Nguyên nhân u lạc nội mạc tử cung tái phát sau mổ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

U lạc nội mạc tử cung tái phát là tình trạng phổ biến sau điều trị bệnh. Tỷ lệ tái phát có thể lên đến 20-30% sau 5 năm điều trị. Nguyên nhân gây ra tình trạng tái phát có thể do tình trạng bệnh và quá trình điều trị.

U lạc nội mạc tử cung tái phát ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chị em phụ nữ. Đây là vấn đề khiến rất nhiều chị em đau đầu. Để giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung, chị em cần có kế hoạch dự phòng và điều trị bệnh thích hợp.

1. U nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng

Lớp tế bào lót bên trong lòng tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Đây cũng chính là nguồn gốc của kinh nguyệt của người phụ nữ. Vì một yếu tố nào đó, khi các tế bào này phát triển ở vị trí khác không phải tử cung, nó tạo nên u lạc nội mạc tử cung ở vị trí này. Những vị trí thường gặp có thể là: phúc mạc, bàng quang, trực tràng, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng,…

Bệnh lý thường được phát hiện trên phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt. Nếu bệnh không được điều trị có thể gây biến chứng u lạc nội mạc tử cung tái phát

Khi các tế bào nội mạc tử cung này phát triển tại buồng trứng, tại đây sẽ bắt đầu hình thành nên các nang dịch. Những u nang này có thể phát hiện ở một hoặc ở cả hai buồng trứng. Đôi khi chúng được gọi là các u nang socola bởi chứa đầy dịch có màu nâu đen như socola. Kích thước của khối u dao động rất nhiều, có thể có kích thước nhỏ chỉ khoảng <5cm, tuy nhiên có khi phát triển lớn tới hơn 20cm.

U lạc nội mạc tử cung buồng trứng là tình trạng nội mạc tử cung phát triển tại buồng trứng
U lạc nội mạc tử cung buồng trứng là tình trạng nội mạc tử cung phát triển tại buồng trứng

2. U lạc nội mạc tử cung có khỏi được không?

U lạc nội mạc tử cung có khỏi được không là vấn đề trăn trở của rất nhiều chị em khi không may gặp phải bệnh lý này. Một số trường hợp  bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên nó có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Nếu các triệu chứng của chị em không nặng nề cũng như không có vấn đề về khả nay sinh sản hoặc sắp mãn kinh, việc điều trị có thể không cần thiết mà sẽ được đề nghị theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh này. Nguy cơ u lạc nội mạc tử cung tái phát rơi vào khoảng 25% ở những trường hợp sau điều trị. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh có thể sẽ thuyên giảm trong thời kỳ mãn kinh.

3. Hướng điều trị u lạc nội mạc tử cung

Khi điều trị u lạc nội mạc tử cung và u lạc nội mạc tử cung tái phát, bác sĩ sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh và sức khoẻ của bạn để đưa ra các biện pháp điều trị. Để quyết định phương pháp điều trị có thể xem xét các yếu tố như:

  • Tuổi của người điều trị
  • Các triệu chứng của chị em, tính chất cơn đau hay những khó chịu gặp phải
  • Mong muốn có con trong tương lai bởi một số phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Thái độ của người bệnh về việc phẫu thuật
  • Những phương pháp điều trị đã thực hiện

Để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố cũng như cần bác sĩ có tay nghề cao. Một số phương pháp điều trị được thực hiện có thể kể đến đó là điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật

3.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị thường được lựa chọn để điều trị triệu chứng đau vùng chậu. Để lựa chọn phương pháp điều trị này, cần phụ thuộc vào mức độ đau, sự đáp ứng của thuốc với người bệnh cũng như những tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng. Có thể sử dụng các thuốc điều trị đau như:

  • Thuốc không hormon: thuốc giảm đau, NSAIDs,…
  • Thuốc hormon: Progestin, GnRH analogues, AI,…

Có một điểm đáng chú ý đó là điều trị nôi khoa không có tác dụng khiến cho khối u biến mất. Vì thế, nếu người bệnh có tính trạng như khó có con hay vô sinh thì cần phải được điều trị sớm nhất tại các chuyên khoa hỗ trợ sinh sản.

Điều trị nội khoa là phương pháp thường được lựa chọn để điều trị bệnh
Điều trị nội khoa là phương pháp thường được lựa chọn để điều trị bệnh

3.2. Phẫu thuật u lạc nội lạc tử cung

Phương pháp điều trị phẫu thuật được chỉ định điều trị khi người bệnh gặp các tình trạng bệnh nặng nề: vỡ nang, xoắn phần phụ, kích thước của u quá lớn gây ra tình trạng chèn ép các cơ quan hoặc điều trị nội khoa không đáp ứng với đau,…

Sau khi quá trình phẫu thuật bóc u, có thể gây ra tình trạng suy giảm dự trữ buồng trứng và từ đó ảnh hưởng lớn nhỏ đến khả năng sinh sản của người bệnh trong tương lai. Vì thế, chỉ định phẫu thuật bóc u thường không được chỉ định khi bệnh chưa có triệu chứng và người bệnh đang trong độ tuổi sinh sản. Tuỳ vào tình trạng bệnh nhân và triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Nguy cơ u lạc nội mạc tử cung tái phát khoảng 20-30%. Vì vậy mà người bệnh cần tiếp tục điều trị nội khoa sau phẫu thuật để có thể hạn chế nguy cơ tái phát cũng như kiểm soát được tình trạng đau. Vào thời kì mãn kinh, hầu hết các triệu chứng sẽ thuyên giảm

4. Nguyên nhân u lạc nội mạc tử cung tái phát sau mổ

Đến nay, nguyên nhân của u lạc nội mạc tử cung tái phát sau mổ vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên có một số giả thuyết về nguyên nhân tái phát của bệnh đó là:

  • Bất thường cấu trúc và chức năng của tử cung: Những khiếm khuyết của cấu trúc tử cung có thể gây cơn co tử cung bất thường thúc đẩy  kinh nguyệt lùi lại
  • Kinh nguyệt chảy ngược: Dòng chảy của kinh nguyệt mang theo các tế bào nội mạc tử cung, bám vào và phát triển bên ngoài tử cung gây ra u lạc nội mạc tử cung
  • Giả thuyết về tế bào gốc: Tế bào gốc có thể biệt hoá thành nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào nội mạc tử cung, những tế bào này phát triển bên ngoài tử cung cũng có thể gây lạc nội mạc tử cung
  • Di truyền: Mặc dù những bằng chứng về gen vẫn chưa được xác định, tuy nhiên những người có gia đình mắc bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người có gia đình không có ai mắc bệnh.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch: Rối loạn chức năng miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch không nhận ra và loại bỏ sự phát triển của nội mạc tử cung bên ngoài tử cung như bình thường

Khi chị em có bất cứ một hay nhiều những nguyên nhân kể trên đều có thể tăng khả năng mắc bệnh và tái phát u lạc nội mạc tử cung. Có nhiều nguyên nhân không thể tác động được, tuy nhiên, chị em có thể thăm khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường cũng như phát hiện sớm tình trạng bệnh nhằm điều trị kịp thời để giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ

    Kinh nguyệt chảy ngược một trong những nguyên nhân chính gây u lạc nội mạc tử cung
Kinh nguyệt chảy ngược một trong những nguyên nhân chính gây u lạc nội mạc tử cung

5. Đối tượng nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung cao

Nguy cơ u lạc nội mạc tử cung tái phát thường có thể phụ thuộc khá nhiều vào quá trình phẫu thuật và tình trạng bệnh lý trước phẫu thuật. Những đối tượng có nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung đó là:

  • Tình trạng bệnh nặng trước phẫu thuật: Tình trạng bệnh càng nặng thì khả năng tái phát bệnh càng cao.
  • Không loại bỏ hoàn toàn tổn thương: Trong quá trình phẫu thuật, nếu tổn thương không được loại bỏ hoàn toàn, chúng có thể tái phát theo thời gian. Mô lạc nội mạc tử cung có thể bị bỏ lại sau phẫu thuật vì nó có thể chộn sâu trong buồng trứng và thậm chí chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi.
  • Vỡ u lạc nội mạc tử cung trong khi phẫu thuật:  Vỡ có thể giải phóng không chỉ máu cũ mà còn cả các tế bào và mô lạc nội mạc tử cung vào khung chậu. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung cao hơn trên buồng trứng và các nơi khác vì những tế bào tràn ra này có thể tạo ra các mô mới.
  • Điều trị không đúng và đủ: Với những trường hợp sử dụng liệu pháp ức chế nội khoa sau phẫu thuật thường sẽ làm giảm cac triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung tái phát.

Những nguy cơ gây tái phát u lạc nội mạc tử cung thường có thể do nguyên nhân điều trị, vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín và bác sĩ tay nghề cao cũng có thể giúp giảm thiểu được nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của bản thân để có thể phát hiện sớm tình trạng tái phát và có biện pháp đối phó kịp thời

6. Những điều cần làm

6.1. Hồi phục sau phẫu thuật

Sau quá trình phẫu thuật điều trị u lạc nội mạc tử cung tái phát, người bệnh có thể có các triệu chứng như: mệt mỏi, đau vết mổ vài ngày, tình trạng có thể kéo dài hơn với những trường hợp mổ mở điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể được yêu cầu không quan hệ tình dục cũng như vận động thể dục nặng, thậm chí là lái xe trong 2 tuần.

Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nội tiết sau mổ nhằm giúp bạn ngăn chặn được những cơn đau và giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ điều trị, uống thuốc đầy đủ để giúp hồi phục sức khoẻ nhanh nhất.

Nếu trường hợp bạn được điều trị bằng phương pháp cắt tử cung thì thời gian phục hồi sau phẫu thuật thường sẽ lâu hơn, có thể từ 4-6 tuần hoặc hơn. Một số trường hợp u lạc nội mạc tử cung sẽ có chỉ định cắt bỏ buồng trứng. Sau phẫu thuật bạn có thể sẽ có những triệu chứng khó chịu.

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời giúp nhanh chòng hồi phục sức khỏe, từ đó giảm thiểu nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung.

Sau mổ u lạc nội mạc tử cung, chị em có thể mệt mỏi vầ đau tại vết mổ
Sau mổ u lạc nội mạc tử cung, chị em có thể mệt mỏi vầ đau tại vết mổ

6.2. Lưu ý tránh tái phát

Sau khi điều trị, mong muốn của nhiều chị em là làm cách nào để phòng tránh u lạc nội mạc tủ cung tái phát. Việc ngăn chặn được tình trạng bệnh giúp cho chị em có được tình trạng sức khoẻ ổn định, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tránh lãng phí tiền bạc. Thông thường, có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung:

  • Sử dụng liệu pháp hormon: Có thể sử dụng một số loại thuốc tránh thai để làm giảm nồng độ estrogen (đây được coi là yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh ). Ngoài ra, liệu pháp hormon cũng giúp giảm tình trạng đau. Tuy nhiên cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để lựa chọn liệu pháp phù hợp
  • Tập thể dục: Giúp bạn luôn trong trạng thái tinh thần và thể chất khoẻ mạnh. Giúp tăng sức đề kháng cũng như mức chuyển hoá estrogen của cơ thể. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu để đánh giá đến mức độ giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung
  • Giảm sử dụng chất có cồn: Rượu được nghiên cứu là có thể làm tăng nồng độ estrogen dẫn đến tình trạng u lạc nội mạc tử cung. Vì thế, việc hạn chế đồ uống có cồn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
  • Tránh lạm dụng chất gây nghiện: Việc lạm dụng chất gây nghiện có thể có những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của người bệnh.

U lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ của chị em. Vì thế, luyện tập để có một thể chất khoẻ mạnh, tránh xa những tác động xấu đến cơ thể giúp hạn chế phần nào nguy cơ gây bệnh.

Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung
Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung

7. Lời khuyên từ bác sĩ

Đối với phụ nữ có lạc nội mạc tử cung, lời khuyên của bác sĩ là nên có thai sớm vì hiếm muộn là do hậu quả của quá trình viêm do lạc nội mạc tử cung gây ra trên phúc mạc làm biến đổi cấu trúc của tai vòi và của vùng chậu. Phẫu thuật đối với bệnh nhân có lạc nội mạc tử cung có thể giúp gỡ dính, bóc khối lạc nội mạc nhưng cũng có bất lợi là làm cho dự trữ buồng trứng bị suy giảm. Sau phẫu thuật, tỷ lệ tái phát cao, suy giảm dự trữ buồng trứng là điều chắc chắn nên luôn phải cân nhắc khi phải quyết định phẫu thuật.

Tóm lại, nguy cơ tái phát u lạc nội mạc tử cung hiện nay là khoảng 20-30% sau 5 năm. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn chưa điều trị dứt điểm được bệnh. Tuy nhiên nếu điều trị đúng và đủ có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ tái phát của bệnh. Bên cạnh đó cũng cần luyện tập để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh tránh những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Hy vọng bài viết vừa rồi giúp cho chị em hiểu hơn về vấn đề u lạc nội mạc tử cung tái phát cũng như có những kiến thức để phòng tránh bệnh. Nếu chị em đang gặp phải tình huống trên hay có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với Zalo phòng khám để được bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn và chăm sóc điều trị sau mổ u lạc nội mạc tử cung.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Liệu rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Tìm hiểu ngay sự ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến khả năng thụ thai và cách khắc phục hiệu quả. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh?

Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có thể phòng ngừa được không?

Thông tin kiến thức
Bị lộ tuyến là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiều chị em đi khám được chẩn đoán là viêm lộ tuyến. Vậy bị lộ tuyến là gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách phát hiện bệnh như thế nào?

Thông tin kiến thức
Bà bầu bị đau đầu 3 tháng giữa liệu có nguy hiểm?

Bầu bị đau đầu 3 tháng giữa gây khó chịu và lo lắng cho mẹ bầu. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân và cung cấp các biện pháp giảm đau an toàn, hiệu quả.

All in one
Liên hệ