Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung khi đang viêm nhiễm

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là thủ thuật ngoại khoa thường được sử dụng trong điều trị viêm lộ tuyến. Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Khi nào nên đốt điện lộ tuyến, câu trả lời chính là khi không có tình trạng viêm nhiễm và ngay sau khi người bệnh sạch kinh. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu khi đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung không đúng quy trình sẽ gây ảnh hưởng như thế nào nhé

1. Ca bệnh khám sau khi đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Bệnh nhân: Chị Nguyễn Thị V.A
  • Tiền sử: 
    • Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung tháng 30/01/2024 tại 1 phòng khám tư nhân tại Xã Đàn, Hà Nội
    • Thời điểm đốt điện là ngày thứ 22 của chu kì. Chị có tiền sử kinh nguyệt đều, còn khoảng 7 ngày sau đốt điện sẽ có kinh. Khi đó, bệnh nhân đang rất viêm, xét nghiệm soi tươi: Bạch cầu (++++), Tạp khuẩn (+++); xét nghiệm tế bào học: viêm không đặc hiệu → Bệnh nhân đang có tình trạng viêm âm đạo nặng nhưng PK tư nhân vẫn tiến hành đốt điện cho bệnh nhân.
  • Kết quả khám (20/2): cho thấy chị viêm rất nhiều, âm hộ đỏ, đặc biệt vị trí tiền đình có khí hư bột bám, âm đạo có khí hư như mủ xanh, cổ tử cung có sẹo sâu sau đốt điện điều trị lộ tuyến cổ tử cung.

2. Kế hoạch điều trị:

Kết luận: Viêm nhiễm âm đạo mức độ trung bình – nặng sau đốt điện điều trị lộ tuyến cổ tử cung.

Hướng điều trị: Điều trị viêm tích cực cho bệnh nhân để tránh nhiễm trùng nặng, theo dõi quá trình tái tạo của cổ tử cung sau đốt điện

Viêm âm đạo là tình trạng rất hay gặp ở nhiều phụ nữ. Với tình trạng của bệnh nhân này, bệnh nhân thực hiện đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung ngay khi vẫn đang có viêm âm đạo, từ đó làm nặng thêm tình trạng viêm của bệnh nhân.

Vậy nên, hướng điều trị tại thời điểm hiện tại là cần kiểm soát tốt được tình trạng viêm nhiễm tránh nhiễm trùng nặng thêm và theo dõi quá trình tái tạo của cổ tử cung sau khi đốt điện.

Sau khi đốt điện, môi trường âm đạo sẽ ẩm ướt hơn càng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có khả năng phát triển cộng thêm với tình trạng cổ tử cung bị tổn thương sẽ tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Bệnh nhân sẽ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị, kết hợp với việc vệ sinh âm đạo và dùng thuốc đúng cách để có thể giúp cho tình trạng nhiễm trùng cải thiện hơn tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ.

Tất cả bệnh nhân cần được điều trị viêm âm đạo trước khi đốt điện viêm lộ tuyến
Tất cả bệnh nhân cần được điều trị viêm âm đạo trước khi đốt điện viêm lộ tuyến

3. Sai lầm trong điều trị đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung của bệnh nhân

3.1. Bàn luận về ca bệnh

Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để phá hủy những tế bào tổn thương ở cổ tử cung. Sau khi đốt điện có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Vì vậy, bệnh nhân cần có các biện pháp chống nhiễm trùng cổ tử cung sau đốt. Các biện pháp để ngăn ngừa nhiễm trùng đó là:

  • Kiêng quan hệ tình dục: Bệnh nhân cần kiêng quan hệ tuyệt đối khoảng 6-8 tuần sau điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thời điểm này, dịch âm đạo tiết ra số lượng lớn dịch, vì thế có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục có thể làm xước, tổn thương chảy máu dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Sau đốt điện, vùng kín của phụ nữ sẽ rất nhạy cảm, vì thế việc vệ sinh âm đạo đúng cách giúp giảm thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát. Đặc biệt, không được thụt rửa âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo giúp cho vi khuẩn có điều kiện gây bệnh
  • Sử dụng kháng sinh dự phòng: Do tính chất dễ tổn thương và dễ nhiễm trùng sau điều trị, bác sĩ thường sẽ kê thuốc kháng sinh để dự phòng được tình trạng nhiễm khuẩn, tránh tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề.
  • Tránh các hoạt động thể lực mạnh
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Đây là những lưu ý để tránh tình trạng nhiễm khuẩn sau đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo không có viêm âm đạo trước khi thực hiện đốt. 

Bởi việc đốt điện đã có nguy cơ rất cao nhiễm khuẩn, kết hợp thêm với tình trạng nhiễm khuẩn trước đó sẽ là nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn tồi tệ. Ở bệnh nhân hiện tại chưa được điều trị viêm âm đạo trước đó đã thực hiện thủ thuật ngay dẫn đến tình trạng viêm âm đạo càng nặng nề và khó kiểm soát hơn.

Sau khi thực hiện thủ thuật, chị em cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối
Sau khi thực hiện thủ thuật, chị em cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối

Bên cạnh đó, thời điểm thực hiện thủ thuật trên bệnh nhân này cũng không hợp lý. Bệnh nhân điều trị khi chỉ cách ngày hành kinh 7 ngày. Thời kỳ kinh nguyệt, máu kinh có khả năng ứ đọng nhiều trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại gây bệnh, chính vì vậy thời điểm đốt lộ tuyến cần xa ngày hành kinh, thời điểm đốt lộ tuyến tốt nhất là ngay sau sạch kinh.

3.2. Dấu hiệu bất thường sau đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung và hậu quả

Quá trình đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là bác sĩ sẽ dùng nhiệt điện để loại bỏ những tế bào tổn thương. Đây được coi là một phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên, đây cũng là một thủ thuật ngoại khoa, chính vì thế, luôn có nguy cơ biến chứng xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật. Những biến chứng mà người bệnh thường gặp sau khi thực hiện thủ thuật đó là:

  • Mất máu

Tình trạng chảy máu có thể diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi điều trị, đôi khi sẽ kèm theo cảm giác đau bụng dưới.

  • Nguy cơ nhiễm trùng

Đây có thể được coi là biến chứng hay gặp nhất sau đốt lộ tuyến, đặc biệt ở những chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách. Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên rất nhiều nếu bệnh nhân không được điều trị viêm âm đạo triệt để trước thủ thuật và làm thủ thuật ngay gần trước ngày hành kinh.

Nếu sau quá trình điều trị, chị em nhận thấy dịch âm đạo có vấn đề bất thường, cần liên hệ với bác sĩ ngay để có thể kiểm tra và dự phòng tình trạng nhiễm trùng của bản thân.

  • Viêm nhiễm cơ quan sinh dục

Tình trạng này có thể xảy ra nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt nhiễm trùng nặng. Khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: đau bụng, sốt cao, khí hư có mùi bất thường và ra số lượng nhiều,… Tình trạng này thường hay xảy ra tại các phòng khám không đảm bảo chất lượng. 

  • Sẹo xơ cứng cổ tử cung

Biến chứng này thường xảy ra do tay nghề của bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, dẫn đến đốt quá sau, làm tổn thương sâu ở cổ tử cung. Vì thế, việc lựa chọn bác sĩ làm thủ thuật có tay nghề cao là điều hết sức quan trọng trong đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung.

       

Nguy cơ viêm nhiễm sau đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là rất cao
Nguy cơ viêm nhiễm sau đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là rất cao

Sau điều trị đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung, có rất nhiều nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra. Đa phần nguyên nhân là do ý thức tuân thủ điều trị, tay nghề bác sĩ cũng như chất lượng phòng khám. Vì vậy, việc lựa chọn bác sĩ tay nghề cao và phòng khám uy tín để điều trị có thể giúp chị em an tâm điều trị cũng như rút ngắn được thời gian và chi phí điều trị.

3.3. Những biểu hiện bất thường sau đốt lộ tuyến cổ tử cung

Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung có tỷ lệ biến chứng sau thủ thuật là khoảng 10%. Mặc dù vậy, đốt điện vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, vậy nên chị em cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau đốt nhằm có hướng điều trị nhanh chóng

Khi quá trình hồi phục  diễn ra bình thường, khí hư sẽ ra nhiều sau khoảng 1-2 tuần điều trị và không có mùi bất thường. Lượng máu chảy ra với số lượng không đáng kể, chỉ diễn ra vài ngày và thời gian hồi phục thường từ 6-8 tuần.

Sau khoảng 10-14 ngày, chị em có thể xuất hiện kinh nguyệt trở lại nhưng đây hoàn toàn là kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, chị em có thể gặp một số những biểu hiện bất thường sau thực hiện thủ thuật như:

  • Có những cơn đau bụng âm ỉ tại vùng bụng dưới, đau liên tục, mức độ đau có thể nhẹ.
  • Âm đạo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Tình trạng chảy máu âm đạo nhiều mặc dù không phải chu kỳ kinh nguyệt.
  • Khí hư chảy nhiều bất thường, đôi khi có lẫn máu và có mùi hôi khó chịu.
  • Cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược và máu âm đạo có thể bị vón thành cục.

Sau khi thực hiện thủ thuật, nếu thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng như trên, hoặc cảm thấy bản thân có những vấn đề bất thường, chị em cần gặp bác sĩ ngay để có thể xác định được tình trạng đang gặp phải cũng như có được biện pháp điều trị kịp thời, tránh những tổn thương thứ phát nguy hiểm.

Chảy máu âm đạo số lượng nhiều là biểu hiện bất thường sau đốt viêm lộ tuyến
Chảy máu âm đạo số lượng nhiều là biểu hiện bất thường sau đốt viêm lộ tuyến

Tóm lại, việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp đốt điện cần rất nhiều lưu ý. Bệnh nhân cần được điều trị viêm âm đạo trước khi làm thủ thuật, đảm bảo không còn tình trạng viêm âm đạo trước khi đốt điện. Bên cạnh đó, thủ thuật nên được làm ngay sau khi sạch kinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Đây là một thủ thuật ngoại khoa vì vậy sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng. Sau đốt điện, nếu chị em có những triệu chứng bất thường thì phải đi thăm khám ngay để có thể điều trị nhanh chóng nhằm rút ngắn thời gian điều trị.

Lời khuyên từ bác sĩ: Để chăm sóc tổn thương lộ tuyến sau đốt được tốt nhất, chị em nên chú ý vệ sinh âm đạo sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục, tránh các hoạt động thể chất mạnh, không thụt rửa âm đạo cũng như có chế độ dinh dưỡng thật tốt.

Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra đó là vô sinh. Vì thế, để hạn chế được biến chứng này, chị em cần lựa chọn được phòng khám và bác sĩ uy tín, từ đó có thể an tâm khám bệnh và điều trị.

Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp cho chị em hiểu rõ hơn về đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như trả lời được câu hỏi khi nào nên đốt lộ tuyến. Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như chất lượng phòng khám.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ