Hiện nay, phương pháp xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung nhận được sự quan tâm đông đảo của chị em phụ nữ. Để giải đáp các thắc mắc liên quan phương pháp và giai đoạn chăm sóc sau xạ trị, hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Tổng quan về xạ trị áp sát
1.1. Xạ trị áp sát là kỹ thuật gì?
Xạ trị áp sát là phương pháp điều trị ung thư dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng của tia bức xạ là tia X nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Về cơ chế, tia X có khả năng phá vỡ cấu trúc phân tử và DNA của tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn quá trình phân chia và dẫn đến sự tiêu hủy của chúng.
Khác với xạ trị thông thường, phương pháp này đưa nguồn phóng xạ đến gần trực tiếp vị trí khối u, từ đó gia tăng tính chuyên biệt của phương pháp. Hiện nay, xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung là kỹ thuật đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh ung thư phổ biến như điều trị ung thư cổ tử cung, tử cung, trực tràng, âm đạo, mắt hay một số loại ung thư đầu cổ.
Trong một số trường hợp, kỹ thuật có thể được sử dụng độc lập hay phối hợp với các phương pháp, kỹ thuật khác nhằm tăng hiệu quả điều trị.
1.2. Chỉ định và chống chỉ định
Về chỉ định, kỹ thuật xạ trị áp sát được sử dụng trong các chỉ định xạ trị đơn thuần, triệt để. Ngoài ra, kỹ thuật xạ trị này còn được chỉ định trong phối hợp với xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hóa trị, nội khoa.
Về chống chỉ định, kỹ thuật hiện tại chưa có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, kỹ thuật vẫn có các chống chỉ định tạm thời trong ung thư giai đoạn muộn, đã lây lan toàn thân, bệnh nhân có tiên lượng xấu, bệnh phụ khoa phối hợp nặng.
Hơn nữa, xạ trị áp sát gây ảnh hưởng đến cơ quan trọng yếu, tăng nguy cơ xuất huyết nhiều hay hoại tử nặng sau khi điều trị bằng phương pháp.
2. Chuẩn bị trước khi xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung
Sau đây là những yêu cầu chuẩn bị mà bên tiến hành kỹ thuật và bệnh nhân cần phải tuân thủ trước khi tiến hành xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung:
- Đội ngũ thực hiện: Bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý xạ trị, kỹ thuật viên xạ trị, kỹ thuật viên tính liều xạ trị, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ gây mê luôn trong trạng thái sẵn sàng.
- Hệ thống trang thiết bị: Hệ thống, công cụ kỹ thuật, hệ thống đo chuẩn liều xạ, hệ thống tính liều xạ trị, CT mô phỏng và máy móc mô phỏng thường quy tiên tiến, hiện đại. Ngoài ra có hệ thống an toàn bức xạ nhằm đảm bảo an toàn trong điều trị
- Quá trình điều trị: Người bệnh sẽ được bác sĩ xạ trị tư vấn, giải thích các thông tin liên quan đến kỹ thuật như: chỉ định, tác dụng không mong muốn, phác đồ, kết quả, chi phí và cuối cùng là ký cam kết đồng ý thực hiện xạ trị.
- Hồ sơ bệnh án: Các giấy tờ liên quan đến việc điều trị như: bệnh án theo quy định, giấy cam kết đồng ý xạ trị, hồ sơ và biên bản thông qua kỹ thuật xạ trị của khoa đều được lưu trữ cẩn thận và minh bạch.
3. Quy trình xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung
Phương pháp xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung được diễn ra theo quy trình như sau:
- Đánh giá lâm sàng: Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và trao đổi chi tiết về phác đồ điều trị, kỹ thuật xạ trị. Nếu bệnh nhân ký giấy cam kết xạ trị, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt bộ áp vào buồng tử cung và âm đạo để từ đó chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Tuy nhiên, cần lưu ý phác đồ xạ trị áp sát phải được ký duyệt của trưởng khoa hay người có ủy quyền.
- Xác định khối u: Để tiếp tục quy trình, bác sĩ cần đo lường kích cỡ người bệnh, xác định vị trí khối u và các cơ quan nhạy cảm nhằm bảo vệ cơ thể trong quá trình điều trị.
- Lắp đặt dụng cụ: Để lắp đặt bộ dụng cụ thành công, đầu tiên phải xác định chiều cao buồng tử cung và chuẩn bị ống thân tử cung, bộ áp âm đạo phù hợp với người bệnh. Sau đó, bộ áp âm đạo được lắp cố định ở hai bên phải trái của âm đạo còn ống thân tử cung được đặt vào đúng vị trí buồng tử cung bằng kỹ thuật phụ khoa. Ngoài ra, bộ cố định ngoài được lắp vào ống thân tử cung. Cuối cùng, bác sĩ cần kiểm tra các dụng cụ trên đã được đặt đúng vị trí và cố định chưa và có thể chèn gạc vào trong âm đạo để cố định dụng cụ tốt hơn.
- Kiểm tra lắp đặt dụng cụ: Kiểm tra vị trí và cố định dụng cụ của bệnh nhân bằng cách tháo mút các dụng cụ và lắp sợi có nguồn giả lần lượt theo thứ tự: số 1 cành bên phải, số 2 cành bên trái, số 3 ống thân tử cung. Lắp xong, người bệnh sẽ được chụp nhằm xác định vị trí bộ dụng cụ mang nguồn giả để kiểm tra vị trí đặt đã tối ưu không.
- Quá trình điều trị: Các máy móc, dụng cụ liên quan kỹ thuật được chuẩn bị đảm bảo kỹ thuật, kết nối tốt, đúng vị trí, chắc chắn và an toàn. Quá trình xạ trị được diễn ra đúng như chỉ định, theo dõi sát sao các thông số điều trị.
- Kết thúc điều trị: Sau khi tiến hành xạ trị xong, các thiết bị máy móc phục vụ quá trình được tắt nguồn đảm bảo an toàn. Người bệnh được tháo dụng cụ hỗ trợ như: bộ áp âm đạo, ống thân tử cung theo đúng kỹ thuật phụ khoa. Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn theo quy định, theo dõi tình trạng người bệnh hậu điều trị và ghi nhận đầy đủ hồ sơ bệnh án, giấy tờ liên quan.
4. Sau xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung phải làm gì?
Sau khi kết thúc xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung, bệnh nhân cần phải được theo dõi sát sao, chăm sóc cụ thể về sức khỏe chung. Bác sĩ nên kiểm soát tác dụng không mong muốn của bệnh nhân thông qua các biện pháp hỗ trợ như:
- Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn: sử dụng thuốc chống nôn, an thần.
- Các phản ứng trên da: chăm sóc tại chỗ
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ.
Kỹ thuật xạ trị áp sát là phương pháp điều trị ung thư mới, tiên tiến và thu hút khá nhiều sự quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến phương pháp, hãy liên hệ phòng khám ngay qua Zalo để được tư vấn trực tiếp!