Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung có hết nấm âm đạo không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khám phá các phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm lộ tuyến cổ tử cung và nấm âm đạo. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và liệu pháp điều trị tối ưu để giải quyết cả hai tình trạng phổ biến này ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Viêm lộ tuyến và nấm âm đạo có thể là 2 bệnh đồng mắc trên cùng một bệnh nhân. Tình trạng này gây nhiều khó khăn trong việc điều trị dứt điểm, nếu không điều trị đúng cách có thể làm tăng nặng hơn và ảnh hưởng tới việc điều trị sau này.

Như vậy, làm cách nào để điều trị dứt điểm các bệnh trên, đốt viêm lộ tuyến có hết nấm không, hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

1.1. Như thế nào là viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Cervical Ectropion, hay còn gọi là Viêm lộ tuyến cổ tử cung, là một tình trạng bệnh lý lành tính, xuất phát từ sự phát triển và mở rộng của các tế bào tuyến từ bên trong ống cổ tử cung ra phía ngoài, gây ra các tổn thương trên cổ tử cung.

Các tuyến này có chức năng tiết ra dịch nhầy, và khi chúng bị lộ ra ngoài, chúng có thể bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn, nấm, vi rút và vi trùng khác.

Vì các tế bào tuyến vẫn tiếp tục tiết dịch như khi chúng ở trong cổ tử cung, nên người bệnh thường có triệu chứng là tăng tiết dịch âm đạo, dễ gây ra viêm nhiễm (khi đó được gọi là lộ tuyến viêm).

Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục, phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản hoặc vừa mới sinh con. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh này xuất hiện từ khi sinh ra.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được phân loại thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Các tế bào tuyến từ trong cổ tử cung mới chỉ bắt đầu mở rộng ra phía ngoài, với diện tích bị tổn thương không vượt quá 30%. Tình trạng viêm nhiễm chưa phát triển rộng rãi, và chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể đối với các hoạt động hàng ngày và quan hệ tình dục của người bệnh.
  • Giai đoạn 2: Diện tích cổ tử cung bị tổn thương đã mở rộng, chiếm khoảng 50-70% diện tích. Để tránh các biến chứng nguy hiểm, việc thăm khám và điều trị sớm là cần thiết.
  • Giai đoạn 3: Diện tích cổ tử cung bị tổn thương đã lan rộng hơn 70%. Các triệu chứng của bệnh ngày càng trở nên nặng nề hơn, và nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm tăng lên, yêu cầu phải được xử lý ngay lập tức.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

1.2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung do những nguyên nhân nào gây ra?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung, bao gồm cả sự phát triển bất thường của cổ tử cung từ khi sinh ra hoặc do một số  yếu tố khác trong cuộc sống. Một số nguyên nhân thường gặp, gồm có:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách 

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục và trong giai đoạn kinh nguyệt.

  • Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su, hoặc quan hệ với nhiều người cũng có thể gây ra bệnh. Hơn nữa, quan hệ không an toàn còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, sùi mào gà, và HIV.

  • Mắc các bệnh phụ khoa khác

Việc mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, mụn cóc sinh dục… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Lạm dụng các thủ thuật phụ khoa 

Các trường hợp như nạo phá thai, đặt vòng âm đạo không đúng cách… có thể gây tổn thương cho cổ tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây ra viêm nhiễm.

  • Thay đổi nội tiết tố nữ

Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra mất cân bằng trong cơ thể và dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thường thì các biến đổi về nội tiết tố nữ xảy ra sau khi sinh, khi sử dụng phương pháp tránh thai, hoặc khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh..

  • Không thăm khám định kỳ sức khỏe phụ khoa

Thái độ chủ quan và sự lo lắng tâm lý có thể dẫn đến việc bỏ qua các cuộc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, điều này có thể làm cho các vấn đề bệnh lý được phát hiện muộn, gây ra tình trạng bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn.

1.3. Làm thế nào để điều trị tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp hiệu quả. Dựa vào từng tình huống cụ thể, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng và mong muốn điều trị của bệnh nhân để đề xuất và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Phương pháp đặt thuốc âm đạo 

Phương pháp này thích hợp với tình trạng viêm ở độ 1, tức là sự viêm nhiễm mới bắt đầu hình thành, còn ở mức độ nhẹ, vùng viêm dưới 5mm. Thuốc được đặt trong âm đạo để cải thiện và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Đồng thời, việc sử dụng thuốc cũng giúp cải thiện sự cân bằng của dịch âm đạo và điều chỉnh độ pH trong cơ thể..

Một liệu pháp điều trị thông thường bằng cách đặt thuốc thường kéo dài khoảng 10 ngày, với mỗi chu kỳ tiếp theo được thực hiện sau mỗi 3-7 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh, do đó nguy cơ tái phát bệnh vẫn cao, yêu cầu phải theo dõi sát sao và thường xuyên.

  • Sử dụng laser để điều trị viêm lộ tuyến. 

Nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng viêm sẽ ngày càng lan rộng ra mặt bên ngoài cổ tử cung. Phương pháp đốt laser được áp dụng cho các trường hợp vùng viêm nhiễm lớn hơn 5mm, diệt các lộ tuyến lấn ra ngoài mặt cổ tử cung.

Hơn nữa, việc sử dụng laser cũng hỗ trợ cho quá trình phục hồi của biểu mô, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa trong tương lai.

2. Bệnh nấm âm đạo

2.1. Nấm âm đạo là gì?

Âm đạo của phụ nữ thường chứa một cân bằng lành mạnh giữa vi khuẩn và nấm men. Hormone estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacilli, những vi khuẩn có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây hại và duy trì sự khỏe mạnh của âm đạo.

Tuy nhiên, khi cân bằng này bị đảo lộn, một số loại nấm phổ biến nhất như nấm candida có thể phát triển mạnh mẽ, dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Nhiễm nấm âm đạo, hay còn gọi là nhiễm nấm candida, là hiện tượng mà nấm Candida albicans phát triển quá mức trong âm đạo.

Sự tăng trưởng không kiểm soát này gây ra các triệu chứng như kích ứng, viêm, ngứa, đau rát và tiết dịch âm đạo. Thực tế, có đến 75% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng nấm men ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm nấm mặc dù  không được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hoạt động quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhiễm nấm Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục bằng miệng có thể liên quan đến việc nhiễm nấm.

Bệnh nhiễm nấm ở âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng tốc độ điều trị nhanh hay chậm, cũng như việc có tái phát hay không, phụ thuộc vào quá trình điều trị và loại thuốc điều trị mà bạn sử dụng.

2.2. Nguyên nhân của nhiễm nấm âm đạo

Candida albicans là loại nấm thường gặp nhất gây ra nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng do một số loại nấm khác thường khó điều trị và đòi hỏi các phương pháp chuyên sâu hơn để điều trị

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm nấm, bao gồm:

  • Sự thay đổi hormone: Những thay đổi hormone khi mang thai, cho con bú, mãn kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy của âm đạo có thể tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong âm đạo. Nên một số lợi khuẩn có tác dụng bảo vệ âm đạo cũng bị tiêu diệt.
  • Việc sử dụng các sản phẩm thụt rửa và thuốc xịt âm đạo có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, ví dụ như bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, điều này cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển mất kiểm soát.
  • Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được xem là một loại nhiễm trùng qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.

2.3. Triệu chứng của nấm âm đạo

Cảm giác ngứa và khó chịu thường là những dấu hiệu phổ biến của nhiễm nấm ở âm đạo. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ) trở nên sưng nóng đỏ
  • Đau kèm rát trong khi đi tiểu
  • Khả năng cảm thấy đau trong quan hệ tình dục.
  • Dịch âm đạo có màu trắng, đặc và không mùi.
  • Số lượng dịch âm đạo nhiều hơn bình thường

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Cần nhớ rằng, các dấu hiệu của nhiễm nấm men có thể giống với một số vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm cả nhiễm trùng qua đường tình dục và viêm nhiễm khuẩn âm đạo (tình trạng mà vi khuẩn phát triển quá mức trong môi trường âm đạo). Do đó, việc chẩn đoán chính xác rất quan trọng để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất.

2.4. Cách điều trị nấm âm đạo

Điều trị nhiễm nấm ở âm đạo tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất mắc bệnh của người bệnh.

Đối với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và các đợt nhiễm không thường xuyên, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kem chống nấm không cần đơn thuốc, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa miconazole hoặc clotrimazole) là những phương pháp điều trị nhiễm nấm men phổ biến nhất.

Liều điều trị thuốc từ 1-7 ngày. Thuốc uống chống nấm fluconazole có thể được sử dụng, tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc trong thai kỳ.

Bạn cần đi tái khám nếu việc điều trị không có tiến triển hoặc tái phát nhièu lần. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc tình trạng nhiễm nấm thường xuyên xảy ra, các bác sĩ sẽ đề nghị làm các phương pháp sau:

  • Điều trị kéo dài: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
  • Thuốc uống nhiều liều: Thay vì thuốc bôi, nhiều liều thuốc chống nấm đường uống cỏ thể được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Liệu pháp kháng Azole (thuốc đặt âm đạo). Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.
Thuốc đặt âm đạo được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm nấm âm đạo
Thuốc đặt âm đạo được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm nấm âm đạo

3. Đốt viêm lộ tuyến có hết nấm không?

Nhiều phụ nữ mắc đồng thời viêm lộ tuyến cổ tử cung và nhiễm nấm âm đạo có thắc mắc là điều trị viêm bằng phương pháp đốt có giúp làm giảm tình trạng nấm ở âm đạo không. Đáp án cho thắc mắc trên là đốt viêm lộ tuyến không chữa được nấm.

Đốt chỉ giải quyết được tình trạng lộ tuyến cổ tử cung của bệnh nhân, giúp loại bỏ được các tế bào viêm và quá sản để giảm tiết dịch và viêm chứ không giải quyết được tình trạng nấm.

4. Phương pháp điều trị cho người bị cả viêm lộ tuyến và nấm âm đạo

Như vậy, phương pháp điều trị cho người bị cả viêm lộ tuyến và nấm âm đạo là gì? Phương pháp tốt nhất hiện nay là cần điều trị dứt điểm nấm ở âm đạo trước khi đốt. Trước khi đốt cần phải điều trị nội khoa bằng thuốc để kiểm soát tốt tình trạng viêm và nấm

5. Lời khuyên của bác sĩ

Nấm âm đạo và viêm lộ tuyến là hai bệnh phổ biến thường hay gặp ở những phụ nữ trong thời kỳ sinh sản, gây nên cảm giác khó chịu trong sinh hoạt và  trong cuộc sống hàng ngày đối với những ai mắc phải.

Việc điều trị tình trạng trên cần phải đồng bộ, tránh việc chữa ở nhiều phòng khám, nhiều bác sĩ khác nhau sẽ dẫn tới sự thiếu nhất quán, có thể làm tăng nặng viêm và nấm.

Như vậy, điều trị cùng một bác sĩ sẽ làm giảm thiểu tình trạng trên. Trong trường hợp chữa nấm và viêm lộ tuyến ở hai nơi khác nhau thì cần cung cấp lịch sử bệnh lý để có thể giải quyết kịp thời và tránh làm tăng nặng lên tình trạng bệnh.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh phụ khoa. Hãy liên hệ với  BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan để được giải quyết thắc mắc.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ