Kiêng dùng dung dịch vệ sinh sau đốt điện?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Một trong những phương pháp điều trị lộ tuyến cổ tử cung là đốt điện. Vậy có những điểm nào cần chú ý về vệ sinh sau đốt điện. Tìm hiểu ngay.

Đốt điện là phương pháp được ứng dụng nhiều để điều trị tình trạng lộ tuyến cổ tử cung. Vậy có cần thiết phải vệ sinh sau đốt điện không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc vệ sinh sau đốt điện

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến vốn nên ở bên trong cổ tử cung (bộ phận ở bên dưới tử cung – cơ quan hình quả lê, giúp điều hòa lượng máu chảy mỗi kỳ kinh nguyệt) lại phát triển và chiếm chỗ các tế bào vảy ở bên ngoài. Các tế bào tuyến ở vị trí bất thường vẫn thực hiện nhiệm vụ sản xuất dịch như bình thường.

Điều này dẫn đến thể tích dịch âm đạo (dịch tại âm đạo – cơ quan dạng ống nối bộ phận sinh dục trong và ngoài) lớn hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại ở cơ quan sinh dục nữ phát triển.

Đốt điện (sử dụng nguồn điện tiêu diệt tế bào) là một trong những phương pháp thường được sử dụng để điều trị tình trạng lộ tuyến cổ tử cung. Sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần có thời gian phục hồi để các tế bào vùng cổ tử cung phát triển như bình thường.

Vì vậy, việc chăm sóc vùng kín sau khi đốt điện là rất quan trọng. Một số nguyên tắc vệ sinh sau đốt điện cần phải đảm bảo là:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Tắm đứng, không ngâm vùng kín trong nước quá lâu.
  • Khi đi vệ sinh, người bệnh cần lau từ trước ra sau.
  • Không dùng các loại dung dịch vệ sinh gây kích ứng với vùng da nhạy cảm.
  • Giữ vùng kín luôn khô thoáng, đảm bảo lau khô vùng kín sau khi tắm rửa, chọn đồ lót vừa vặn với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dừng thuốc giữa chừng.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục từ 6-8 tuần.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
  • Đồ ăn dầu mỡ và cay nóng cần được hạn chế.
  • Không vận động mạnh, kiêng đi xe đạp trong 3 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Tái khám phụ khoa theo lời dặn của bác sĩ điều trị.

2. Có cần kiêng dùng dung dịch vệ sinh sau đốt điện?

Một trong những điểm cần quan tâm của vấn đề vệ sinh sau đốt điện lộ tuyến cổ tử cung là dùng dung dịch vệ sinh như thế nào? Một số hướng dẫn cho rằng không nên dùng dung dịch vệ sinh sau khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ phù hợp nếu dung dịch mà người bệnh sử dụng có tính tẩy rửa mạnh gây mất cân bằng hệ vi sinh vật của âm đạo.

Nguyên tắc cần thực hiện sau khi đốt điện cổ tử cung là phải đảm bảo vùng kín luôn luôn sạch sẽ. Vì vậy, việc sử dụng dung dịch vệ sinh rửa ở bên ngoài nhẹ nhàng sẽ giúp giảm tình trạng viêm ảnh hưởng đến vết đốt điện tại cổ tử cung. Tại phòng khám, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan vẫn kê cho người bệnh một số loại dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng để đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng.

Chị em vệ sinh sau đốt điện nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ
Chị em vệ sinh sau đốt điện nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ

3. Cách chọn dung dịch vệ sinh sau đốt điện

Dung dịch vệ sinh được dùng để vệ sinh sau đốt điện nên đảm bảo những điều kiện sau:

  • pH cân bằng, tốt nhất là có pH tương tự pH của âm đạo (3,8-4,2).
  • Không chứa các chất tẩy rửa mạnh vì có thể ảnh hưởng tới môi trường bên trong âm đạo.
  • Không nên chọn loại có mùi, vì thành phần tạo mùi có thể là yếu tố gây kích ứng da.
  • Không nên chọn dạng bọt vì chất tạo bọt không phù hợp trong thời kỳ cần tẩy rửa nhẹ nhàng.
  • Lựa chọn những thành phần không gây kích ứng trên da.
  • Chọn các sản phẩm của công ty uy tín để tránh những tác dụng phụ từ các sản phẩm trôi nổi chưa được kiểm nghiệm kỹ càng.

Cách chọn dung dịch vệ sinh sau đốt điện ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Một số tiêu chí để lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh sau đốt điện an toàn
Một số tiêu chí để lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh sau đốt điện an toàn

4. Những sai lầm thường mắc

Nhiều chị em sau khi đốt điện đã phạm một số sai lầm trong quá trình vệ sinh sau đốt điện khiến cho vết thương lâu lành hơn. Cụ thể là:

  • Tái khám quá nhiều lần khiến vết thương sâu đốt bị tổn thương.
  • Vệ sinh sau đốt điện nhưng thụt rửa sâu ảnh hưởng đến vết thương.
  • Rửa bằng Betadin khiến cho môi trường trong âm đạo biến đổi khác bình thường.
  • Vận động mạnh ngay sau khi đốt điện.
  • Quan hệ tình dục sớm sau điều trị.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích.
Vận động mạnh sau đốt điện là việc làm cần tránh
Vận động mạnh sau đốt điện là việc làm cần tránh

5. Khi nào cần đi khám?

Mặc dù đi khám nhiều lần có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương nhưng một số trường hợp sau, người bệnh cần lưu ý để tái khám nhanh chóng:

  • Đau vùng bụng dưới kéo dài khiến người bệnh khó chịu.
  • Ngứa vùng kín.
  • Khí hư ra nhiều với màu sắc và mùi bất thường.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Chảy máu vùng kín bất thường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về vệ sinh sau đốt điện cổ tử cung. Lưu ý, sau khi điều trị, người bệnh cần phải thực hiện những việc làm chăm sóc vùng kín đầy đủ để tạo điều kiện cho các tế bào vùng này phát triển thuận lợi nhất. Liên hệ tới phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan để được tư vấn chi tiết tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ