Khám rong kinh tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khi nào chị em cần đi khám rong kinh? Rong kinh nên đi khám ở đâu? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho chị em tham khảo.

Nhiều chị em còn phân vân không biết khám rong kinh ở đâu? Bài viết này sẽ đưa ra các gợi ý để chị em tham khảo và lựa chọn.

1. Dấu hiệu rong kinh cần đi khám

Dấu hiệu nào cho thấy chị em nên đi khám rong kinh? Sau đây là một số dấu hiệu giúp chị em nhận biết được:

  • Chảy máu âm đạo trong kỳ kinh hơn 7 ngày
  • Thay nhiều băng vệ sinh hơn trong ngày
  • Máu kinh chảy nhiều kể cả ban đêm, có thể lẫn các cục máu đông
  • Có các biểu hiện kèm theo do thiếu máu như mệt mỏi, dễ đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
    Khi nào nên đi khám rong kinh?
    Khi nào nên đi khám rong kinh?

2. Bác sĩ khám rong kinh là ai?

Nhiều chị em vẫn chưa biết rong kinh nên đi khám ở đâu? Gợi ý cho các chị em tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, hiện có ba bác sĩ có nhiều chuyên môn về lĩnh vực sản phụ khoa, bao gồm:

Các bác sĩ đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong chăm sóc sản phụ và điều trị các bệnh lý liên quan tới phụ khoa.

Đặc biệt, BSCKII Lê Thị Quyên có thế mạnh chuyên sâu về khám rong kinh, điều trị rong huyết tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh với thời gian làm việc lên tới 33 năm.

Với kinh nghiệm dày dặn cùng cách thăm khám nhẹ nhàng, chăm sóc, tư vấn tận tình, bác sĩ Lê Thị Quyên đã giúp nhiều chị em bị rong kinh điều trị thành công.

Ngoài điều trị rong kinh, bác sĩ Lê Thị Quyên cũng đã có rất nhiều lần điều trị cho những trường hợp tiền sử thai lưu, đẻ non,… đem lại an toàn cho cả mẹ và bé.

3. Khám rong kinh tại phòng khám

3.1. Thông tin cần cung cấp cho bác sĩ

Khi đi thăm khám, chị em cần chuẩn bị trước những thông tin này để cung cấp cho bác sĩ, bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Tiền sử kinh nguyệt: kinh nguyệt lần đầu tiên, độ dài một kỳ kinh, lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ và ngoài ra còn có tiền sử gia đình
  • Biểu hiện khi rong kinh
  • Thời gian rong kinh kéo dài trong bao lâu
  • Tính chất máu kinh: màu sắc, số lượng bao nhiêu, có kèm lẫn cục máu đông,…
  • Các triệu chứng khác kèm theo (đau bụng, đau lưng, mệt mỏi…)

Từ những thông tin mà chị em cung cấp, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn, tránh bỏ sót nguyên nhân mà từ đó có thể đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

3.2. Phương pháp chẩn đoán

Sau khi lấy thông tin tiền sử và bệnh sử của chị em, các bác sĩ sẽ khám bằng cách thực hiện khám vùng bụng, âm đạo bằng tay. Ngoài ra đối với các chị em đã từng quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ khám mỏ vịt để kiểm tra vùng âm đạo và cổ tử cung để phát hiện và miêu tả các bất thường nếu có.

Khám bằng khám mỏ vịt
Khám bằng khám mỏ vịt

Thực hiện xong hỏi và khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ phát hiện nguyên nhân rong kinh của chị em, có thể có những cận lâm sàng như:

  • Công thức máu
  • Hóa sinh máu
  • Siêu âm tử cung – phần phụ qua đường bụng hoặc đường âm đạo
  • CT hoặc MRI vùng chậu

Khi đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm trong tay, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và từ đó định hướng điều trị cho chị em.

3.3. Phương pháp điều trị

Khi khám rong kinh có thể phát hiện nhiều nguyên nhân khác nhau như nội tiết, các vấn đề thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Vì lý do đó nên các phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân sẽ được cá thể hóa và khác nhau để có thể chấm dứt được tình trạng này.

Nếu chị em bị rong kinh do rối loạn nội tiết, có thể bác sĩ sẽ đưa phương án sử dụng thuốc có chứa hormone để cân bằng lại nội tiết tố và ổn định lại chu kỳ kinh.

Trong trường hợp nguyên nhân rong kinh là do các nguyên nhân thực thể như u xơ tử cung, thuốc uống cũng có thể là một lựa chọn nhưng cũng có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp xâm lấn như phẫu thuật để loại bỏ được căn nguyên.

4. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

4.1. Sau điều trị rong kinh cần kiêng khem không?

Sau điều trị dứt điểm tình trạng rong kinh, chị em không cần kiêng gì cả. Khi hết rong kinh thì chu kỳ kinh nguyệt cũng như vùng kín cũng sẽ trở lại như bình thường.

4.2. Chữa rong kinh bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị rong kinh là không cụ thể, tùy thuộc vào lúc khám rong kinh phát hiện ra nguyên nhân gì và đáp ứng điều trị của từng người bệnh. Có những chị em chỉ cần dùng thuốc nội tiết trong một kỳ là khỏi, nhưng cũng có người cùng nguyên nhân như vậy dừng thuốc là rong kinh lại quay trở lại.

Vì lý do trên, chị em không nên tự ý điều trị rong kinh khi chưa được các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn. Nếu chị em có các tình trạng như kể trên, chị em nên đi khám rong kinh càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng không đáng có có thể xảy ra.

Chị em có thể tham khảo đặt lịch khám với BSCKII Lê Thị Quyên tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được chăm sóc và điều trị sớm nhất.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ