Cơ quan sinh dục nữ và những điều giới trẻ cần biết

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Để có thể duy trì nòi giống con người sẽ phải thông qua quá trình sinh sản, cơ quan sinh dục nữ và nam đóng một vai trò quyết định trong quá trình này. Ngày nay, giới trẻ vẫn còn hiểu biết khá hạn hẹp về cơ quan sinh dục. Cùng tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nữ cùng với BSCK II sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan. 

1. Sinh sản là gì?

Sinh sản là quá trình sinh học của mọi sinh vật, trong đó các sinh vật sẽ tạo ra một hay nhiều sinh vật mới. Sinh sản ở sinh vật nói chung bao gồm 2 hình thức chính là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Ở loài người, chúng ta sẽ nói đến sinh sản hữu tính và cần thông qua quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng để hình thành phôi thai. Cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ là yếu tố bắt buộc phải có trong quá trình sinh sản của con người. 

2. Cơ quan sinh dục nữ là gì?

Cơ quan sinh dục nữ là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể của phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về phần này ta cần nắm rõ về cấu trúc sinh dục nữ chức năng của cơ quan sinh dục nữ, qua đó sẽ biết được cách chăm sóc và bảo vệ  bộ phận này tốt nhất. 

Hệ thống sinh dục nữ (hay cơ quan sinh dục nữ) là một hệ thống bao gồm nhiều các bộ phận của phụ nữ đảm nhận các chức năng chính của quá trình sinh sản như có kinh nguyệt, quan hệ tình dục, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, hình thành phôi thai và mang thai.

3. Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?

Cấu tạo sinh dục nữ bao gồm 2 phần: Cơ quan sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài. 

3.1. Cơ quan sinh dục nữ bên ngoài

Chức năng của cơ quan sinh dục nữ bên ngoài bao gồm hai chức năng: Giúp tinh trùng thuận lợi khi đi vào bên trong tử cung trong quá trình thụ tinh và bảo vệ các cơ quan sinh dục nữ bên trong khỏi các vi sinh vật có hại. Các bộ phận cấu tạo sinh dụ nữ bên ngoài bao gồm:

– Môi lớn: Môi lớn bao bọc và bảo vệ các cơ quan sinh dục nữ bên ngoài khác. Bộ phận này có thể được so sánh tương đương với bìu ở nam giới. Môi lớn chứa rất nhiều các tuyến mồ hôi và tiết dầu. Khi nữ giới bắt đầu quá trình dậy thì, môi lớn sẽ bắt đầu được bao phủ bởi lông mu.

– Môi bé: Môi bé nằm ở ngay bên trong của hai môi lớn và bao xung quanh các lỗ vào của âm đạo (phần chuyển tiếp giữa phần dưới của tử cung với bên ngoài cơ thể) và lỗ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể).

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên ngoài
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên ngoài

– Tuyến Bartholin: Là các tuyến nằm dọc ở hai bên cạnh của cửa âm đạo và có vai trò tiết ra chất lỏng (chất nhầy) cho môi trường âm đạo.

– Âm vật: Hai môi bé gặp nhau tại âm vật, âm vật là một phần nhỏ nhô ra, bộ này này vô cùng nhạy cảm với sự kích thích và có thể cương cứng, có thể so sánh tương đương như dương vật ở nam giới. Âm vật được bao phủ ở bởi một nếp gấp da, gọi là nếp gấp âm vật, tương tự như bao quy đầu ở đoạn cuối dương vật trong cơ quan sinh dục nam. 

– Màng trinh : Màng trinh của cơ quan sinh dục nữ bên ngoài là một mảnh mô bao phủ toàn bộ hoặc bao xung quanh lỗ âm đạo của cơ quan sinh dục nữ. Nó được hình thành trong quá trình phát triển thai và được hình thành sau khi sinh ra. Màng trinh có rất nhiều hình thái (Ví dụ: màng trinh không lỗ thủng, màng trinh dạng vòng, màng trinh dạng sàng, màng trinh dạng vách, màng trinh đã rách sau quan hệ tình dục,…) và hình thái màng có thể khác nhau ở những người phụ nữ khác nhau.

3.2. Cơ quan sinh dục nữ bên trong

Cơ quan sinh dục nữ bên trong được nằm trong vùng khung chậu. Các bộ phận của cơ quan sinh dục bên trong bao gồm:

– Âm đạo : Âm đạo là một ống nối cổ tử cung (phần dưới của tử cung) với bên ngoài cơ thể. Nó còn được gọi là kênh sinh.

– Tử cung: Tử cung là một cơ quan rỗng hình quả lê, là nơi cư trú của thai nhi. Tử cung được chia thành hai phần: cổ tử cung và thân tử cung. Phần thân tử cung có thể phình to trong giai đoạn mang thai, phần cổ tử cung là đường vào cho tinh trùng sau giao hợp.

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong

– Buồng trứng: Buồng trứng là những tuyến nhỏ, hình bầu dục, nằm ở hai bên tử cung. Buồng trứng sản xuất trứng và hormone.

– Ống dẫn trứng: Đây là những ống hẹp được gắn vào phần trên của tử cung và đóng vai trò là đường hầm cho trứng (tế bào trứng) di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Trừng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc thành tử cung.   

4. Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?

4.1. Quá trình hình thành trứng và chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trải qua các thay đổi về nội tiết tố một cách lặp lại liên tục, mang tính chu kỳ trong khoảng một tháng. Với mỗi chu kỳ, hệ thống sinh sản của phụ nữ sẽ chuẩn bị cho sự mang thai thông qua các biến đổi về sinh lý và hormone (LH, FSH, estrogen, progesterone). 

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường trung bình kéo dài từ 28 đến 35 ngày và xảy ra theo các giai đoạn: giai đoạn hình thành nang noãn, giai đoạn rụng trứng (rụng trứng) và giai đoạn hoàng thể.

Mô tả chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới
Chức năng của cơ quan sinh dục nữ – Chu kỳ kinh nguyệt

– Giai đoạn hình thành nang trứng: Có bốn loại hormone chính tham gia và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: hormone FSH, hormone LH, hormone estrogen và progesterone. Giai đoạn hình thành nang trứng tương ứng với ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. 

Sự thay đổi về hormon FSH và LH kích thích phát triển nang trứng. Điều này được điều hòa bởi hormone estrogen giúp hạn chế việc nhiều nang trứng cùng phát triển. Trong quá trình nang trứng tiến triển, một trong số những nang trứng của buồng trứng sẽ chiếm ưu thế và sinh trưởng vượt trội hơn tất cả những nang còn lại. 

Nang trội này sẽ ức chế sự phát triển của tất cả các nang khác. Kết quả là chúng ngừng phát triển và tiêu biến hoặc cung cấp chất dinh dưỡng cho nang phát triển vượt trội. Nang chiếm ưu thế tiếp tục sản xuất ra hormone estrogen.

– Giai đoạn rụng trứng, hay rụng trứng: bắt đầu khoảng 14 ngày sau giai đoạn nang trứng phát triển. Giai đoạn rụng trứng là điểm giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Cũng trong giai đoạn này, số lượng và độ dày của chất nhầy do cổ tử cung (phần dưới của tử cung) tiết ra tăng lên. Nếu người phụ nữ giao hợp trong thời gian này, chất nhầy cổ tử cung đóng vai trò làm môi trường cho tinh trùng của người đàn ông, nuôi dưỡng nó và giúp nó di chuyển về phía trứng để thụ tinh.

– Kỳ kinh nguyệt xảy ra khi nang trứng rụng nhưng không xảy ra sự thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung không có sự làm tổ của phôi thai sẽ bong ra hình thành máu kinh nguyệt.

4.2. Giai đoạn thụ tinh và mang thai

Trong một chu kỳ hình thành nang noãn (trứng), niêm mạc tử cung dày, xốp và giàu mạch máu nuôi dưỡng tạo điều kiện làm tổ cho phôi. Nang trứng kết hợp với tinh trùng hình thành nên phôi, phôi sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung và bắt đầu phát triển.

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể sẽ không hình thành nang trứng, không rụng trứng. Vậy nên phụ nữ sẽ không hành kinh trong giai đoạn mang thai.

5. Những thay đổi trong tuổi dậy thì

Một trong những dấu hiệu của tuổi dậy thì là sự trưởng thành về mặt sinh dục và thể chất. Đây chính là kết quả của việc nội tiết tố thay đổi đột ngột. 

Ở độ tuổi này, cơ thể nữ giới sẽ trải qua một chuỗi những thay đổi lớn. Thông thường, nữ giới có tuổi dậy thì sớm hơn nam giới. Tùy vào đặc điểm thể chất và môi trường mà mỗi người sẽ trải qua giai đoạn dậy thì ở những khoảng thời gian và những biến đổi đa dạng khác nhau.

Cụ thể khi dậy thì cơ thể sẽ biến đổi và bắt đầu xuất hiện các đặc điểm đặc trưng cho giới tính nữ như sau:

– Sự thay đổi đầu tiên ở tuổi dậy thì là sự phát triển của vú bao gồm cả núm vú và quầng vú (là vòng tròn sẫm màu xung quanh núm vú). Cuối cùng, hai bầu vú sẽ to lên về kích thước một cách tròn trịa và đều đặn

– Những sợi lông mu đầu tiên mọc lên với đặc điểm là dài, mềm và mảnh tập trung ở một vùng nhỏ xung quanh bộ phận sinh dục. Sau đó, khi lông mu bắt đầu lan rộng thì sẽ trở nên sẫm màu và cứng hơn.

– Ngoài lông mu, các bộ phận khác như nách, chân hay thậm chí là tay cũng có thể mọc lông nhiều hơn ở tuổi dậy thì.

– Cơ thể nữ giới cũng phát triển nhanh về thể chất: tăng về chiều cao và cân nặng thậm chí hông cũng có thể rộng hơn. Cũng có thể có sự gia tăng mỡ ở mông, chân và bụng. Đây là những thay đổi bình thường có thể xảy ra ở tuổi dậy thì.

– Khi các hormone tăng lên, nữ giới có thể có làn da nhờn và đổ mồ hôi nhiều hơn. Đây là một điều bình thường ở giai đoạn dậy thì. Điều quan trọng là phải vệ sinh hàng ngày, kể cả da mặt. Mụn trứng cá cũng có thể phát triển.

Đây là độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt do cơ thể có sự thay đổi nồng độ các loại hormone hơn để sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sẽ bong ra qua âm đạo gây ra hiện tượng hành kinh.

6. Khi nào cần khám và tư vấn với bác sĩ

Các trường hợp cần đến thăm khám và tư vấn của bác sĩ:

Cơ quan sinh dục nữ phát triển sớm hoặc muộn so với độ tuổi.

– Kinh nguyệt không đều (kéo dài hoặc đến sớm)

– Mất kinh.

– Màu sắc, mùi kinh nguyệt bất thường (màu đen, mùi cá thối,…) 

– Đau bụng nặng trong kỳ kinh nguyệt.

– Ra máu bất thường (ra máu nhiều, ra máu giữa chu kỳ,…)

– Cơ quan sinh dục đau, ngứa, mùi khó chịu đều phải lưu ý (Cần quan tâm ở tất cả độ tuổi hay giai đoạn phát triển của trẻ em gái: trước hay sau độ tuổi dậy thì).

Ngày nay, phụ nữ và các trẻ em gái cần được cung cấp kiến thức và có sự hiểu biết nhất định về sức khỏe sinh sản cơ bản như cơ quan sinh dục nữ, cấu tạo sinh dục nữ và những bất thường dễ gặp trong hệ sinh dục để có thể bảo vệ bản thân và chăm sóc sức khỏe sinh sản ngay từ khi còn trẻ. Hãy liên hệ và yêu cầu được tư vấn bởi các bác sĩ uy tín để được hỗ trợ khi có các bất thường về hệ sinh dục.

(Liên hệ hotline hoặc đặt lịch để khám với bác sĩ)

Phòng khám chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa Nguyễn Đình Chiểu đứng đầu bởi BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa tuổi dậy thì, sau dậy thì; theo dõi và tư vấn sức khỏe sinh sản cho nhiều đối tượng. Để có thể đặt lịch khám, người bệnh có thể liên hệ theo số hotline: 0868.555.168

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Bế sản dịch sau sinh: 7 điều cần biết

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch tồn đọng lại ở tử cung, gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

All in one
Liên hệ