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo.

All in one
Liên hệ