Lạc nội mạc tử cung dính nghĩa là gì?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lạc nội mạc tử cung dính là gì? Điều này có nguy hiểm không? Phải làm gì khi mắc phải? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lạc nội mạc tử cung, đặc biệt là lạc nội mạc tử cung dính có nguy hiểm không? Điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng bác sĩ Ngọc Lan tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Cơ chế bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ bên ngoài buồng tử cung. Cho tới hiện tại, lạc nội mạc tử cung vẫn là một bệnh lý chưa được hiểu biết rõ và nguyên nhân chính xác gây ra vẫn chưa được xác định.

Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung

Tuy nhiên các nhà khoa học đã đặt ra các giả thuyết về sự hình thành của lạc nội mạc tử cung. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay là giả thuyết của Samson về việc dòng chảy ngược của các tế bào nội mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt đi tới lớp cơ tử cung hoặc dừng lại trên đường thoát ra (âm đạo, âm hộ), “mọc” lên tại đó hoặc qua vòi tử cung tới buồng trứng hay vào ổ bụng tạo ra các khối lạc nội mạc.

Một giả thuyết khác được diễn giải là do quá trình biệt hóa của tế bào biểu mô trung bì của buồng trứng và phúc mạc phát triển thành các tuyến giống nội mạc tử cung. Điều này có thể giải thích được lý do vì sao có sự tồn tại của lạc nội mạc tử cung tại các vùng khác nhau trên cơ thể như khoang màng phổi, khoang màng tim,…

Có một giả thuyết chung giữa hai giả thuyết này là sự không hoạt động của các chất trung gian hóa học và yếu tố miễn dịch trong việc ức chế hình thành lạc nội mạc.

Hiện tại, các nhà khoa học đã đồng ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành lạc nội mạc tử cung như miễn dịch, môi trường và đặc biệt là yếu tố di truyền.

2. Nói lạc nội mạc tử cung “dính” nghĩa là gì?

Lạc nội mạc tử cung “dính” có nghĩa là mô lạc nội mạc gây ra tình trạng dính các cơ quan xung quanh vị trí chúng phát triển và làm biến đổi cấu trúc giải phẫu vùng đó, thường là vùng chậu. Những cơ quan có thể bị ảnh hưởng như cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, bàng quang, niệu quản, trực tràng,…

Như vậy, lạc nội mạc tử cung “dính” không phải một thể bệnh mà ý nói “dính” ở đây là một tình trạng có thể gặp do lạc nội mạc tử cung gây ra.

Cơ chế dính là do mô nội mạc tử cung bong ra và chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt từ đó gây ra đáp ứng viêm tại chỗ. Kết quả của quá trình viêm là sự hình thành các mô xơ dính ngay tại vị trí có mô lạc nội mạc.

3. Bệnh lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung dính có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Lạc nội mạc tử cung dính ở buồng trứng có thể tạo u nang buồng trứng và vô tình gây ảnh hưởng việc cấp máu cho buồng trứng
  • Nếu tình trạng dính lan rộng khắp khoang chậu có thể làm biến đổi toàn bộ cấu trúc vùng chậu dẫn tới làm tăng nặng các triệu chứng đau vùng chậu mãn tính, đau khi quan hệ hoặc thống kinh
  • Sự hình thành mô xơ ở các cơ quan như niệu quản hay trực tràng có thể làm xuất hiện tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc gây ra táo bón.

Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung nói chung còn ảnh hưởng tới khả năng mang thai của chị em bằng cách làm cản trở sự di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng hoặc giảm khả năng làm tổ của phôi. Điều này dẫn tới tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

4. Điều trị lạc nội mạc tử cung

Thực tế, lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý mạn tính và khó điều trị. Mục đích điều trị trên những bệnh nhân có bệnh này chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng để hạn chế việc ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Do đó, điều trị sẽ giúp chị em giảm bớt tình trạng đau bụng, làm chậm sự phát triển của mô lạc nội mạc, cải thiện khả năng sinh sản và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Các phương pháp hiện nay được sử dụng phổ biến để điều trị lạc nội mạc tử cung là thuốc giảm đau, thuốc nội tiết và phẫu thuật.

4.1. Thuốc giảm đau

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen được coi là phương pháp điều trị đầu tay cho lạc nội mạc tử cung thể nhẹ vì có tác dụng giảm viêm cũng như giảm đau và khó chịu. NSAIDs nên sử dụng tốt nhất vào một vài ngày trước khi bắt đầu hành kinh. Tuy nhiên thuốc NSAIDs cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

4.2. Thuốc nội tiết

Mục đích của thuốc điều trị nội tiết là hạn chế hoặc ngừng sản xuất estrogen nội sinh trong cơ thể từ đó sẽ đưa cơ thể chị em vào trạng thái như mãn kinh nhân tạo khiến kinh nguyệt dừng lại. Vì lý do này thuốc sẽ hạn chế sự phát triển của mô lạc nội mạc và giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thuốc lại không có tác dụng đối với lạc nội mạc tử cung dính.

Có bốn loại điều trị dựa trên hormone, đó là:

  • Progestogen: hormone tổng hợp ngăn rụng trứng và thu nhỏ mô lạc nội mạc. Tuy nhiên thuốc có thể làm bệnh nhân thấy đầy hơi, thay đổi tâm trạng và tăng cân
  • Thuốc tránh thai kháng progestogen: là một loại dẫn xuất testosterone làm giảm estrogen và progesterone từ đó gây ra mãn kinh nhân tạo. Các tác dụng phụ có thể gặp như tăng cân, mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng và phát triển các đặc tính nam thứ phát (mọc nhiều lông, giọng trầm hơn,…)
  • Thuốc tránh thai kết hợp đường uống: trong thuốc chứa cả estrogen và progestogen, hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng ở lạc nội mạc tử cungmức độ nhẹ và có thể dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tránh thai trên bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung vẫn cần sự theo dõi và kê đơn từ các bác sĩ
  • Chất tương tự hormone giải phóng Gonadotrophin (GnRH): hormone tổng hợp cũng làm giảm nồng độ estrogen và dẫn tới mãn kinh tạm thời. Đôi khi chất tương tự GnRH cũng sử dụng trước phẫu thuật để làm giảm kích thước mô lạc nội mạc.

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ các vùng có mô lạc nội mạc tử cung, điều này có thể giúp cải thiện triệu chứng và tăng khả năng mang thai cho chị em. Tùy theo vị trí, tính chất dính, mức độ đau do lạc nội mạc tử cung và mong muốn có con mà sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau:

  • Nội soi loại bỏ mô lạc nội mạc (phổ biến, ít xâm lấn)
  • Cắt tử cung hoàn toàn có hoặc không bảo tồn buồng trứng

Bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng đều có rủi ro, nhất là nguy cơ tái mắc bệnh nên chị em cần cân nhắc và để bác sĩ tư vấn thật kỹ trước khi quyết định.

Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung

5. Lựa chọn điều trị phù hợp

Bác sĩ sản phụ khoa sẽ đưa ra cho chị em các phương pháp điều trị phù hợp dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Tuổi: điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi vì có thể nếu bệnh nhân gần tuổi mãn kinh thì triệu chứng do lạc nội mạc có thể giảm đi mà không cần điều trị.
  • Triệu chứng: đau bụng dữ dội hay việc khó mang thai mới là vấn đề bệnh nhân quan tâm.
  • Mong muốn mang thai: một số phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể dẫn tới việc bệnh nhân không còn khả năng mang thai.
  • Điều trị trước đây: các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung trước đây có hiệu quả không.

Nếu chị em được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ hoặc bệnh không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, việc điều trị có thể không cần thiết. Có khoảng ⅓ trường hợp bệnh sẽ tự thuyên giảm mà cần cần điều trị. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi các triệu chứng để cân nhắc điều trị nếu chúng trở nên tồi tệ hơn.

Qua nội dung bài viết, bác sĩ khuyên các chị em có các triệu chứng nghi ngờ bệnh hoặc đã được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung trước đó cần được theo dõi và kiểm soát định kỳ bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm để tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy để khám và điều trị, đặc biệt với bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Nếu chị em có nhu cầu khám, hãy đặt lịch khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ