Lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai là một trong số các thành phần thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị lạc nội mạc tử cung. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
1. Hormon ảnh hưởng đến lạc nội mạc tử cung
Trước khi tìm hiểu vấn đề lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai, ta cần biết, đau lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt. Hai loại hormone chính liên quan đến lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai là estrogen và progesterone.
Estrogen là hormone nữ và có tác động tích cực đến lạc nội mạc tử cung, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của lớp mô nội mạc trong chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen cũng làm tăng mật độ mạch máu và tạo điều kiện cho việc tăng kích thước của các tế bào trong lớp mô nội mạc.
Progesterone là hormone sản sinh bởi buồng trứng sau khi rụng và cũng có tác động đáng kể đến lạc nội mạc tử cung. Progesterone giúp tế bào nội mạc sản xuất dịch nhầy giàu glycogen, chuẩn bị để “chào đón” phôi nếu có sự thụ tinh xảy ra. Nếu không có sự thụ thai, mức progesterone và estrogen suy giảm dẫn đến sự co bóp của tử cung và bong tách lớp mô nội mạc, gây ra kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc tử cung nhưng phát triển ở khác như cơ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,ổ bụng,… do vậy chúng vẫn phản ứng với sự biến đổi của các hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai có đỡ không?
Việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai lạc nội mạc tử cung có thể giúp giảm đau các triệu chứng liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Đồng thời, ngăn ngừa sự phát triển của lạc nội mạc tử cung theo thời gian.
Các loại thuốc ngừa thai lạc nội mạc tử cung chứa hormone, chẳng hạn như viên tránh thai kết hợp (bao gồm estrogen và progestin) hoặc các loại thuốc chỉ chứa progestin (như viên tránh thai chỉ chứa hormone hoặc que ngừa thai), có thể làm giảm sự phát triển của tế bào lạc nội mạc tử cung.
Từ đó, lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai có thể giảm đau và triệu chứng khác liên quan đến lạc nội mạc tử cung.Tuy nhiên, tác dụng của thuốc ngừa thai có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.
3. Lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai điều trị, loại nào tốt nhất?
3.1. Loại thuốc có chứa sự kết hợp giữa estrogen và progestin
- Viên tránh thai kết hợp: Đây là phương pháp phổ biến khi các chị em bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai hàng ngày có chứa cả estrogen và progestin. Bạn nên chọn mua ở các thương hiệu phổ biến bao gồm Yasmin, Yaz, Ortho Tri-Cyclen, và Loestrin.
- Miếng dán: Miếng dán (như Ortho Evra) là một biện pháp tránh thai kết hợp được dán lên da. Bạn đeo miếng dán mới lên da hàng ngày trong 3 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ mới.
- Biện pháp điều trị thay thế hormone: Một số loại thuốc điều trị thay thế hormone (HRT) cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cũng chứa sự kết hợp giữa estrogen và progestin. Các loại thuốc này được sử dụng để giảm triệu chứng mãn kinh và bảo vệ phụ nữ khỏi các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hormone.
3.2. Loại thuốc ngừa thai nội mạc tử cung chỉ chứa progestin
- Thuốc viên progestin: Khi bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai, chúng ta cần biết có nhiều loại thuốc viên progestin khác nhau, bao gồm Norethindrone acetate, Camila, Nor-QD, Medroxyprogesterone acetate. Nữ giới phải uống một viên hàng ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc danazol: Phương pháp điều trị hiệu quả cho lạc nội mạc tử cung. Thuốc này được dùng dưới dạng viên và hoạt động bằng cách làm teo đi các mô cấy lạc nội mạc tử cung.
- Thuốc leuprolide acetate (Lupron): Có công dụng làm giảm nồng độ estrogen tự nhiên. Thuốc này được tiêm 1 hoặc 3 tháng một lần và làm tắt chuỗi tín hiệu nội tiết tố báo cho buồng trứng.
Các loại thuốc lạc nội mạc tử cung trên đều có chức năng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai cao. Tuy nhiên, việc bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai cần được thảo luận và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu cá nhân của nữ giới.
4. Tác dụng phụ của thuốc ngừa thai
Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra sau khi bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai, gồm:
- Buồn nôn và nôn mửa: Một số chị em phụ nữ có thể gặp cảm giác buồn nôn và nôn mửa sau khi sử dụng thuốc ngừa thai. Điều này thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và thường tự giảm đi sau một vài giờ.
- Đau đầu: Đây thường là một tác dụng phụ tạm thời và thường tự giảm trong vài giờ sau khi sử dụng thuốc. Đôi khi, đau đầu có thể được giảm đi bằng cách uống nước đủ, nghỉ ngơi và tránh các tác nhân gây căng thẳng như ánh sáng chói, tiếng ồn.
- Đau ngực: Xuất hiện trong một thời gian ngắn và có thể là do sự tăng độ nhạy cảm của tuyến vú. Đau ngực thường không đe dọa tính mạng và tự giảm đi sau một thời gian ngắn.
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Thuốc ngừa thai có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn, và lượng máu có thể thay đổi. Điều này chỉ là tạm thời và không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
- Mệt mỏi và khó chịu: Một số phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi và khó chịu sau khi sử dụng thuốc ngừa thai. Đây là tác dụng phụ tạm thời khi sử dụng thuốc ngừa thai cho điều trị lạc nội mạc tử cung và thường tự giảm sau một thời gian ngắn.
- Thay đổi tâm trạng: Một số bạn có thể trải qua thay đổi tâm trạng sau khi sử dụng thuốc ngừa thai. Cảm giác lo lắng, căng thẳng, buồn bã hoặc khó chịu có thể xảy ra. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.
Trên đây là một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khác nhau đối với từng người và không phải ai cũng gặp phải. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài sau khi sử dụng thuốc ngừa thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm.
5. Kiểm soát lạc nội mạc tử cung không dùng thuốc
Về vấn đề bị lac nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai, để kiểm soát bệnh lạc nội mạc tử cung mà không sử dụng thuốc, có một số phương pháp mà các chị em có thể áp dụng.
Đầu tiên, phụ nữ được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Việc dùng một chế độ ăn giàu chất xơ, giảm tiêu thụ các chất kích thích (cafein hoặc cồn) và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga hoặc thiền có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh.
Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp quản lý đau không thuốc như liệu pháp nhiệt, liệu pháp vật lý, yoga, xoa bóp hoặc kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp giảm đau và khó chịu liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung.
Việc thực hiện các phương pháp điều trị vật lý như áp dụng nhiệt (ấm nóng hoặc lạnh) lên vùng bụng, massage nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ và sử dụng các kỹ thuật thở cùng thư giãn cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả.
Ngoài ra, việc theo dõi và giám sát đều đặn bằng cách thăm bác sĩ chuyên khoa cũng rất quan trọng. Điều này giúp xác định tình hình bệnh, đánh giá tác động của các biện pháp điều trị và tiến hành điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
6. Lời dặn của bác sĩ
Trong trường hợp lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai có thể được xem xét như một phương pháp điều trị. Tuy nhiên, quyết định sử dụng thuốc ngừa thai và loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh lý, kế hoạch sinh sản của các chị em và thăm khám từ bác sĩ.
Việc đặt lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa là quan trọng để được đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của lạc nội mạc tử cung và tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám cận lâm sàng, xem xét kết quả xét nghiệm, lắng nghe tình trạng sức khỏe và mong muốn của các chị em để đưa ra lời khuyên chính xác.
Qua đó, bác sĩ chuyên khoa có thể đề xuất lạc nội mạc tử cung uống thuốc ngừa thai và sử dụng các loại như thuốc uống, viên nhỏ hoặc các phương pháp khác như vòng tránh thai, que tránh thai, hay que nội tiết. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin chi tiết về hiệu quả, tác dụng phụ và hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.Liên hệ - đặt lịch