Tiền mãn kinh và mãn kinh: 13 thay đổi của cơ thể

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi phụ nữ. Cùng tìm hiểu những thay đổi cơ thể trong giai đoạn này qua bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ xảy ra những thay đổi của cơ thể để thích nghi với sự giảm tiết hormone sinh dục nữ. Việc hiểu biết những thay đổi này có thể giúp nhiều phụ nữ trung niên chuẩn bị tốt hơn cho việc bước vào một giai đoạn mới.

1. Tiền mãn kinh và mãn kinh – Khái niệm và định nghĩa

Tiền mãn kinh là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu trải qua quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở phụ nữ. Thời kỳ này còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh. Đây là khoảng thời gian không còn chu kỳ rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, không phải là bệnh phụ khoa. Điều này dẫn tới khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ mất đi. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50 và có thể kéo dài từ 2-5 năm tùy thuộc vào từng người.

Mãn kinh là giai đoạn tiếp theo trong cuộc sống sinh dục của một phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng của buồng trứng. Khi buồng trứng không còn hoạt động và ngừng tiết các hormone nữ sẽ khiến cho kinh nguyệt mất đi và khả năng sinh sản của phụ nữ chấm dứt.

2. Các thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, một số thay đổi quan trọng trong cơ thể phụ nữ có thể kể đến là:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Một số thay đổi hormone có thể làm cho chu kỳ rụng trứng chậm hoặc ngắn hơn, thậm chí có trường hợp chu kỳ này kéo dài vài tháng. Điều này có thể dẫn tới lượng máu kinh thay đổi bất thường (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn).
  • Cơn nóng bừng (bốc hỏa): Một triệu chứng phổ biến nhất trong những dấu hiệu mãn kinh là cảm giác nóng bừng và đổ mồ hôi. Cơn nóng có thể kéo dài từ 2-5 năm và có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm trong ngày, gây khó ngủ và mệt mỏi. Cơn nóng có thể lan từ ngực lên vai, cổ và đầu.
  • Thay đổi âm đạo: Thay đổi hormone có thể làm giảm lượng dịch và độ đàn hồi của âm đạo. Một số phụ nữ có thể gặp khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục. Sự thay đổi này cũng khiến thời gian để kích thích đạt khoái cảm trong cuộc yêu tăng lên.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu là một vấn đề phổ biến trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này là tiểu đau và tiểu rắt. Chiến lược phòng ngừa bao gồm vệ sinh sau quan hệ tình dục, sử dụng chất bôi trơn và tập các bài tập giúp cơ sàn chậu khỏe mạnh thường xuyên.
  • Giảm ham muốn: Một số phụ nữ có thể gặp giảm ham muốn tình dục trong giai đoạn này. Nguyên nhân có thể do thay đổi tâm trạng, thiếu ngủ và các vấn đề về sức khỏe.
  • Đau cơ và khớp: Thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến cơ và sụn và làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Đau cơ và khớp là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể cảm thấy đau nhức đặc biệt ở vùng vú.
  • Tăng cân: Căng thẳng tăng cao trong giai đoạn này kết hợp với quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại có thể gây tăng trọng lượng do sự gia tăng của hormone cortisol. Để duy trì sức khỏe, phụ nữ trong giai đoạn này nên tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Nguy cơ tim mạch tăng: Trong giai đoạn này tiền mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim tăng do tắc nghẽn mạch máu. Để giảm nguy cơ này, phụ nữ cần tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh và họ cải lá xanh đậm như bông cải xanh.
  • Loãng xương: Sự giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và dễ dẫn tới gãy xương.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ là vấn đề phổ biến trong giai đoạn này, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính khí nói chung. Theo thống kê có khoảng ¼ phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải tình trạng này.
  • Thay đổi tâm trạng: Trong thời kỳ này, phụ nữ có thể trở nên dễ cáu gắt, buồn bã, lo lắng và căng thẳng. Đây là giai đoạn ghi nhận sự tăng lên đáng kể của tình trạng trầm cảm.
  • Nguy cơ ung thư: Giai đoạn tiền mãn kinh có nguy cơ cao hơn mắc ung thư cổ tử cung, buồng trứng, và ung thư vú. Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc và chẩn đoán sớm các loại ung thư.
  • Giảm khả năng sinh sản: do nồng độ hormone giảm nên phụ nữ tiền mãn kinh thường khó có thai hơn. Nếu có thai, vùng tử cung cũng chỉ có ít chất dinh dưỡng nên dễ gây dị tật bất thường cho thai nhi như hội chứng Down.
Tiền mãn kinh khiến cho phụ nữ luôn mang tâm trạng cáu gắt, khó chịu
Tiền mãn kinh khiến cho phụ nữ luôn mang tâm trạng cáu gắt, khó chịu

3. Phòng ngừa tiền mãn kinh và mãn kinh

Để phòng ngừa các rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh và giảm dấu hiệu mãn kinh, phụ nữ có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và thư giãn thích hợp để giữ tâm trạng thư thái và bình ổn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng từ giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu hợp chất estrogen tự nhiên như đậu nành và cỏ linh lăng.
  • Đảm bảo cung cấp axit béo từ quả, hạt và dầu cá để duy trì làn da khỏe mạnh và hạn chế khô âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu.
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe xương, cơ bắp và tuần hoàn máu.
  • Thực hiện khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Chị em có thể bổ sung các thực phẩm từ đậu nành để giúp cải thiện các dấu hiệu mãn kinh
Chị em có thể bổ sung các thực phẩm từ đậu nành để giúp cải thiện các dấu hiệu mãn kinh

4. Lời khuyên của bác sĩ

Các dấu hiệu mãn kinhtiền mãn kinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhiều chị em. Vì vậy, nếu các triệu chứng này gây giảm chất lượng cuộc sống, chị em có thể tìm một phòng khám chuyên khoa để được tư vấn sử dụng thuốc cũng như thay đổi lối sống thích hợp.

Mặc dù trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể gặp nhiều tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhưng khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị cụ thể:

  • Chảy máu kinh nặng trong thời gian ngắn, biểu hiện bằng việc phải thay băng vệ sinh 1 giờ/lần.
  • Rong kinh (ngày kinh dài trên 7 ngày).
  • Thời gian giữa hai lần có kinh ít hơn 21 ngày.
  • Chảy máu âm đạo xuất hiện không trong những ngày hành kinh.

Việc hiểu rõ những thay đổi trong cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh sẽ giúp các chị em thích nghi và duy trì sự khỏe mạnh. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự hỗ trợ và kiểm tra định kỳ qua Zalo phòng khám.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ