HPV có lây qua bồn cầu không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

HPV có lây qua bồn cầu không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Tuy nhiên con đường bồn cầu có thể không phải là con đường lây truyền của bệnh.

HPV có lây qua bồn cầu không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Tuy nhiên, HPV có thể không lây nhiễm qua bồn cầu bởi con đường lây nhiễm chính của virus là con đường tình dục. Các triệu chứng nhiễm HPV cũng thường vô cùng đa dạng.

1. Các con đường lây nhiễm HPV

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguyên nhân do HPV. Và liệu các chủng HPV có lây qua bồn cầu không? Các chủng loại virus HPV cũng vô cùng đa dạng. Mỗi chủng lại có vị trí gây bệnh và mức độ bệnh khác nhau. 

Một số chỉ gây ra các bệnh lý tại bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, một số lại vô cùng nguy hiểm, chúng xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh dục và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.

Con đường lây truyền chính của HPV là qua đường tình dục. Virus HPV có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các hoạt động quan hệ bằng miệng, hậu môn và âm đạo. Đặc biệt khi người mang bệnh không có các triệu chứng vẫn có thể có khả năng lây nhiễm sang người lành.

Cũng giống như tất cả các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, việc quan hệ với nhiều bạn tình khiến tỷ lệ mắc HPV cũng tăng lên đáng kể. Vì thế, việc quan hệ tình dục lành mạnh một bạn tình cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV.

Theo một số nghiên cứu, có tỷ lệ HPV lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng rất hiếm khi xảy ra. Bên cạnh đó, trả lời cho câu hỏi HPV có lây qua bồn cầu không là có thể là không xảy ra.

 

HPV là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tình dục ở phụ nữ, liệu HPV có lây qua bồn cầu không ?
HPV là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tình dục ở phụ nữ, liệu HPV có lây qua bồn cầu không?

2. HPV có lây qua bồn cầu không?

HPV có lây qua bồn cầu không là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm và thắc mắc. Việc sử dụng bồn cầu công cộng khiến chị em càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe của bản thân. Câu trả lời khiến chị em đỡ lo lắng là HPV có thể không có khả năng lây truyền qua con đường bồn cầu.

Như nhiều người biết, bồn cầu là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ hơn nữa. Tuy nhiên, các bệnh lý lây truyền do HPV hay các bệnh lý như lậu, giang mai,… cần có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan sinh dục.

Vì thế, việc lây truyền HPV qua bồn cầu khi có sự tiếp xúc trực tiếp của virus HPV sang đường sinh dục hoặc qua vết thương hở, vết trầy xước mới có nguy cơ gây bệnh. Việc chỉ sử dụng bồn cầu một cách đơn thuần không có khả năng lây truyền virus HPV.

3. Triệu chứng nhiễm HPV ở nữ

Khi sử dụng nhà vệ sinh công công, nhiều chị em lo lắng HPV có lây qua bồn cầu không. Tuy nhiên, nhiễm HPV thường do các nguyên nhân khác và nguyên nhân chính là qua đường tình dục. Triệu chứng nhiễm HPV ở nữ có thể có những biểu hiện bệnh lý vô cùng đa dạng. Những chủng HPV có nguy cơ cao có thể gây ra một số bệnh lý như:

3.1. Mụn cóc sinh dục

Do tính chất cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ nên khi xuất hiện mụn cóc sinh dục đôi khi sẽ không dễ để phát hiện. Mụn cóc sinh dục có hình dáng như những nốt màu hồng nhạt, nâu và có dịch ở bên trong. Vị trí mọc của mụn có sinh dục có thể là ở: âm đạo, tử cung, môi lớn, môi bé,…

Mụn cóc sinh dục có dịch ở bên trong nên rất dễ vỡ đặc biệt là khi quan hệ tình dục dẫn đến tình trạng đau rát, dịch từ trong mụn cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số vị trí như hậu môn, da, miệng cũng là nơi phát triển của mụn cóc.

Mụn cóc sinh dục là những nốt màu hồng nhạt, nâu và có dịch bên trong
Mụn cóc sinh dục là những nốt màu hồng nhạt, nâu và có dịch bên trong

3.2. Ung thư âm hộ

Tình trạng ung thư âm hộ do virus HPV hiện nay đang được phát hiện nhiều ở những phụ nữ trẻ. Đặc biệt, những người có thói quen hút thuốc được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh. Các biểu hiện bệnh được phát hiện đó là: tình trạng âm hộ căng tức, xuất hiện khối u, màu sắc da thay đổi, đôi khi gặp tình trạng ngứa âm hộ và chảy máu âm đạo bất thường.

3.3. Ung thư hậu môn

Với những người có thói quen hút thuốc, ngoài ung thư âm hộ là tình trạng hay gặp, thì bệnh lý ung thư âm đạo do HPV cũng thường được ghi nhận và tỷ lệ tăng hơn ở những người có quan hệ bằng đường hậu môn. Các triệu chứng hay gặp đó là: xuất hiện khối u, hậu môn chảy dịch bất thường, thay đổi thói quen đại tiểu tiện, phân lỏng và nhầy máu,…

3.4. Ung thư vòm họng

Theo ghi  nhận, việc nhiễm HPV có ảnh hưởng đến 25% trường hợp ung thư vòm họng. Các triệu chứng hay gặp đó là: xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng tại niêm mạc miệng lưỡi, các vết loét lâu liền, cảm giác nuốt vướng và đau khi nuốt,…

3.5. Ung thư cổ tử cung

Hầu như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến tình trạng nhiễm HPV. Có hai dạng ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô vảy (tác động trên bề mặt da cổ tử cung) và ung thư biểu mô tuyến (tác dụng bên trong cổ tử cung). Các triệu chứng thường được ghi nhận đó là: thay đổi thói quen tiểu tiện, đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo hay chảy máu âm đạo bất thường,…

HPV là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung
HPV là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng nhiễm HPV thể hiện ở các bệnh lý mà nó gây ra. Bởi vì có rất nhiều chủng virus gây bệnh nên các triệu chứng cũng vô cùng đa dạng. Vì thế, nếu chị em thấy bản thân có vấn đề về sức khỏe, hãy thăm khám sớm nhất để có thể sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

4. Làm sao để biết mình có bị nhiễm virus HPV hay không?

Hiện nay, các xét nghiệm để kiểm tra mức độ nhiễm HPV hay HPV có lây qua bồn cầu không của người nhiễm vẫn chưa có triển khai. Xét nghiệm được sử dụng chính là xét nghiệm HPV tầm soát ung thư cổ tử cung. Độ tuổi được khuyến khích làm xét nghiệm là phụ nữ trên 30 tuổi. Tình trạng bệnh có thể được phát hiện nếu có kết quả xét nghiệm Pap bất thường (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung).

Bệnh lý do nhiễm virus HPV có sự khác biệt khá lớn so với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: Lậu, Chlamydia, Giang mai,…bởi chưa có kháng sinh điều trị virus HPV cũng như chưa có phương pháp điều trị triệt để virus. Đa phần chị em khi nhiễm HPV sẽ phải sống chung với virus. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của hệ miễn dịch sẽ ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Vì thế, việc nâng cao sức khoẻ để có một hệ miễn dịch bền bỉ là việc làm cấp thiết với tất cả mọi người. Bạn hãy duy trì lối sống thể dục lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn để có cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, có chế độ sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh, ăn uống đủ chất để chống lại nguy cơ lây nhiễm của virus cũng như tăng khả năng đào thải virus ra khỏi cơ thể.

5. Cách phòng tránh HPV chị em cần biết

5.1. Tiêm vaccine

Hiện nay, tiêm vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu và an toàn nhất để ngăn ngừa virus HPV cũng như các bệnh lý do HPV gây nên. Bên cạnh đó cũng giúp chị em không còn phải lo lắng rằng HPV có lây qua bồn cầu không. Độ tuổi được khuyến cáo tiêm vaccine là ở tất cả các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi, tuy nhiên vẫn nên tiêm vaccine cho đến 26 tuổi nếu trước đó vẫn chưa được tiêm chủng.

Thời điểm ưu tiên được khuyến cáo tiêm để đạt được hiệu quả tốt nhất là ở người chưa từng quan hệ tình dục bởi lúc đó cơ thể vẫn chưa tiếp xúc với virus HPV.

Chính vì thế, những bậc làm cha mẹ, nên tìm hiểu về vaccine tiêm phòng HPV để có thể giúp con cái tiêm được trong độ tuổi thích hợp nhất tránh những nguy cơ tiềm ẩn sau này bởi độ tuổi thích hợp nhất để tiêm là thời điểm chưa dậy thì từ 9-14 tuổi.

Tiêm vaccine là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất trong phòng ngừa virus HPV
Tiêm vaccine là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất trong phòng ngừa virus HPV

5.2. Khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung

Sau độ tuổi 20, tất cả nữ giới nên đi khám sức khỏe định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung để ngăn ngừa bệnh. Các xét nghiệm ưu tiên tiến hành là xét nghiệm PAP (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) và xét nghiệm virus HPV để phát hiện những dấu hiệu bất thường, chủng virus gây bệnh cũng như giai đoạn bệnh để có hướng xử trí kịp thời

Việc chủ động trong chăm sóc sức khỏe sẽ giúp giảm thiểu chi phí điều trị cũng như giảm thiểu gánh nặng về y tế. Khi phát hiện các dấu hiệu sớm như dấu hiệu tiền ung thư, bác sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị tốt hơn nhằm cải thiện tốt tình trạng mà chị em mắc phải cũng như giúp rút ngắn được thời gian điều trị.

5.3. Quan hệ tình dục an toàn

Con đường lây lan chính của virus HPV là con đường tình dục. Do đó, việc quan hệ tình dục an toàn chính là biện pháp hữu hiệu tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh, mọi người cần có chế độ sinh hoạt tình dục hợp lý như:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Đây là biện pháp có thể làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm của virus HPV. Tuy nhiên, với những vị trí bề mặt da không được bao phủ bởi bao cao su vẫn có nguy cơ mầm bệnh sẽ lây lan.
  • Quan hệ chung thuỷ một vợ một chồng: Việc quan hệ nhiều bạn tình, là yếu tố nguy cơ rất cao tăng tỷ lệ mắc virus HPV. Vì thế việc quan hệ lành mạnh giúp giảm thiểu rất nhiều nguy cơ nhiễm HPV
Quan hệ tình dục an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV
Quan hệ tình dục an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV

Việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của mỗi người. Hãy luôn có ý thức bảo vệ bản thân, có chế độ sinh hoạt hợp lý để có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh nhằm ngăn chặn được nguy cơ nhiễm virus HPV.

Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp chị em trả lời được câu hỏi HPV có lây qua bồn cầu không cũng như có thêm kiến thức và hành trang bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm HPV. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Soi tươi huyết trắng để làm gì?

    Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

    Thông tin kiến thức
    Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

    Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

    Thông tin kiến thức
    Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

    Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

    Thông tin kiến thức
    Kinh nguyệt ra ít có sao không?

    Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

    All in one
    Liên hệ