Tình trạng ca bệnh
Bệnh nhân nữ đã từng tiêm vaccine ngừa HPV (khả năng là loại 4 chủng hoặc 9 chủng). Tuy nhiên, bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo vẫn cần làm xét nghiệm HPV và xét nghiệm các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, vì tiêm phòng không bảo vệ tuyệt đối khỏi tất cả các chủng virus HPV.
Tư vấn của bác sĩ
Bác sĩ Lê Thị Quyên:
“Mặc dù cháu đã tiêm phòng HPV rồi – dù là 4 hay 9 chủng – thì vaccine cũng chỉ bảo vệ được khoảng 70–77% nguy cơ mắc các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung. Vẫn có 23–30% nguy cơ nhiễm các chủng không được bảo vệ bởi vaccine.
Do đó, bác sĩ sẽ làm:
-
Soi tươi khí hư – để đánh giá viêm âm đạo, nấm, trùng roi, tạp khuẩn…
-
Xét nghiệm PCR 14 tác nhân – nhằm phát hiện các vi khuẩn và virus lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, Mycoplasma, Ureaplasma, v.v.
-
Nếu cần, có thể tiến hành thêm xét nghiệm HPV định type để xem cháu có nhiễm chủng nguy cơ cao nào không.
Kết quả sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng viêm nhiễm và tầm soát nguy cơ ung thư cổ tử cung một cách đầy đủ hơn, ngay cả khi đã tiêm vaccine rồi.”
Xem đầy đủ thông tin về ca bệnh tại đây:
@bsquyen.phusan1 Tiêm HPV rồi thì có bị nhiễm lại nữa không #bsquyenphusan #sanphukhoa #khamphukhoa #viemamdao #vungkin #hpv #329bachmai #phusan1
♬ original sound – BS Quyên – chuyên khoa Phụ sản – BS Quyên – chuyên khoa Phụ sản