Nang đơn thùy buồng trứng: Nguyên nhân, triệu trứng & điều trị

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nang đơn thùy buồng trứng lành tính hoặc ác tính. Tìm hiểu thêm về tình trạng này với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan

Nang đơn thùy buồng trứng là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Hầu hết các nang là lành tính, nhưng một số nang có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy nang đơn thùy buồng trứng có nguy hiểm không? Cùng làm rõ hơn ở bài viết dưới đây.

1. Nang đơn thùy buồng trứng là gì?

Nang đơn thùy buồng trứng có thể lành tính hoặc ác tính.
Nang đơn thùy buồng trứng có thể lành tính hoặc ác tính

Nang đơn thùy buồng trứng là một loại nang xuất hiện ở buồng trứng. Các nang này có thể hình thành ở một hoặc cả hai bên buồng trứng, chỉ có một vách ngăn, nếu hai ngăn trở lên thì gọi là u nang đa thùy. Kích thước các khối u nang thường không giống nhau, chúng có thể đạt kích thước tối đa từ 15 – 30mm vào thời kỳ phụ nữ rụng trứng.

2. Nguyên nhân gây nang đơn thùy buồng trứng

Nguyên nhân chính dẫn đến nang đơn thùy buồng trứng là do rối loạn nội tiết tố khiến quá trình chết và đào thải các tế bào trong buồng trứng thay đổi. Điều này đã dẫn đến sự tăng sinh, phát triển tế bào tại buồng trứng bất thường và hình thành nên khối u.

3. Triệu chứng của nang đơn thùy buồng trứng

Hầu hết ở các trường hợp, nang đơn thùy buồng trứng thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mờ nhạt nên khiến cho người bệnh khó có thể nhận biết được một cách chính xác tình trạng bệnh.

Đa số bệnh nhân mắc nang đơn thùy buồng trứng được phát hiện thông qua khám sức khỏe sinh sản định kỳ bằng siêu âm hoặc thông qua thăm khám các bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như:

  • Đau ở phần bụng dưới sau đó có thể lan sang các vùng bụng xung quanh.
  • Kinh nguyệt thất thường: trễ kinh hoặc vô kinh, rong kinh kéo dài.
  • Cơ thể mệt mỏi, trong một số trường hợp có những dấu hiệu như buồn nôn, nôn, sốt, rối loạn nhịp tim,…
  • Nếu khối u gia tăng kích thước có thể dẫn đến chèn ép các cơ quan xung quanh như bàng quang hoặc đường tiêu hóa. Khi đó, người bệnh có biểu hiện khó tiểu, tiểu són, tiểu buốt, tiểu gắt hoặc tiểu không kiểm soát, rối loạn tiêu hóa, táo bón,…
Rối loạn khi đi tiểu là triệu chứng thứ phát khi khối u nang chèn ép vào hệ tiết niệu.
Rối loạn khi đi tiểu là triệu chứng thứ phát khi khối u nang chèn ép vào hệ tiết niệu
  • Trong tình trạng các khối u nang bị xoắn lại, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau bụng rất dữ dội, buồn nôn, nôn, chướng bụng nhiều. Nếu phát hiện muộn, khối u hoại tử, vỡ ra gây tràn máu ra màng bụng gây mất máu, tràn máu ổ bụng, viêm phúc mạc,… và có thể đe dọa tính mạng.

4. Nang đơn thùy buồng trứng có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng và phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, số lượng, tính chất của u nang và tình trạng bệnh lý kèm theo. Đối với u nang đơn thùy, tình trạng cụ thể như sau:

  • Khi kích thước nang nhỏ: 

Các u nang đơn thùy nhỏ thường là nang buồng trứng cơ năng, lành tính và ít gây triệu chứng hoặc nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, các chị em gặp trường hợp này không cần điều trị và chỉ cần theo dõi sau 1-2 chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết các u nang này sẽ tự biến mất trong vòng 3 tháng.

Bác sĩ có thể kê đơn nội tiết tố để tạo vòng kinh nhân tạo. Nếu trong quá trình theo dõi, chị em thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng hoặc cảm nhận thấy khối u lớn lên, cần tái khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Khi kích thước nang lớn:

U nang đơn thùy buồng trứng lớn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc có nguy cơ ác tính, cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định liệu có nên bóc tách khối u, cắt một hay cả hai bên buồng trứng, và liệu có cần cắt tử cung hay không. Việc đánh giá tình trạng cụ thể và phương pháp điều trị tốt nhất cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám và xét nghiệm kỹ lưỡng.

5. Chẩn đoán nang đơn thùy buồng trứng

Để chẩn đoán xác định nang đơn thùy buồng trứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra sau:

  • Siêu âm: Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo được chỉ định để quan sát hình ảnh buồng trứng, xác định vị trí, kích thước, số lượng và tính chất khối u trong buồng trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung (MRI) có tiêm thuốc: Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ để có hình ảnh chi tiết bên trong buồng trứng.

6. Điều trị nang đơn thùy buồng trứng

Tùy vào từng trường hợp và đặc điểm của u nang như kích thước, số lượng, vị trí, tính chất khối u mà phương pháp điều trị nang đơn thùy buồng trứng có thể khác nhau.

Với những khối nang kích thước nhỏ và được đánh giá là ít nguy hiểm, bệnh nhân có thể được khuyến khích theo dõi định kỳ, khoảng 2 – 3 tháng, thông qua siêu âm để kiểm soát mà không cần thiết phải thực hiện liệu pháp điều trị. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng thêm thuốc tránh thai hoặc hormone để kiểm soát sự phát triển của nang.

Trong quá trình theo dõi, nếu bệnh nhân xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ thường nào, họ cần ngay lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý. Thông thường, sau khoảng 3 tháng, những khối nang đơn thùy kích thước nhỏ có thể tự giảm kích thước và tự mất đi

Với những khối u nang không tự mất đi có kích thước lớn, tiến triển nhanh và dễ có nguy cơ gây biến chứng thì cần can thiệp điều trị phương pháp ngoại khoa bằng phẫu thuật để có thể loại bỏ u nang. Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh lý mà có thể tiến hành mổ nội soi hoặc mổ hở để bóc tách nang hay cắt bỏ buồng trứng để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân và tránh nguy cơ tái phát trong tương lai.

7. Phòng ngừa nang đơn thùy buồng trứng

Mặc dù nang đơn thùy buồng trứng là một tình trạng phổ biến, nhưng có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ phát triển nang:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển nang đơn thùy buồng trứng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp điều hòa nội tiết tố và giảm nguy cơ phát triển nang.
  • Ăn chế độ ăn giàu trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các nang đơn thùy buồng trứng và điều trị kịp thời.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại: Một số chất độc hại, như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, có thể làm tăng nguy cơ phát triển nang.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự phát triển ác tính của các khối u.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự phát triển ác tính của các khối u

8. Kết luận

Nang đơn thùy buồng trứng là một tình trạng phổ biến nhưng thường lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nang có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc điều trị nang đơn thùy cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng khối u nang để có thể đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Nang đơn thùy tại buồng trứng thường không gây ra triệu chứng nào đặc biệt ở phụ nữ, nên đặc biệt cần đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để có thể phát hiện được sớm bệnh lý thông qua thăm khám và siêu âm.

Ngoài ra, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào của nang đơn thùy buồng trứng, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát về sau.

Để đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555168

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ