Kinh nguyệt bất thường, phát hiện ra là triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lạc nội mạc tử cung biểu hiện thế nào? Cùng nghe BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ I, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương nói về triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Lạc nội mạc tử cung gây đau dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt và là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ. Tham khảo một trường hợp điều trị lạc nội mạc tử cung dưới đây để nhận biết các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung và được điều trị sớm.

1. Vấn đề bệnh nhân lạc nội mạc tử cung gặp phải

Đây là trường hợp một bệnh nhân bị Lạc nội mạc tử cung đến khám tại phòng khám ngày 08/08/2023:

Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, tiền sử sản khoa: đã sinh được 2 người con đều khỏe mạnh, lần sinh gần nhất từ năm 2020, sinh mổ và diễn biến cuộc mổ bình thường, không có tiền sử sảy thai hay nạo hút thai.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ dao động trong khoảng 28-35 ngày, mỗi chu kỳ kinh ra máu khoảng 3-5 ngày với lượng kinh khoảng 60-80ml. Các trường hợp bất thường có thể gặp:

  • Kinh thưa: chu kỳ kinh nguyệt >35 ngày, kinh máu chu kỳ kinh nguyệt <28 ngày.
  • Rong kinh: ra máu đúng theo chu kỳ nhưng kéo dài >7 ngày.
  • Cường kinh, băng kinh: lượng máu kinh nhiều có thể gây thiếu máu, mệt mỏi cho người phụ nữ…

Ở bệnh nhân này, chu kỳ kinh nguyệt dài 36-40 ngày, mỗi chu kỳ kinh ra máu 7-8 ngày, trong chu kỳ bệnh nhân ra máu nhiều kèm đau bụng dữ dội vùng hố chậu trái.

Bệnh nhân đã đi khám tại bệnh viện gần nhà cách đây 2 tháng, đã được xét nghiệm tế bào âm đạo (một xét nghiệm giúp sàng lọc bạn có mặc ung thư cổ tử cung hay không) kết quả bình thường và chưa được làm xét nghiệm HPV.

Bệnh nhân đã nhập viện gần nhà để điều trị tuy nhiên triệu chứng đau không cải thiện, bệnh nhân còn ra máu với những tính chất tương tự. Do đó, bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

2. Tình trạng bệnh nhân đến khám

Các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân trước khi được điều trị
Các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân trước khi được điều trị

Bệnh nhân đến khám vào ngày thứ 9 của chu kỳ (ngày thứ nhất của chu kỳ là ngày bạn bắt đầu ra máu kinh), bác sĩ thăm khám thấy:

  • Âm hộ: bình thường
  • Âm đạo: còn ít máu nâu.
  • Cổ tử cung: môi trước có u đế nhỏ (u đế cổ tử cung cũng là một dạng u xơ tử cung nhưng ở vị trí ở cổ tử cung, thường là khối u lành tính) và nang Naboth (nang lành tính và có thể tự tiêu), có tia máu nâu.
  • Tử cung: to hơn bình thường, cạnh bên trái tử cung có khối chắc, ấn đau, kém di động, kích thước khoảng 3cm, nằm sâu thành bụng.
  • Hai phần phụ (vòi tử cung – buồng trứng): bình thường.

Bác sĩ chỉ định siêu âm ổ bụng và đánh giá hình ảnh khối u trên siêu âm, đưa ra chẩn đoán: Khối lạc nội mạc tử cung thành bụng.

Ngoài ra được làm thêm xét nghiệm HPV (virus Human Papilloma – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung và cần làm sàng lọc cho các phụ nữ đã quan hệ tình dục), kết quả âm tính.

3. Hướng điều trị nội khoa bệnh lạc nội mạc tử cung

Kết quả sau điều trị 1 đợt

Bệnh nhân đến khám lại vào ngày thứ 6 của chu kỳ kinh tiếp theo.

  • Lượng máu kinh trong chu kỳ này của bệnh nhân đã giảm đáng kể, chỉ ra nhiều vào ngày đầu và giảm dần, hết vào ngày thứ 5.
  • Triệu chứng đau tại vùng hố chậu trái (vị trí khám thấy khối lạc nội mạc tử cung trước đó) có giảm đi.

Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận định:

  • Âm hộ: bình thường
  • Âm đạo: không có máu
  • Cổ tử cung: Môi trước có u để nhỏ, không có tổn thương khác.
  • Bờ ngoài cơ thẳng bụng bên trái, cách xương mu 10 cm có khối nằm sâu, kích thước khoảng 3cm, ấn đau nhẹ.

4. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị lạc nội mạc tử cung nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.

Tuy nhiên, biểu hiện thường gặp nhất là đau dữ dội ở vùng xương chậu, đau thành cơn, đặc biệt xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.

Một số khác quan hệ tình dục, tiểu tiện, đại tiện cảm thấy đau

Các triệu chứng khác mà người bệnh có thể gặp là rong kinh, rong huyết, đau vùng chậu mạn tính, chướng bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đôi khi trầm cảm, lo lắng và vô sinh.

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Bệnh có thể bắt đầu ở kỳ kinh nguyệt đầu tiên của một người và kéo dài cho đến khi mãn kinh. Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường cải thiện sau thời kỳ mãn kinh nhưng không phải tất cả các bệnh nhân đều như vậy.

5. Lời khuyên của bác sĩ: Cần làm gì khi bị đau bụng kinh?

5.1. Thế nào là đau bụng kinh bất thường?

Đau bụng kinh hay dân gian gọi là thống kinh, là tình trạng hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra sau lưng, lan xuống 2 đùi và lan ra toàn bộ bụng, có thể kèm đau đầu, căng tức vú, buồn nôn…

Thống kinh chia làm 2 loại là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.

  • Thống kinh nguyên phát:
    • Xảy ra sau tuổi dậy thì, hay đúng hơn là từ vòng kinh đầu tiên có phóng noãn
    • Thường cơ năng, không có tổn thương thực thể.
  • Thống kinh thứ phát:
    • Xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, triệu chứng đau mới xuất hiện trong những chu kỳ sau này.
    • Có tổn thương thực thể như: tử cung đổ sau, chít hẹp lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung… làm cho máu kinh khó thoát ra.
    • Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây thống kinh thứ phát, do máu kinh bị ứ ở những ổ có niêm mạc lạc chỗ.

5.2. Xử trí khi bị đau bụng kinh

5.2.1. Phương pháp không dùng thuốc

Là phương pháp nhiều chị em phụ nữ thường áp dụng như chườm ấm, uống nước ấm, massage bụng…

5.2.2. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể bao gồm aspirin và acetaminophen, các chất ức chế prostaglandin như ibuprofen, naproxen natri, indomethacin và axit tolfenamic. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc nếu cần.

5.2.3. Liệu pháp nội tiết tố

Điều trị nội tiết nhằm mục đích ngăn cản rụng trứng càng lâu càng tốt có thể bao gồm: thuốc tránh thai đường uống, thuốc progesterone, dẫn xuất testosterone (danazol) và thuốc chủ vận GnRH (thuốc hormone giải phóng gonadotropin). Khi sử dụng các thuốc này cần chú ý một số tác dụng không mong muốn của thuốc.

5.2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật bảo tồn nhằm mục đích loại bỏ hoặc tiêu diệt các khối u, giảm đau và có thể cho phép mang thai trong một số trường hợp. Phẫu thuật bảo tồn có thể được thực hiện nếu phát hiện khối lạc nội mạc tử cung khi nội soi ổ bụng chẩn đoán. Liệu pháp nội tiết có thể được chỉ định cùng với phẫu thuật bảo tồn.

Phẫu thuật triệt để, có thể cần thiết trong những trường hợp nghiêm trọng, bao gồm cắt bỏ tử cung, loại bỏ tất cả các khối u và cắt bỏ buồng trứng.

Khi chị em phụ nữ thấy có kinh nguyệt bất thường, phát hiện ra là triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung, hãy liên hệ đến Zalo Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan để được khám và điều trị, tránh ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống hàng ngày.

Bài viết liên quan

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân điều trị rong kinh nhưng đặt vòng thất bại

Điều trị rong kinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu ca bệnh đặt vòng thất bại được điều trị rong kinh qua bài sau.

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân kinh ra ít một, kéo dài sau áp lạnh cổ tử cung

Kinh ra ít là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là xuất hiện sau áp lạnh cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Phân tích ca bệnh
Triệu chứng của nhiễm HPV – tầm soát quan trọng thế nào?

Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, tầm soát bệnh định kỳ để tránh hậu quả đáng tiếc. 

Phân tích ca bệnh
Kinh ra ồ ạt, dấu hiệu của Polyp cổ tử cung

Lượng máu kinh nguyệt của chị em luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên, chị em bị kinh ra ồ ạt có thể dấu hiệu của Polyp cổ tử cung.

All in one
Liên hệ