Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rau tiền đạo xảy ra khoảng 1/200 trường hợp thai nghén, là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, chuyển dạ, sau đẻ.

Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu là gì? Rau tiền đạo là bệnh lý liên quan đến bất thường trong vị trí bám của rau thai,  bánh rau bám ở đoạn dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

1. Rau tiền đạo trung tâm là gì?

Trước khi tìm hiều về kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu, ta cần biết rau tiền đạo là một trong những nhóm bệnh lý trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ cùng với tiền sản giật. Bình thường vị trí bám của rau thai là ở mặt trước hoặc mặt sau của đáy tử cung. Nhưng trong bệnh lý này, rau thai bám ở vị trí bất thường, bám thấp hoặc vắt qua lỗ cổ tử cung làm cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ đẻ.

Trên lâm sàng, rau tiền đạo được chia làm 2 nhóm là rau tiền đạo không trung tâm và rau tiền đạo trung tâm.

  • Rau tiền đạo không trung tâm: là các loại rau thai bám ở vị trí thấp hoặc bám mép, chưa đi qua cổ tử cung. Các loại rau tiền đạo này có thể theo dõi để đẻ thường
  • Rau tiền đạo trung tâm: rau bám qua lỗ cổ tử cung. Nếu rau bám hoàn toàn qua cổ tử cung thì được gọi là rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn còn rau bám một phần thì được gọi là rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn.
hình A: rau bám vị trí bình thường, hình B: rau bám vị trí bất thường
hình A: rau bám vị trí bình thường, hình B: rau bám vị trí bất thường
Các loại rau tiền đạo
Các loại rau tiền đạo

2. Dấu hiệu nhận biết bị rau tiền đạo trung tâm

Để có kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu, ta cần nhận biết các dấu hiệu bị rau tiền đạo trung tâm không chỉ dựa vào triệu chứng bệnh mà còn dựa vào thăm khám hình ảnh siêu âm.

Dấu hiệu nhận biết bị rau tiền đạo trung tâm là chảy máu âm đạo, thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, đôi khi sớm hơn. Tính chất máu chảy của rau tiền đạo là máu chảy đột ngột có thể kèm đau bụng. Lượng máu ít trong những lần đầu, có thể tự cầm, sau đó tái phát và có khuynh hướng nhiều hơn những lần trước đó.

Vì chảy máu, tùy thuộc mức độ  mà mẹ bầu có các dấu hiệu mất máu như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,.. Theo kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu nếu thấy có các dấu hiệu ra máu như trên trong giai đoạn 3 tháng cuối thì cần phải đi khám ngay để được phát hiện và chẩn đoán kịp thời.

Khi thăm khám thai sản, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường khác trong rau tiền đạo trung tâm như là ngôi thai bất thường, rau bám ở cổ tử cung khi khám trong bằng đặt mỏ vịt.

Để chẩn đoán chính xác vị trí bám của bánh rau cũng như theo dõi tiến triển của rau tiền đạo thì siêu âm là phương pháp có giá trị cao và an toàn.

3. Rau tiền đạo có nguy hiểm không?

Theo kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, xuất huyết kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của cả mẹ và em bé như là:

  • Tuỳ lượng máu mất mà mẹ bầu có những biểu hiện tương ứng với mức độ mất máu. Mất máu có thể làm thay đổi chỉ số mạch, huyết áp của mẹ bầu. Mất máu quá nhiều có thể dẫn đến sốc và đe doạ tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Trong trường hợp rau thai không thể tách khỏi niêm mạc tử cung, và chảy máu quá nhiều không tự cầm được thì mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ  phải cắt bỏ tử cung. Điều này ảnh hưởng tới khả năng mang thai sau này của mẹ và ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của mẹ.
  • Còn đối với trẻ, việc mất máu do rau tiền đạo làm cho thiếu máu đi nuôi dưỡng trẻ, khiến trẻ chậm phát triển hoặc phát triển không toàn diện trong thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sinh non ở thai nhi và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh sau khi ra đời.

4. Chẩn đoán rau tiền đạo ở mẹ bầu

Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu có tính chuyên môn cao. Các phương pháp được thực hiện dựa trên việc kiểm tra cận lâm sàng và thăm khám các triệu chứng trên lâm sàng.

4.1. Kiểm tra cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng mất máu của bệnh nhân dựa trên các xét nghiệm như công thức máu, tình trạng đông máu,…
  • Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu có độ chính xác cao. Phương pháp được thực hiện dựa vào việc xác định vị trí bám của bánh rau. Qua hình ảnh siêu âm màu Doppler, bác sĩ có thể quan sát được các mạch máu đi qua thành cơ tử cung hoặc bàng quang.
  •  MRI: Phương pháp này ít được sử dụng do độ nhạy thấp hơn so với siêu âm hiện đại. 
  • Soi bàng quang: Phương pháp được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ rau cài răng lược đâm xuyên bàng quang hoặc thai phụ có triệu chứng tiểu ra máu.

4.2. Thăm khám triệu chứng lâm sàng

Trước khi chuyển dạ

  • Triệu chứng cơ năng: Mẹ bầu có tình trạng xuất huyết âm đạo đột ngột vào 3 tháng cuối thai kỳ, máu đỏ tươi, có thể lẫn máu cục nhưng không kèm đau bụng. Lúc này lượng máu có thể xảy ra ồ ạt rồi giảm dần nhưng không tự cầm máu được. Sau đó, tình trạng có thể tái phát với mức độ xuất huyết tăng dần. 
  • Triệu chứng toàn thân: Lúc này, mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Triệu chứng thực thể: Trong khoảng thời gian trước khi chuyển dạ, mẹ bầu Không có triệu chứng đặc trưng nhưng có thể gặp ngôi thai (phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ và ống dẫn tinh, đây là phần đầu tiên đi ra khỏi cơ thể người mẹ lúc sinh nở) bất thường.

Khi chuyển dạ

  • Triệu chứng cơ năng: Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo ồ ạt, máu đỏ tươi, kèm theo cơn đau bụng do co tử cung. Triệu chứng thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Triệu chứng toàn thân: Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu mà thai phụ có biểu hiện triệu chứng tương tự như trước khi chuyển dạ.
  • Triệu chứng thực thể: Trong khoảng thời gian này, nếu nắn bên ngoài bụng có thể phát hiện ngôi thai bất thường.
  • Khám âm đạo: Sờ thấy rau thai qua cổ tử cung, máu chảy ra từ cổ tử cung khi sử dụng mỏ vịt.

5. Rau tiền đạo trung tâm điều trị như thế nào?

Khi nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm thì cần phải vào viện để để thăm khám, theo dõi điều trị và phòng ngừa nguy cơ xuất huyết mức độ nặng.

Nguyên tắc điều trị đối với rau tiền đạo trung tâm là phải dựa vào tuổi thai và mức độ chảy máu. Tuy nhiên, với rau tiền đạo trung tâm thì chỉ định mổ lấy thai là tuyệt đối.

Xử trí trước khi chuyển dạ chủ yếu là chăm sóc, theo dõi, khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu :

  • Thuốc sử dụng trong giai đoạn này có thể là các loại thuốc giảm co tử cung như Spasmaverine, kháng sinh và các loại vitamin, sắt,.. 
  • Chủ động mổ lấy thai khi thai được 37 tuần, trước khi có dấu hiệu chuyển dạ để tránh nguy cơ chảy máu khi chuyển dạ. 
  • Nếu chảy máu nặng, điều trị chảy máu không có kết quả hoặc tình trạng thai nhi không ổn định trước khi đạt được 37 tuần thì phải mổ lấy thai ngay  và ưu tiên cầm máu cứu mẹ.

6. Cách chăm sóc mẹ bầu sau điều trị rau tiền đạo

Theo kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu, việc theo dõi sức khoẻ sau sinh là vô cùng quan trọng vì có thể ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu thứ phát sau sinh: Đây là một biến chứng sản khoa phổ biến và nghiêm trọng nhất sau sinh của rau tiền đạo, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Nguy cơ nhiễm trùng hậu sản sau sinh ở phụ nữ có rau tiền đạo cao do diện tích vết thương rộng và có sản dịch ứ đọng.

Đa phần trẻ sinh ra từ mẹ có rau tiền đạo là sinh thiếu tháng. Chính vì thế, chị em cần phải theo dõi các bé kỹ càng theo phác đồ chăm sóc trẻ sinh non.

7. Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu

Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu là nên nằm viện theo dõi sát sao kể từ khi phát hiện ra rau tiền đạo trung tâm để đề phòng nguy cơ chảy máu đột ngột cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình nằm viện theo dõi trước khi sinh, mẹ bầu cần phải giữ tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế di chuyển nhiều và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng sắt và protein cao để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm khác ở thời kỳ sau sinh là mẹ bầu sẽ được theo dõi sát để đề phòng nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn. Nếu ở thời điểm này, mẹ bầu thiếu máu nhiều thì phải được truyền máu để bù lại lượng đã mất.

Giai đoạn này, mẹ bầu vẫn cần chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt, kiêng đi lại nhiều để phục hồi lại thể chất. Còn đối với trẻ sơ sinh thì được chăm sóc đặc biệt do phần lớn trẻ để mổ trong nhóm bệnh lý rau tiền đạo là trẻ non tháng.

Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu
Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu

6. Kết luận về kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu

Nhìn chung, rau tiền đạo trung tâm là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây đe doạ tính mạng của mẹ và thai nhi nếu mất máu quá nhiều nên việc đăng ký quản lý thai nghén, khám thai thường xuyên giúp phát hiện sớm các trường hợp rau tiền đạo là vô cùng quan trọng.

Mẹ bầu cũng phải thường xuyên để ý các dấu hiệu chảy máu ở giai đoạn 3 tháng cuối. Kinh nghiệm bị rau tiền đạo trung tâm cho mẹ bầu, nếu thấy chảy máu, cần phải đi khám ngay để được nghe tư vấn từ bác sĩ, trong trường hợp cần thiết thì cần nhập viện để theo dõi, hạn chế chảy máu tới mức thấp nhất để bảo vệ mẹ và thai.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan - Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật Sản phụ khoa.

Để đặt lịch khám với bác sĩ Ngọc Lan, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây:

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo

    Thai phụ bị rau tiền đạo khi bánh rau bám ở vùng cổ tử cung, có thể gây nguy hiểm khi sinh em bé. Tìm hiểu ngay thông tin chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo.

    Thông tin kiến thức
    Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

    Nhau thai bám thấp sinh thường được không? Tùy thuộc vào vị trí nhau thai và mức độ nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án tốt nhất.

    Thông tin kiến thức
    Soi tươi huyết trắng để làm gì?

    Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

    Thông tin kiến thức
    Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

    Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

    All in one
    Liên hệ