Nguyên nhân chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà, vấn đề này khiến nhiều chị em hoang mang? Nguyên nhân là gì? Cùng xem trong bài viết dưới đây với BS Ngọc Lan nhé!

Nhiều chị em cho biết dù chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà. Thật vậy, ngay cả khi bạn chưa quan hệ tình dục, bạn cũng có khả năng bị sùi mào gà? Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

1. Ca bệnh chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà

1.1. Thông tin ca bệnh

Vào ngày 17/02/2024, phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiếp nhận một trường hợp bạn Nguyễn Thị Y, năm nay 23 tuổi mắc sùi mào gà.

Điều đặc biệt là bạn Y chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà. Bạn được mẹ đưa đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BS Ngọc Lan với tâm trạng lo lắng bất an khi xuất hiện đám mụn thịt bất thường ở âm đạo.

Bệnh nhân này chia sẻ, cứ cách vài tháng lại xuất hiện đám mụn thịt ở môi bé, các mụn này lớn dần, sờ vào rất đau.

Qua khai thác tiền sử, bác sĩ Lan phát hiện, bạn Y chưa quan hệ tình dục, có kinh nguyệt không đều, chu kỳ 30-60 ngày, chưa được tiêm phòng HPV.

Gia đình và người xung quanh có bạn nữ cùng phòng với Y đã quan hệ tình dục và bị nhiễm sùi mào gà do lây từ bạn trai.

1.2. Kết quả thăm khám

Qua thăm khám vùng chậu cho nữ sinh Y, bác sĩ Ngọc Lan cho biết:

  • Mặt trong môi nhỏ bên phải gần tiền đình có tổ chức sùi diện rộng, kích thước khoảng 0,4×0,8cm;
  • Màng trinh tròn;
  • Có ít dịch chảy ra từ lỗ màng trinh.

Bác sĩ Ngọc Lan cho biết, nguyên nhân chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà ở bạn Y do bạn cùng phòng nhiễm bệnh nên có thể lây do dùng chung khăn tắm, đồ lót, giặt chung quần áo,…

2. Kế hoạch điều trị

Với trường hợp của bạn Y chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà, bác sĩ đưa ra các hướng điều trị cho bạn như sau:

2.1. Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc điều trị sùi mào gà ở nữ có trên thị trường hiện nay:

  • Imiquimod (Zyclara, Aldara): Thuốc có tác dụng làm tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm sự phát triển của sùi mào gà. Lưu ý, khi dùng thuốc chị em nên kiêng quan hệ tình dục vì thuốc có thể gây kích ứng da cho chồng hoặc bạn tình, giảm hiệu quả của việc sử dụng bao cao su.
  • Sinecatechin (Veregen): thường dùng điều trị nốt sùi mào gà trong hoặc ngoài hậu môn.
  • Axit tricloaxetic (TCA): có tác dụng đốt cháy nốt sùi mào gà, thường dùng điều trị mụn cóc ngoài bộ phận sinh dục.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): cũng có tác dụng phá hủy nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai hoặc sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
  • Interferon hoặc 5-fluorouracil: thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, dùng bằng đường tiêm, tác dụng tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp với những tổn thương nhỏ, mức độ nhẹ và chi phí điều trị tương đối cao nên ít được sử dụng.

Mỗi loại thuốc đều có chỉ định dùng và tác dụng phụ nhất định. Tùy vào từng bệnh nhân và mức độ bệnh, chị em chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Vậy nên chị em không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

2.2. Điều trị bằng thủ thuật

Phương pháp này được đặt ra khi bệnh nhân chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà không đạt được hiệu quả khi điều trị bằng thuốc. Một số thủ thuật điều trị sùi mào hiện nay như:

  • Liệu pháp áp lạnh: là phương pháp sử dụng Nitơ ở dạng lỏng (-193 độ C) để gây bỏng lạnh vùng da nốt sùi mào gà.Các tổn thương sẽ bong ra và được thay bằng lớp da mới;
  • Điều trị bằng laser: là phương pháp dùng chùm tia có năng lượng cao nhằm tiêu diệt nốt sùi mào gà, được áp dụng trong trường hợp tổn thương diện rộng khó điều trị;
  • Phẫu thuật cắt bỏ: là thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn nốt sùi mào gà. Phương pháp này có thể loại bỏ hầu hết tổn thương trong lần đầu thực hiện. Tuy nhiên, nó vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.

Ngay cả khi đã được điều trị, sùi mào gà cũng có thể quay trở lại (tái phát bệnh) sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Do một số tế bào của da, niêm mạc bộ phận sinh dục được xem là bình thường nhưng thực chất là vẫn nhiễm nhiễm virus HPV mà không biểu hiện triệu chứng.

Hiện nay, không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà hay nói cách khác loại bỏ hoàn toàn virus HPV ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch của chúng ta có thể tự loại bỏ virus HPV hay bệnh sùi mào gà  sau vài năm. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một trong những điều cần quan tâm khi điều trị sùi mào gà.

3. Nguyên nhân chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà là gì?

Qua trường hợp của bạn Y, bác sĩ Ngọc Lan khuyên chị em: Hiện nay, rất nhiều người hiểu sai về sùi mào gà chỉ lây lan qua đường tình dục.  Vậy chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà thì có những đường lây nhiễm nào? Bệnh còn có thể lây nhiễm qua:

  • Dùng chung đồ cá nhân;
  • Tắm chung bồn;
  • Giặt đồ lót chung.

Mặt khác, tay người lớn tiếp xúc với mầm bệnh mà không được rửa lại với xà phòng trước khi vệ sinh vùng kín cho trẻ cũng làm lây nhiễm bệnh cho trẻ.

4. Các dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà sớm là gì?

Nhiều chị em lo lắng liệu mình có biểu hiện của bệnh sùi mào gà hay không? Làm sao để nhận biết bệnh sớm. Bác sĩ Ngọc Lan chia sẻ dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm:

Xuất hiện các nốt hoặc khối bất thường ở bộ phận sinh dục: Các nốt sùi đổi màu, hoặc màu xám;

  • Mụn nhọt nhỏ nằm gần nhau có hình như bông súp lơ ở vùng sinh dục;
  • Bộ phận sinh dục bị ngứa gây khó chịu;
  • Đau rát hoặc ra máu khi quan hệ.
Biểu hiện bệnh sùi mào gà trên da.
Chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà

5. Một số lưu ý về các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà

5.1. Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Sùi mào gà do virus HPV gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Điều quan trọng là, ngay cả khi bạn không có triệu chứng sùi mào gà, bạn vẫn có thể truyền virus cho người khác. Vậy sùi mào gà có thể lây qua những đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: là con đường lây truyền chính. Bất kỳ hình thức tình dục nào cũng đều có nguy cơ gây lây nhiễm sùi mào gà
  • Từ mẹ sang con: Sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai qua nước ối, dây rốn hoặc trong lúc chuyển dạ, thai nhi tiếp xúc phải máu, dịch của người mẹ;
  • Tiếp xúc trực tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân: virus HPV có thể tồn tại trên đồ dùng cá nhân của người bị bệnh như: quần lót, khăn tắm,…Do vậy, khi bạn tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng này hay khi có vết thương hở sẽ bị nhiễm bệnh.

5.1. Phòng tránh sùi mào gà cho người chưa quan hệ như thế nào?

Nhiều chị em lo lắng về tình trạng chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà. Vậy có những biện pháp nào để phòng tránh? Bác sĩ Ngọc Lan đưa ra những biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác: khăn tắm, quần áo lót…;
  • Tránh tiếp xúc với vết thương hở của người khác: vết thương hở của người khác cũng là đường lây nhiễm sùi mào gà;
  • Tiêm phòng vacxin HPV: được xem là giải pháp phòng ngừa virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, nó còn giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục khác như: u nhú bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung cũng do HPV gây ra;
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nếu nghi ngờ mình có các biểu hiện bị nhiễm bệnh, chị em hãy đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và đưa ra chẩn đoán cũng như hướng điều trị tốt nhất.

5.2. Phòng tái phát sùi mào gà ở nữ sau khi điều trị

Thực chất, các biện pháp điều trị sùi mào gà hiện nay chỉ điều trị về mặt triệu chứng bệnh, không điều trị căn nguyên. Vậy nên, virus HPV vẫn tồn tại trong cơ thể đồng nghĩa với vẫn có khả năng tái phát bệnh.

Bác sĩ Ngọc Lan cho biết, sau điều trị sùi mào gà bao lâu thì tái phát phụ thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh như quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung đồ cá nhân…Dưới đây là những trường hợp có khả năng tái phát bệnh cao:

  • Suy giảm hệ miễn dịch ( bệnh hệ thống, ung thư, HIV,…), mắc các bệnh mạn tính ( tăng huyết áp, đái tháo đường,…) hay tình trạng bà bầu bị  sùi mào gà khi mang thai cũng làm hệ miễn dịch suy giảm;
  • Điều trị không đúng cách, không tuân thủ điều trị: tự ý ngưng thuốc hoặc đổi phương pháp điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp bảo vệ;
  • Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa chưa được điều trị dứt điểm: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm quanh hậu môn,… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus HPV;
  • Sử dụng chất kích thích, tâm lý lo lắng, căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh.

Chính vì thế, để hạn chế tình trạng tái phát của bệnh, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ;
  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, tuân thủ chế độ một vợ một chồng…;
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân;
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách;
  • Tái khám sức khỏe định kỳ.

5.3. Vai trò của vacxin trong phòng ngừa nhiễm virus HPV

Con đường lây truyền chính của virus HPV là qua các tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt da tại các vùng tử cung, âm hộ, âm đạo hay hậu môn qua quan hệ tình dục.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhiễm HPV mà chỉ có phương pháp dự phòng. Vacxin HPV được cho là phương pháp tối ưu nhất cho phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, u nhú, ung thư cổ tử.

Tiêm vacxin HPV là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa sùi mào gà cũng như các bệnh do virus HPV gây nên.
Tiêm vacxin HPV là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa sùi mào gà cũng như các bệnh do virus HPV gây nên

6. Kết luận

Qua trường hợp của bạn Y chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà cho thấy không chỉ chị em đã quan hệ tình dục mới bị bệnh mà ngay cả khi bạn chưa quan hệ tình dục cũng có khả năng bị bệnh.

Với những người chưa quan hệ, bệnh có thể lây truyền qua vết thương hở, dùng chung đồ dùng cá nhân,…

Với những chị em chưa quan hệ nhưng bị sùi mào gà, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuaộc sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chị em thực hiện đúng:

  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân
  • Tiêm vacxin HPV.

Hơn thế nữa, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh, chị em nên tìm đến cơ ở y tế uy tín, bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để thăm khám và điều trị.

Phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan là một trong những địa chỉ uy tín được rất nhiều chị em lựa chọn. Liên hệ đặt lịch khám ngay tại đây.

Bài viết liên quan

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân điều trị rong kinh nhưng đặt vòng thất bại

Điều trị rong kinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu ca bệnh đặt vòng thất bại được điều trị rong kinh qua bài sau.

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân kinh ra ít một, kéo dài sau áp lạnh cổ tử cung

Kinh ra ít là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là xuất hiện sau áp lạnh cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Phân tích ca bệnh
Triệu chứng của nhiễm HPV – tầm soát quan trọng thế nào?

Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, tầm soát bệnh định kỳ để tránh hậu quả đáng tiếc. 

Phân tích ca bệnh
Kinh ra ồ ạt, dấu hiệu của Polyp cổ tử cung

Lượng máu kinh nguyệt của chị em luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên, chị em bị kinh ra ồ ạt có thể dấu hiệu của Polyp cổ tử cung.

All in one
Liên hệ