1. Giới thiệu về nang buồng trứng
Nang buồng trứng là một khối u bên trong chứa dịch lỏng phát triển bất thường trong buồng trứng. U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở buồng trứng bên trái, bên phải, hoặc cả hai bên. Tuy nhiên, u nang buồng trứng phải thường phổ biến hơn. Các dạng u nang thường gặp bao gồm u nang nước, u nang bì, u nang nhầy, nang noãn bọc, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến.
2. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng
- Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến u nang buồng trứng, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Rối loạn nội tiết tố nữ ở các giai đoạn sinh lý của cơ thể hoặc do các bệnh lý nội tiết, bệnh phụ khoa có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận
- Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai: Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai có thể dẫn đến thay đổi hormon ở phụ nữ.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn ít rau xanh, ăn nhiều thực phẩm có chứa các chất tác động đến nội tiết tố nữ như thịt, trứng, sữa có thể gây u nang.
- Tình trạng căng thẳng và stress: Căng thẳng, stress cao độ, thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng.
- Sử dụng quá nhiều thuốc trị liệu: Sử dụng quá nhiều thuốc trị liệu có thể gây ra tác động phụ và làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng.
3. U nang buồng trứng có thai được không?
Nhiều chị em quan tâm đến việc có thể sinh con khi bị u nang buồng trứng được không.Tùy thuộc vào trường hợp mà u nang buồng trứng có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Đối với những bệnh nhân bị u nang một bên hoặc u nang cơ năng, khả năng điều trị sẽ cao hơn vì vẫn còn một bên nang hoạt động bình thường và u nang đó là lành tính.
Khả năng mang thai của các trường hợp mắc bệnh u nang buồng trứng như sau:
- Đối với các bệnh nhân có u nang cơ năng kích thước nhỏ thì vẫn có thể mang thai bình thường.
- Đối với những bệnh nhân bị u nang một bên có kích thước lớn và phải cắt bỏ, vẫn có khả năng mang thai.
- Trường hợp bệnh nhân mắc u nang hai bên nhưng có một phần nang lành tính, không bị cắt tách. Bệnh nhân vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thụ tinh thấp hơn so với người bình thường hoặc người còn một bên nang nguyên vẹn.
- Đối với các bệnh nhân mắc phải các khối u ác tính, chỉ các dạng u nang lành tính mới còn có khả năng mang thai và sinh con. Các dạng u nang ác tính và cần cắt bỏ hoàn toàn cả hai bên nang trứng, phụ nữ sẽ mất đi quyền mang thai.
4. Điều trị u nang buồng trứng
Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng ở giai đoạn sớm không có các triệu chứng rõ ràng, do đó, rất khó để chẩn đoán. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, chị em cần đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra.
Một số trường hợp u nang buồng trứng như nang được hình thành do nang noãn lớn dần hay nang xuất huyết sẽ tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần điều trị. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp giảm đau như massage, chườm nóng, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng hoặc dùng thuốc giảm đau.
Một số phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay gồm:
- Sử dụng thuốc để teo, vỡ khối u hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để cân bằng nội tiết tố nữ và tiêu diệt u nang.
- Phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u hoặc cắt bỏ hoàn toàn nếu buồng trứng bị tổn thương nặng nề.
- Đối với các khối u có kích thước lớn, u bán xoắn, u xoắn vỡ, nghi ngờ nhiễm trùng, hoại tử sẽ phải phẫu thuật mổ mở để xử lý triệt để những biến chứng,
- Điều trị kết hợp giữa việc cắt bỏ khối u và hoá trị liệu, quang tuyến trị liệu. Đặc biệt là các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, tinh thần.
Kết luận
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa thường gặp. Ở phụ nữ độ tuổi sinh sản phần lớn sẽ là nang cơ năng, và sẽ tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên, có một vài tỷ lệ u nang buồng trứng có thể gây biến chứng như vô sinh, ung thư hóa hoặc khi khối u to có thể gây xoắn, vỡ, nhiễm trùng và hoại tử.
Vì vậy các bạn nữ cần được khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm nhằm đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.