Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Có nhiều nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung khác nhau. Do đó, chị em cần tìm hiểu kỹ để chủ động phòng tránh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn những thông tin về các nguyên nhân gây viêm lộ tuyến qua bài viết dưới đây. 

1. Thế nào là tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung, chúng ta cùng tìm hiểu viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì. Đây là hiện tượng các tế bào tuyến, vốn nằm bên trong cổ tử cung lại xuất hiện trên bề mặt ngoài của cổ tử cung. Vùng tế bào tuyến lộ ở bên ngoài được gọi là vùng lộ tuyến cổ tử cung.

Bệnh thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung). Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ có thể quan sát thấy vùng lộ tuyến có màu đỏ tươi, khác biệt với lớp tế bào bên ngoài có màu nhạt hơn.

Mặc dù bản chất của viêm lộ tuyến cổ tử cung là lành tính, song tình trạng này vẫn có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lý ác tính khác ở cổ tử cung và tử cung sau này.

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng hay gặp ở phụ nữ
Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng hay gặp ở phụ nữ

 2. Nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Sự xuất hiện của vùng lộ tuyến cổ tử cung là một hiện tượng bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã phát sinh quan hệ tình dục. Trong giai đoạn này, viêm lộ tuyến cổ tử cung rất dễ xảy ra, đặc biệt là trong thời kỳ rụng trứng, mang thai và ở những người dùng thuốc tránh thai. Nhìn chung, yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của viêm lộ tuyến cổ tử cung là thời điểm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể cao.

Một nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung khác là phụ nữ tiền mãn kinh đang điều trị bổ sung nội tiết tố. Khi kết hợp với các tác nhân từ môi trường như nhiễm trùng, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể trở nên khó kiểm soát. Tình trạng viêm mãn tính kéo dài dễ chuyển dạng thành tổn thương có nguy cơ cao mang tính chất ác tính.

 3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mấy cấp độ?

Cổ tử cung bình thường có lỗ nhỏ bên ngoài với đường kính chỉ 1-2mm. Đây là phần mở đầu của kênh cổ tử cung hình trụ, dài khoảng 2-3cm và kết thúc ở cổ trong tử cung trước khi đi vào buồng tử cung. Bề mặt ngoài cổ tử cung có màu hồng nhạt, được bao phủ bởi các tế bào vảy xếp lớp, liên tục với biểu mô lót thành âm đạo và không có khả năng tiết dịch nhầy. 

Ngược lại, các tế bào tuyến lót bên trong kênh cổ tử cung có cấu trúc hình trụ đứng và có thể tiết chất nhầy. Khi các tế bào này di chuyển ra ngoài dưới tác động của estrogen, vùng lộ tuyến xuất hiện và viêm lộ tuyến cổ tử cung phát triển.

Theo diễn biến sinh lý bệnh, viêm lộ tuyến cổ tử cung trải qua 4 cấp độ. Các cấp độ này được xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm quan sát khi khám phụ khoa và kết quả xét nghiệm phết tế bào:

  • Lộ tuyến cấp 1;
  • Lộ tuyến cấp 2;
  • Lộ tuyến cấp 3;
  • Lộ tuyến cấp 4.

 4. Điều trị

Điều trị lộ tuyến thường dựa vào nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bước đầu điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là hạn chế nguồn estrogen trong cơ thể, đặc biệt là từ việc sử dụng nội tiết tố ngoại sinh. 

Tiếp theo, tùy vào độ tuổi và các bệnh lý đi kèm, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, viêm lộ tuyến cổ tử cung trước cấp độ 4 thường được điều trị bảo tồn do khả năng tự thuyên giảm khi buồng trứng ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nếu người bệnh có kèm theo các vấn đề khác ở tử cung và phần phụ, can thiệp ngoại khoa sẽ sớm được chỉ định.

Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm hạn chế sự tiến triển của vùng viêm lộ tuyến bao gồm:

  • Bôi thuốc bạc nitrat 10-20% lên vùng lộ tuyến: Đây là phương pháp truyền thống, ít gây đau đớn.
  • Áp lạnh: Là phương pháp dùng nhiệt độ thấp để tiêu diệt tế bào. Phương pháp thường được ứng dụng nhiều hơn sử dụng bạc nitrat.

Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung này thường được thực hiện tại phòng khám có khả năng soi cổ tử cung. Sau thủ thuật, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt nhẹ nhàng. 

Tuy nhiên, cả hai phương pháp trên đều có thể khiến vùng cổ tử cung dễ bị xuất tiết, xuất huyết và gây đau âm ỉ kéo dài ít nhất một tuần với bạc nitrat hoặc 2-4 tuần với áp lạnh. 

Phụ nữ cần tránh gây sang chấn trên khu vực này, bao gồm dùng tampon, vệ sinh vùng kín sâu vào âm đạo hay quan hệ tình dục thâm nhập. Những lưu ý này sẽ giúp vùng lộ tuyến cổ tử cung mau lành, ngăn ngừa chảy máu và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

5. Khi nào cần tới khám bác sĩ?

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu xuất hiện một trong số những dấu hiệu bất thường như:

  • Chảy máu vùng kín bất thường.
  • Đau sau quan hệ tình dục.
  • Đau bụng dưới.
  • Dịch âm đạo có màu sắc hoặc mùi bát thường.

6. Lời khuyên của bác sĩ về phòng ngừa nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để giảm nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Quan hệ tình dục nhẹ nhàng: Để tránh tổn thương vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các dung dịch dịu nhẹ, đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng.
  • Lựa chọn quần lót phù hợp: Lựa chọn quần lót vừa vặn, chất liệu thoáng mát, không gây bí.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh: Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ: Khám theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc ít nhất 6 tháng/lần.
Chị em chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
Chị em chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin về nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đây là bệnh lý thường gặp nên các chị em cần xây dựng thói quen sinh hoạt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh này. Khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, bạn có thể liên hệ Zalo hoặc đặt lịch khám với Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa tại đây để được theo dõi và tư vấn bởi các bác sĩ đầu ngành.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ