Điều trị rối loạn kinh nguyệt: những điều chị em cần biết

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến gây khó chịu cho chị em mỗi khi chu kỳ kinh đến. Bài viết này sẽ giới thiệu các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay để giúp cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn.

1. Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như:

  • Tiền kinh nguyệt: gây ra cảm giác đau bụng, mệt mỏi.
  • Rối loạn trong kỳ kinh.
  • Rối loạn thời gian giữa hai lần có kinh. 

Tình trạng này là một trong những rối loạn phổ biến nhất hiện nay. Một số biểu hiện có thể gặp là:

Tiền kinh nguyệt

Thông thường, trước khi có kinh khoảng 1-2 tuần, các chị em sẽ có những thay đổi về tính cách và thể chất. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm chán ăn, cáu gắt, đau lưng, ngực đau, nổi mụn, ăn nhiều, mệt mỏi, lo lắng, tiêu chảy, đau bụng.

Các triệu chứng này sẽ mất đi khi kỳ kinh đến. Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này đến mỗi phụ nữ là khác nhau. Ở một số người, thời kỳ tiền kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Rong kinh

Rong kinh là tình trạng máu chảy ra nhiều hơn bình thường trong chu kỳ kinh. Tình trạng này kéo dài nhiều hơn 7 ngày.

Vô kinh

Nếu không có kinh mặc dù đã đến tuổi, đó được coi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát xảy ra khi cơ thể không có kỳ kinh đầu tiên vào độ tuổi 18. Tình trạng này có thể do vấn đề tuyến yên, thiếu hụt về hệ thống sinh sản nữ hoặc người bệnh thuộc nhóm người dậy thì chậm.

Ngoài ra, còn có vô kinh thứ phát. Đây là tình trạng phụ nữ không có kinh trong 3 tháng đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và sau 6 tháng đối với phụ nữ có chu kỳ không đều. Vì vậy, khi gặp bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh cần theo dõi kỹ để có hướng điều trị rối loạn kinh nguyệt.

2. Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú: Trễ kinh có thể là một trong các biểu hiện mang thai. Sau khi sinh con, kinh nguyệt có thể bị ngừng trong một thời gian.
  • Ăn uống không điều độ, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức: Chán ăn thường xuyên, giảm cân liên tục hoặc tập thể dục quá mức có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Hội chứng đa nang buồng trứng: Đây là bệnh lý khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang lớn. Điều này khiến cho khoảng cách giữa hai lần có kinh tăng lên cũng như thể tích máu kinh trong chu kỳ cũng tăng lên. Bệnh lý này được phát hiện nhờ vào siêu âm.
  • Suy buồng trứng sớm: Chức năng của buồng trứng mất đi trước độ tuổi 40. Những phụ nữ trong tình trạng này thường có kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh trong một thời gian dài.
  • Viêm vùng chậu: Các vi sinh vật tấn công các cơ quan ở vùng chậu như buồng trứng, tử cung, âm đạo ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nội tiết tố của cơ quan sinh dục gây nên rối loạn kinh nguyệt.
  • Các khối u ở tử cung: Các loại u ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, quá phát niêm mạc tử cung cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các rối loạn kinh nguyệt như thời gian diễn ra kinh nguyệt dài, thể tích máu kinh lớn hơn bình thường.
Cân nặng giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt
Cân nặng giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt

3. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài và hệ lụy

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Cụ thể là:

  • Thiếu máu: Khi lượng máu chảy ra quá nhiều và kéo dài, các chị em có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, da xanh xao, thở gấp, mệt mỏi kéo dài, loạn nhịp tim… Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn “vùng kín”, dẫn đến các bệnh như viêm buồng trứng, viêm âm đạo.
  • Nguy cơ vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt có thể làm mất chức năng sinh sản do thời điểm rụng trứng không ổn định hoặc vòi tử cung bị tắc do viêm nhiễm sẽ khiến tinh trùng khó khăn trong việc gặp trứng.
  • Sinh hoạt tình dục bị ảnh hưởng: Quan hệ tình dục trong những ngày kinh có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa và làm ảnh hưởng đến cuộc “yêu” của bạn.
  • Các bệnh lý nguy hiểm khác: Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của một số bệnh lý như mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung.

4. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Điều trị rối loạn kinh nguyệt thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Để đạt hiệu quả trong việc điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu để được chẩn đoán và loại trừ bệnh lý tồn tại. Đối với các triệu chứng rối loạn theo cơ năng, người bệnh có thể tự điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt cơ năng, người bệnh cần cải thiện một số vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc: Xây dựng một lịch biểu khoa học, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với khung giờ kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Luyện tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày và duy trì liên tục ít nhất 5 ngày/tuần để đẩy lùi các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Đảm bảo cân bằng trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tạo môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và giảm căng thẳng. Thường xuyên nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè để thư giãn.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều khi đang điều trị rối loạn kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu muốn dùng thuốc tránh thai, chị em cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế uống rượu bia: Hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn, thuốc lá vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn gây hại cho da của các chị em.
Một số phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt cơ năng
Một số phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt cơ năng

5. Lời khuyên của bác sĩ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề nguy hiểm cần được quan tâm. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu sau người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị rối loạn kinh nguyệt tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:

  • Ngày hành kinh xuất hiện đau bụng dữ dội.
  • Máu kinh chảy ra nhiều: có thể thấm qua băng vệ sinh hoặc người bệnh phải thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Cục máu đông trong máu kinh.
  • Khí hư có mùi hôi.
  • Chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh.
  • Chảy máu âm đạo trước dậy thì.
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Xuất hiện các dấu hiệu như sốt, nôn, tiêu chảy, ngất trong chu kỳ kinh nguyệt.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Việc điều trị sớm sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gặp những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, bạn có thể đặt lịch để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

Thông tin kiến thức
Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không?

Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không? Có thể tiêm vắc xin HPV trên 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus gây u nhú sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Thông tin kiến thức
Đặt vòng tránh thai: Độ an toàn và thời điểm thực hiện

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Cùng giải đáp thắc mắc về độ an toàn, cơ chế hoạt động và thời điểm đặt vòng tránh thai.

Thông tin kiến thức
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – Địa chỉ cấy que tránh thai uy tín

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa là địa chỉ cấy que tránh thai an toàn, uy tín. Tìm hiểu quy trình cấy que tránh thai ở phòng khám qua bài sau.

All in one
Liên hệ