Con bị rong kinh gây bệnh gì? Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Tình trạng rong kinh không quá nghiêm trọng, nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của con trẻ.
1. Vì sao bị rong kinh?
Để biết rong kinh gây bệnh gì, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng này. Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu kinh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, tình trạng này thường kèm theo đau bụng kinh hoặc đau lưng dữ dội. Rong kinh kèm theo máu có màu đỏ thẫm cùng với các tế bào chết ở niêm mạc tử cung và âm đạo bị bong tróc ra.
Rong kinh thường do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến là do khi đến độ tuổi dậy thì, các cơ quan sinh sản đang dần hoàn thiện nên khả năng tiết hormone chưa ổn định gây mất cân bằng nội tiết. Estrogen và Progesterone có vai có điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thiếu hụt một trong hai sẽ gây mất cân bằng khiến niêm mạc tử cung bong ra quá mức, dẫn đến rong kinh.
Một số nguyên nhân khác thường xảy ra dẫn đến rong kinh như chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến việc thừa cân, béo phì. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng có thể dẫn đến rong kinh.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân không phổ biến như tổn thương ở cơ quan sinh dục gây ra các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung,…hoặc các bệnh lý như tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn đông máu,…gây ra rong kinh. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai, có thai ngoài tử cung,… cũng là các yếu tố dẫn đến rong kinh.
2. Rong kinh gây bệnh gì?
Rong kinh gây bệnh gì? Nếu không được điều trị kịp thời, rong kinh có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các bé. Cụ thể như sau:
2.1. Thiếu máu
Rong kinh gây thiếu máu là điều dễ dàng có thể thấy được, do kỳ kinh kéo dài dẫn đến mất một lượng máu nhiều hơn so với bình thường gây nên tình trạng thiếu máu. Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động các nguồn dự trữ sắt trong cơ thể để tăng tái tạo máu. Chảy máu do kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến cho cơ thể cạn kiệt sắt từ đó rong kinh gây bệnh thiếu máu thiếu sắt.
Các triệu chứng kèm theo là đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, da xanh xao, không thể tập trung làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, sinh lý của các bạn nữ cũng như tới cuộc sống hàng ngày.
Rong kinh gây bệnh thiếu máu có thể cải thiện được một phần nhờ chế độ ăn uống hợp lý bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, rau đậm màu và các loại thực phẩm giàu B1 có trong các loại hạt,… Tuy nhiên trong trường hợp mất máu liên quan đến các bệnh lý về tử cung thì nên có sự chỉ định và can thiệp của bác sĩ.
2.2. Đau bụng kinh
Rong kinh gây ra bệnh gì? Rong kinh không phải là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh. Đau bụng kinh là trạng thái sinh lý bình thường, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau bụng kinh sẽ khác nhau. Tuy nhiên có một số bệnh lý gây rong kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… là nguyên nhân của đau bụng kinh.
2.3 Các bệnh lý phụ khoa
Rong kinh khiến cho vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Những vi khuẩn này có thể lây lan đến các cơ quan khác như tử cung, buồng trứng. Vì vậy, rong kinh gây bệnh lý phụ khoa do vi khuẩn như viêm nhiễm âm đạo, tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm vùng chậu, viêm phần phụ,…
Tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn rụng trứng, báo hiệu cơ thể đang gặp các bệnh lý nguy hiểm
Ngoài ra rong kinh là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ,…Nếu bỏ qua triệu chứng không thăm khám, điều trị sớm, bệnh có thể trở nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
3. Cách chẩn đoán rong kinh
Để biết được rong kinh gây bệnh gì cần được chẩn đoán rong kinh thuộc loại nào dưới đây:
- Rong kinh cơ năng: là tình trạng rối loạn chu kỳ hành kinh, là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không xuất phát từ yếu tố bệnh lý mà do rối loạn nội tiết. Độ tuổi thường gặp là trong giai đoạn tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh.
- Rong kinh thực thể: là tình trạng rong kinh do yếu tố bệnh lý gây ra. Các bệnh lý này thường do tổn thương ở buồng trứng, tử cung như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung,..
Rong kinh gây bệnh gì được chẩn đoán qua thăm khám của bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm để xác định rong kinh thuộc cơ năng hay thực thể. Các xét nghiệm có thể kể đến:
- Xét nghiệm máu: để xác định rong kinh gây bệnh thiếu máu hay không, giúp kiểm tra các vấn đề về đông máu, tuyến giáp
- Siêu âm: kiểm tra các cơ quan, mô trong cơ thể có bất thường không, lưu lượng máu như thế nào;
- Xét nghiệm PAP (xét nghiệm kiểm tra bất thường của tế bào cổ tử cung): tìm xem có bất thường về tình trạng nhiễm trùng, viêm hoặc cơ thể có mang tế bào ung thư cổ tử cung không.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Xem xét tử cung có các tế bào bất thường hoặc ung thư không.
Ngoài ra sau khi có kết quả của những xét nghiệm trên, để xác định bệnh, bác sĩ có thể đề xuất thêm một vài xét nghiệm khác: Siêu âm đồ, nội soi bàng quang, nong và nạo,…
Chẩn đoán sớm rong kinh sẽ giúp sớm tìm được bệnh, từ đó có thể lựa chọn được phương án điều trị phù hợp, cũng khiến bố mẹ yên tâm về tình trạng của con.
4. Cách chăm sóc, phòng tránh rong kinh
Nếu đã biết rong kinh gây bệnh gì, bạn đừng quên tìm hiểu cách phòng tránh. Nhìn chung, khó để có thể phòng tránh được các nguyên nhân gây rong kinh. Dù vậy, bố mẹ cũng có thể:
- Đưa con đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm 6 tháng một lần để được bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra lời khuyên về việc chăm sóc khi con bị rong kinh
- Uống đủ nước
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, những hoạt động nhẹ như đi bộ, tập yoga có thể giúp giảm đau, giảm căng thẳng và giúp cải thiện tâm trạng.
Bên cạnh đó, để có thể chăm sóc cơ thể cũng như làm giảm tình trạng rong kinh gây bệnh lý thì việc áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng rất quan trọng:
- Sử dụng các thực phẩm giàu sắt: tăng cường các thực phẩm này có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi bị rong kinh hoặc một số triệu chứng của bệnh, các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,..), hải sản, đậu, rau đậm màu như rau cải,…
- Tăng cường dùng các thực phẩm giàu vitamin C: đây là vitamin cần thiết giúp cơ thể hấp thu sắt nên với rong kinh gây bệnh thiếu máu thiếu sắt thì ngoài bổ sung thêm sắt còn cần đến các thực phẩm giàu C như trái cây họ cam, quýt, quả mọng và cà cà chua,…
- Một số chất bổ sung cũng có thể giúp kiểm soát các bệnh lý liên quan đến rong kinh. Magie giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, có nhiều trong các loại hạt,, rong biển, đậu phụ,…Ngoài ra bổ sung axit béo omega – 3 cũng giúp kiểm soát tình trạng rong kinh gây bệnh viêm nhiễm có nhiều trong dầu cá, cá hồi,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, các chất chứa caffein, đồ lạnh, đồ nhiều muối, cay, dầu mỡ.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Khi thấy con bị rong kinh, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết rong kinh gây bệnh gì. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi con gặp tình trạng này:
5.1. Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học điều độ
Sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng rong kinh tiếp diễn, cũng như các triệu chứng đau bụng kinh, đau lưng kèm theo. Chế độ sinh hoạt gồm:
- Khi thấy xuất hiện tình trạng rong kinh thì nên nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, hoạt động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
- Giữ tinh thần định, vui vẻ tránh làm việc, học tập áp lực, căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc, đi ngủ đúng giờ.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên.
5.2. Chế độ ăn lành mạnh
Với một chế độ ăn hợp lý, khoa học như đã đề cập bên trên sẽ giúp giảm tình trạng rong kinh gây bệnh thiếu máu thiếu sắt, giảm tình trạng viêm. Từ đó giúp cơ thể bớt đau đớn, mệt mỏi, khỏe mạnh hơn.
5.3. Khám bác sĩ sản phụ khoa
Bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa khi thấy con bị rong kinh và không biết rong kinh gây bệnh gì. Đây là giải pháp tối ưu nhất vì giúp xác định nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả, tránh kéo dài gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Khi tình trạng rong kinh nhẹ và thời gian xảy ra ngắn thì một chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống lành mạnh kết hợp cùng thuốc cân bằng nội tiết (nếu có chỉ định của bác sĩ) sẽ giúp tình trạng rong kinh dần biến mất. Với tình trạng rong kinh nặng do bệnh lý gây ra, chị em nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ với mỗi loại bệnh.
Khi được bác sĩ chỉ định và kê đơn thuốc, bố mẹ nên tuân thủ theo liều lượng và thời gian sử dụng bác sĩ đưa ra tránh trường hợp gây tác dụng phụ của thuốc.
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các bậc cha mẹ khi có con bị rong kinh mà không biết rong kinh gây bệnh gì. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra trong giai đoạn dậy thì, tuy nhiên, nhiều bạn nữ lại ngại ngùng chia sẻ tình trạng này với bố mẹ và bác sĩ.
BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương có hơn có 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Để đặt lịch khám với bác sĩ Quyên, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây:Liên hệ - đặt lịch