Có thể điều trị khỏi nấm Candida âm đạo không?

Có thể điều trị khỏi nấm Candida âm đạo không?

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nấm Candida là một nấm men gây nhiễm trùng một số cơ quan trong đó có âm đạo. Đây là căn bệnh phổ biến mà phụ nữ thường gặp phải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị nấm Candida âm đạo hiệu quả.

1. Nấm Candida âm đạo là gì?

Nấm Candida là một loại nấm gây nhiễm trùng ở nhiều vùng khác nhau trong cơ thể như da, miệng, máu và bộ phận sinh dục. Khi cơ thể khỏe mạnh và môi trường vùng kín cân bằng, nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng dẫn tới độ pH (chỉ số môi trường axit – bazơ) ở vùng kín thay đổi, nấm Candida có thể phát triển và gây nhiễm trùng âm đạo – cơ quan giống như một cái ống nối giữa bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong.

Nấm Candida có thể gây bệnh tại vùng âm đạo
Nấm Candida có thể gây bệnh tại vùng âm đạo

2. Dấu hiệu nhận biết bị nấm Candida âm đạo

Tùy thuộc vào mức độ gây bệnh cũng như vùng gây bệnh của nấm Candida mà các triệu chứng biểu hiện ra cũng khác nhau. Một số dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo thường gặp là:

  • Xuất hiện tình trạng đau, ngứa, rát và tấy đỏ vùng âm đạo. Đôi khi tình trạng ngứa và đau rát này còn lan đến tận lỗ hậu môn – đường thải phân của cơ thể.
  • Dịch âm đạo là dịch được tiết từ âm đạo và cổ tử cung. Bình thường, dịch này có màu trắng trong, tanh nhẹ và chỉ tiết một lượng nhỏ nhằm cân bằng độ pH trong âm đạo. Khi nhiễm nấm, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, biến đổi thành khí hư màu trắng đục, bám thành từng mảng dính vào thành âm đạo, có thể có mùi hôi khó chịu. 
  • Quan hệ tình dục có cảm giác đau đớn và khó khăn.
  • Âm hộ là cơ quan sinh dục tiếp xúc với bên ngoài. Khi nhiễm nấm, cơ quan này sẽ xuất hiện tình trạng viêm đỏ, sưng tấy.
  • Đi tiểu rắt và tiểu nhiều.

Đối với nam giới, khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo có thể gây viêm quy đầu. Lúc này, quy đầu – thuộc phần bên trên của dương vật (cơ quan sinh dục ngoài của nam giới) xuất hiện tình trạng đỏ, ngứa, kèm theo chất nhầy trắng. Thời gian biểu hiện triệu chứng chỉ vài phút hoặc vài giờ sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, sau khi vệ sinh sạch sẽ, nấm Candida có thể bị loại bỏ, làm cho bệnh tự hết.

Đau và ngứa rát vùng kín là một trong những dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo
Đau và ngứa rát vùng kín là một trong những dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo

3. Yếu tố nguy cơ khiến cho nấm Candida gây bệnh trong âm đạo

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Vệ sinh cơ thể kém khiến cho nấm có thời gian và môi trường thuận lợi để phát triển.
  • Mặc quần áo chật, mồ hôi không thoát ra được tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
  • Đồ lót ẩm ướt làm cho nấm dễ phát triển hơn.
  • Quan hệ tình dục có thể làm thay đổi môi trường dịch âm đạo gây nhiễm nấm.
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến cho hệ vi sinh vật trong âm đạo  của phụ nữ mất cân bằng. Đây là cơ hội tốt cho nấm Candida tấn công và gây hại.
  • Khi phụ nữ mang thai, sự xuất hiện những thay đổi về cấu tạo và chức năng cơ thể có thể khiến cho hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật tấn công.
  • Tình trạng tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.

4. Nấm Candida âm đạo có tự khỏi không?

Để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm. Một số loại thuốc kháng nấm thường được các bác sĩ cân nhắc sử dụng là: Clotrimazole, Econazole, Fluconazole, Itraconazole, Gentian bôi,…

Thuốc Liều lượng Thời gian Cách dùng
Clotrimazole 100mg 1 viên/ngày 7 ngày Đặt âm đạo
Econazole 150mg 1 viên/ngày 3 ngày Đặt âm đạo
Fluconazole 150mg 1 liều 1 ngày Uống
Itraconazole 100mg 2 viên/ngày 3 – 5 ngày Uống
Gentian 0,5% Bôi tại chỗ (dùng hỗ trợ điều trị).
Betadine Sát khuẩn tại chỗ (hỗ trợ điều trị).

Những loại thuốc trên  phải được kê đơn, tùy vào từng trường hợp, mức độ nặng nhẹ, khả năng tái phát… mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, phối hợp các loại thuốc với các đường dùng, liều lượng và thời gian dùng phù hợp, do đó chị em không nên tự ý dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tiền mất tật mang, bệnh không những không khỏi mà còn nặng lên, dai dẳng khó điều trị.

Đặc biệt các thuốc này không có chỉ định điều trị cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Chính vì vậy, nếu các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh nhiễm nấm Candida nên thực hiện những biện pháp sau để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tránh tái mắc bệnh:

  • Không sử dụng các sản phẩm có thể thay đổi môi trường trong âm đạo như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo.
  • Tránh mặc quần áo quá chật, đồ lót không thoáng khí để giúp vùng âm đạo luôn khô ráo.
  • Điều trị tích cực tình trạng tiểu đường để tránh lượng đường trong máu cao.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và phơi quần áo ở nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Nếu bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh nên đi khám để phát hiện một số tình trạng gây suy yếu hệ miễn dịch như đái tháo đường.
  • Điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm nấm ở cả vợ và chồng. Do nấm rất dễ đọng lại ở quy đầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

5. Lời khuyên của bác sĩ trong điều trị nhiễm nấm Candida

Khi nhiễm nấm Candida, người bệnh không nên tự ý điều trị mà hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách. Việc tự ý mua thuốc có thể gây nhờn thuốc và làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn.

Nấm Candida âm đạo là một căn bệnh rất phổ biến nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc vùng kín và sử dụng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm âm đạo tương tự nấm Candida, phụ nữ cần thường xuyên kiểm tra và sàng lọc bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý.

Khi xuất hiện tình trạng nhiễm nấm Candida, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị
Khi xuất hiện tình trạng nhiễm nấm Candida, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị

Nhiễm nấm Candida ở âm đạo là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, chị em hãy đặt lịch khám hoặc liên hệ đến Zalo phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tại đây để được tư vấn và điều trị trực tiếp.

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.