Cổ tử cung và những điều cần biết

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Cổ tử cung là một bộ phận của tử cung có thể quan sát được qua khám phụ khoa. Hiện nay tình trạng ung thư tại bộ phận đang dần bị trẻ hóa do những hiểu biết chưa đúng về bộ phận này. Tìm hiểu về cổ tử cung, vấn đề thường gặp và hướng giải quyết cùng với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. Tổng quan về cổ tử cung

1.1. Định nghĩa

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung trong hệ sinh dục nữ. Đây là đoạn nối giữa tử cung với âm đạo của phụ nữ. Đây là đường đi, đồng thời tiết chất nhầy để tinh trùng thuận lợi gặp được trứng trong quá trình thụ tinh. 

Với khả năng co ngắn lại bị để đẩy thai ra ngoài trong quá trình chuyển dạ sinh con, cổ tử cung cũng là nơi thường xuyên xảy ra những biến đổi bất thường trong các tế bào, có thể là những dấu hiệu của bệnh lý ung thư.

Tổng quan về cổ tử cung
Tổng quan về bộ phận quan trọng này.

1.2. Chức năng của cổ tử cung

Cổ tử cung được ví như một lối đi, cho phép chất lỏng có thể đi vào hoặc đi ra khỏi tử cung. Sự đóng, mở hay co ngắn của bộ phận này giúp cho quá trình mang thai và sinh đẻ được thuận lợi hơn.

Một số chức năng chính của bộ phận này có thể kể đến như sau:

  • Kinh nguyệt: Lượng máu trong thời gian hành kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ từ tử cung qua bộ phận này, đến âm đạo rồi ra ngoài.
  • Quá trình quan hệ tình dục: Trong khi giao hợp bằng việc đưa dương vật vào trong âm đạo, bạn tình của có thể xuất tinh (giải phóng) tinh trùng vào trong âm đạo. Tinh trùng phải đi qua bộ phận này để có thể đến tử cung và ống dẫn trứng để thụ tinh với trứng.
  • Thụ tinh: Chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc phụ nữ có thể dễ dàng mang thai hay không. Vào khoảng thời gian rụng trứng (khi cơ thể phụ nữ giải phóng trứng), cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy nhiều hơn, mỏng hơn và ít tính acid hơn bình thường, giúp cho tinh trùng dễ dàng di chuyển. Nhờ đó, tinh trùng có thể đến gặp trứng và thụ tinh dễ dàng hơn.
  • Mang thai và sinh thường: Khi mang thai, cổ tử cung của phụ nữ đóng kín và tạo ra một nút nhầy để bịt kín lối vào tử cung để bảo vệ thai nhi, nó sẽ kiểm soát thời điểm thai nhi thoát ra khỏi tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Khi đến thời điểm thai nhi chào đời, nút nhầy sẽ tan ra và bộ phận này của tử cung sẽ dần trở nên mềm, mỏng hơn và bắt đầu ngắn lại và mở rộng (xóa và mở) để thai nhi có thể thoát ra khỏi tử cung. Các bác sĩ có thể ước tính được thời gian thai nhi ra đời bằng việc đánh giá độ xóa và độ mở của bộ phận này.

  • Bảo vệ tử cung: Cổ tử cung có vai trò ngăn chặn các vật bên ngoài có nguy cơ thâm nhập vào âm đạo, chẳng hạn như tampon hoặc bao cao su bị trượt vào bên trong tử cung.

1.3. Cấu tạo

Tử cung một bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ. Về mặt giải phẫu âm đạo, cổ tử cung và tử cung nằm ở phía sau bàng quang, niệu đạo và nằm phía trước trực tràng, hậu môn.

Giải phẫu hệ sinh dục nữ.
Giải phẫu hệ sinh dục nữ.

Ở phụ nữ bình thường, sức khỏe tốt, không mang thai, cổ tử cung nằm bên trong khoang chậu, có độ dài khoảng 30mm. Với phụ nữ có thai bộ phận này khoảng 30-50mm. Do đó, phụ nữ mang thai cần theo dõi độ dài cổ tử cung trên siêu âm để đánh giá nguy cơ đẻ non, trong trường hợp bộ phận này < 25mm thì có nguy cơ đẻ non cao. 

Cổ tử cung được tạo nên từ lớp mô cơ rất chắc với hai loại tế bào chính lót, đó là:

  • Tế bào tuyến: Những tế bào này nằm dọc theo ống và phần trong cùng bộ phận này.
  • Tế bào vảy: Những tế bào này bao phủ cổ tử cung bao gồm phần ngoài cùng của bộ phận này và âm đạo.

Cổ tử cung có cấu tạo bao gồm 3 phần là lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài. Trong đó:

  • Lỗ trong: là phần thuộc bên trong của tử cung, lỗ này sẽ dẫn đến tử cung.
  • Lòng ống: lòng ống có dạng hình trụ và nối tử cung với âm đạo.
  • Lỗ ngoài: nằm thấp nhất của tử cung, lỗ ngoài có vai trò nối cơ quan này với âm đạo.

Nơi mà ống cổ tử cung sát với lỗ ngoài được gọi là vùng chuyển tiếp (TZ). TZ là phần ngoài cổ tử cung, nơi dễ xảy ra sự biến đổi về tế bào nhất. Đây là vị trí phổ biến nhất mà các tế bào bất thường phát triển nhất ở trong cơ quan sinh dục của phụ nữ, có thể kể đến các tình trạng như loạn sản hoặc khối u ác tính (ung thư).

2. Các tình trạng và rối loạn phổ biến

Tình trạng và rối loạn đáng quan tâm nhất thường liên quan đến vi rút (virus) gây u nhú ở người là HPV – một loại virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Các tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ
Các tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ

Các tình trạng bất thường và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến cổ tử cung bao gồm:

  • Ung thư cổ tử cung: sự xuất hiện và phát triển của tế bào ác tính trên bộ phận này thường có liên quan đến sự có mặt của virus HPV.
  • Chứng loạn sản: một tình trạng liên quan đến sự phát triển tế bào cổ tử cung một cách bất thường, thông thường cũng do sự có mặt của virus HPV. Tình trạng này đôi khi dẫn đến ung thư cơ quan này trong tương lai.
  • Viêm cổ tử cung : bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc kích ứng. Các nguyên nhân truyền nhiễm bao gồm chlamydia, lậu, herpes virus và trichomonas. Phản ứng kích ứng với các biện pháp tránh thai cũng có thể khiến bộ phận này bị viêm.
  • Polyp cổ tử cung, u xơ và u nang: sự phát triển lành tính của mô cơ hoặc các nang chứa dịch trên bộ phận này. U nang Naboth là loại u nang cũng đang phổ biến nhất hiện nay.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: tình trạng thường là lành tính, đây là tình trạng các tế bào tuyến ở phần bên trong có thể quan sát được khi thăm khám bên ngoài.

Các tình trạng và rối loạn trong khi mang thai có thể gặp bao gồm:

  • Hở eo tử cung: một biến chứng thai kỳ xảy ra khi cổ tử cung của thai phụ mở quá sớm. Nó có thể dẫn đến sảy thai và sinh non. 
  • Rau tiền đạo: tình trạng rau thai (cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi) che phủ hoàn toàn hoặc một phần lỗ trong của tử cung của thai phụ. Những trường hợp mang thai này thường được chỉ định sinh mổ.
  • Mang thai ngoài tử cung: biến chứng thai kỳ hiếm gặp khi phôi làm tổ ở ống cổ tử cung thay vì trong buồng tử cung.

3. Các triệu chứng phổ biến của các bất thường

Rất nhiều tình trạng và rối loạn ảnh hưởng đến cổ tử cung nhưng không có triệu chứng rõ ràng, ví dụ như chứng loạn sản và ung thư ở bộ phận này trong giai đoạn đầu. Đến khi xuất hiện triệu chứng thường là giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng nề.

Đây là lý do tại sao việc xét nghiệm phết tế bào âm đạo (PAP test) định kỳ là rất quan trọng để kiểm tra xem có bất kỳ sự phát triển tế bào bất thường nào ở cổ tử cung hay không.

Nếu bệnh nhân nhận thấy được các dấu hiệu bất thường sau đây thì có thể nghi ngờ đang có bất thường sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, bao gồm chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu giữa kỳ kinh.
  • Dịch âm đạo có thể chảy nhiều nước hoặc có máu, không mùi hoặc có mùi hôi thối.
  • Cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu không hết.
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, gầy sút cân đi kèm với triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục trên.

4. Làm thế nào để biết đang có bất thường ở cổ tử cung

Các rối loạn bất thường ở cổ tử cung thông thường ít có triệu chứng nên người bệnh hay chủ quan và dễ bỏ sót. Cần đi khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm tế bào âm đạo (PAP test), xét nghiệm sự có mặt của virus HPV trong cơ quan sinh dục để đánh giá sự bất thường tế bào ở bộ phận này,

Ngoài ra, khi có các triệu chứng bất thường nào được kể ở trên cũng cần lập tức đi khám phụ khoa để được chẩn đoán, tránh để các triệu chứng kéo dài.

5. Cách để giữ cổ tử cung khỏe mạnh

Khám phụ khoa thường xuyên, xét nghiệm phết tế bào âm đạo – PAP test, xét nghiệm virus HPV trong cổ tử cung là những phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra có bất thường hay không. Các bác sĩ điều trị có thể yêu cầu các xét nghiệm khác tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Các thăm khám và xét nghiệm phổ biến bao gồm:

  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn một cách trực quan và thủ công (bằng ngón tay và mỏ vịt) để kiểm tra những bất thường có thể quan sát bằng mắt thường. Có thể đánh giá thêm triệu chứng đau cổ tử cung khi di động.
  • Phết tế bào cổ tử cung – PAP test và xét nghiệm virus HPV: Bác sĩ sẽ cạo các tế bào từ cổ tử cung của người bệnh và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các thay đổi của tế bào tiền ung thư và ung thư. Bác sĩ điều trị sẽ thực hiện một quy trình tương tự trong quá trình xét nghiệm HPV, nhằm kiểm tra các tế bào để tìm dấu hiệu của virus HPV.
Quy trình thực hiện PAP test.
Quy trình thực hiện PAP test.
  • Soi cổ tử cung: các bác sĩ sử dụng kính hiển vi có đèn chiếu sáng đặc biệt để xem xét kỹ mô lót cổ tử cung của bản. Bác sĩ có thể lấy mẫu mô của bất kỳ khu vực nào có liên quan và kiểm tra chúng trong phòng thí nghiệm.
  • Hình ảnh vùng tiểu khung: các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để có thể xem xét kỹ hơn cổ tử cung. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất được sử dụng để kiểm tra chung nhất về cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng có thể được sử dụng để phục vụ chẩn đoán được tốt hơn.
  • Sinh thiết: các bác sĩ có thể loại bỏ mô ở cổ tử cung và kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Thủ thuật cắt bỏ mổ bằng dao phẫu thuật điện vòng (LEEP), khoét chóp (sinh thiết hình nón) và nạo nội mạc vùng cổ tử cung (ECC) đều là các phương pháp sinh thiết mà nhà các bác sĩ có thể sử dụng.

6. Lời dặn của bác sĩ

Một số lời khuyên từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cung cấp cho người bệnh:

  • Đi khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ kể cả khi không có triệu chứng
  • Tiêm vắc xin ngừa HPV: nên tiêm phòng trước khi quan hệ tình dục sẽ có hiệu quả tốt nhất. Nếu đã quan hệ tình dục rồi, làm xét nghiệm có mặt virus HPV trước khi tiêm. Một số vắc xin tiêm phòng HPV ở Việt Nam có thể kể đến: Gardasil® (type 6, 11, 16,18), Gardasil 9® (type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58) và Cervarix® (type 16, 18). Tiêm vắc xin làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ung thư dương vật ở nam giới.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ngăn ngừa nhiễm HPV từ sớm.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ngăn ngừa nhiễm HPV từ sớm.
  • Hãy tầm soát HPV và ung thư cổ tử cung thường xuyên bằng xét nghiệm PAP test đầu tiên ở tuổi 21 và lặp lại 3 năm một lần cho đến khoảng 29 tuổi. Nên làm xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần trong độ tuổi từ 30 đến 65. 
  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi nào giao hợp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Tránh dùng chung đồ chơi tình dục và hạn chế số lượng bạn tình. Nếu có triệu chứng đau (đau cổ tử cung) thì cần lập tức đi khám chuyên khoa.

Thực hiện các bước này có thể làm giảm khả năng lây nhiễm các bệnh STI vốn là những nguyên nhân phổ biến là tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung như: HPV, chlamydia, nấm,… 

Những thông tin trên là vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người để có thể nâng cao sức khỏe và đẩy lùi các bệnh lý về cổ tử cung từ sớm. Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc các bệnh lý ung thư tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có nguy hiểm không?

Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có thể là hiện tượng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn ung thư đã lan rộng. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân.

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng & sự tiến triển

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là khi khối u lan rộng ra ngoài cổ tử cung. Bài viết cung cấp triệu chứng, phân loại, chẩn đoán và cách điều trị căn bệnh này.

All in one
Liên hệ