Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Niêm mạc tử cung là cấu trúc quan trọng ảnh hưởng tới quá trình mang thai của phụ nữ. Xem ngay cấu tạo và các vấn đề liên quan.

Niêm mạc tử cung là thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Độ dày của thành phần này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh và sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu cấu trúc này qua bài viết dưới đây!

1. Niêm mạc tử cung bình thường

Niêm mạc tử cung là một lớp tế bào có kết cấu mềm và xốp bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Sự phát triển của cấu trúc phụ thuộc vào hoạt động của hormone estrogen và progesteron trong cơ thể của phụ nữ.

Vai trò của thành phần này trong cơ thể có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ tinh, quá trình làm tổ và cung cấp dinh dưỡng cho phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ
  • Quá trình bong niêm mạc dưới tác động của hormone sinh dục là một trong những yếu tố quan trọng hình thành chu kỳ kinh nguyệt
niem mac tu cung 1
Bác sĩ dựa vào độ dày của niêm mạc tử cung trong từng thời điểm để đánh giá độ dày hay mỏng

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe sinh sản của phụ nữ, độ dày của niêm mạc tử cung là yếu tố không thể bỏ qua khi chẩn đoán bệnh lý cũng như tư vấn mang thai. Độ dày niêm mạc tử cung bình thường ở phụ nữ trưởng thành có thể thay đổi qua từng giai đoạn. Cụ thể là:

  • Bình thường: 7 – 8mm
  • Sau khi kinh nguyệt: 3 – 4mm
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh, gần ngày rụng trứng: 8 – 12mm

Một số trường hợp, độ dày niêm mạc có thể tăng lên trên 10mm, trong khi các trường hợp khác lại chỉ ở mức 3mm vào những ngày không liên quan đến kinh nguyệt. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là niêm mạc ở tử cung có độ dày 10mm có phải là dày hay mỏng? Và sự dày hoặc mỏng của cấu trúc này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thụ tinh?

Về mặt bản chất, niêm mạc tử cung là một lớp tế bào mỏng. Trong quá trình mang thai, niêm mạc này sẽ trở nên dày hơn dưới tác động của hormone và các yếu tố khác trong cơ thể, tạo thành một lớp đặc biệt được gọi là màng rụng (bong và rụng cùng với sản dịch sau khi đẻ).

Màng rụng có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ thai nhi trong tử cung. Vì vậy, độ dày thành phần này có vai trò quyết định trong quá trình làm tổ và phát triển của thai.

Niêm mạc của tử cung mỏng khi độ dày dưới 7 – 8mm. Với độ dày như vậy, khả năng thụ tinh sẽ khó hơn, phôi thai không thể gắn vào tử cung làm tổ. Một số trường hợp, niêm mạc tuy mỏng, trứng đã thụ tinh vẫn có thể làm tổ nhưng do độ dày quá mỏng, niêm mạc không đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển dẫn đến sảy thai sớm, thai lưu, thai nhỏ hơn tuổi thai…

Niêm mạc tử cung được coi là dày khi độ dày trên 20mm. Phụ nữ có niêm mạc dày thường trải qua hiện tượng kinh nguyệt không đều như vô kinh, rong kinh, khó có thai, buồng trứng đa nang hoặc rối loạn quá trình phóng noãn. Do những nguyên nhân này, khả năng thụ tinh sẽ gặp khó khăn.

2. Yếu tố ảnh hưởng

Độ dày lớp niêm mạc của  tử cung do nhiều yếu tố tác động. Niêm mạc mỏng thường xuất hiện trong các trường hợp:

  • Nồng độ hormone estrogen trong máu thấp
  • Mắc các bệnh ở tử cung như u xơ, viêm nhiễm, polyp…
  • Quá trình nạo hút thai nhiều lần.
  • Thiếu máu.

niem mac tu cung 2

Nạo hút thai nhiều lần sẽ khiến cho niêm mạc ở tử cung bị mỏngMột số nguyên nhân dẫn tới niêm mạc dày có thể kể đến là:

  • Nồng độ hormone estrogen cao do thể trạng tăng tiết nội tiết tố làm cho lớp niêm mạc phát triển quá mức
  • Tình trạng béo phì cũng là một yếu tố có nguy cơ làm tăng độ dày niêm mạc tử cung
  • Tình trạng buồng trứng đa nang
  • Sử dụng liên tục thuốc chứa estrogen mà không kèm theo progesterone
  • Đặc biệt chú ý niêm mạc dày cần loại trừ ung thư nội mạc tử cung, nhất là ở những phụ nữ mãn kinh ra máu âm đạo bất thường, bệnh cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi, chị em trong độ tuổi hoạt động sinh dục.

niem mac tu cung 3

Nồng độ estrogen trong máu cao có thể làm tăng quá trình sản xuất các tế bào niêm mạc tại tử cungTóm lại, niêm mạc tử cung là một phần quan trọng của cơ thể. Độ dày của cấu trúc này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. Độ dày niêm mạc có thể thay đổi theo từng ngày và mức độ chuẩn thường là 7 – 8mm, với độ dày tốt nhất để tăng khả năng thụ tinh là 8 – 10mm. Tùy thuộc vào nguyên nhân, việc điều trị cũng như khả năng mang thai có thể cải thiện hoặc không. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Niêm mạc tử cung là bộ phận quan trọng đối với sức khỏe của chị em. Vì vậy, khi xuất hiện những đặc điểm chỉ báo một số bệnh lý khiến cấu trúc này trở nên bất thường, chị em nên đến các cơ sở Sản phụ khoa để được tư vấn:

  • Đau bụng kinh dữ dội
  • 3 tháng không xuất hiện kinh nguyệt
  • Thể tích máu kinh lớn (mỗi giờ phải thay 1 băng vệ sinh hoặc nhiều hơn)
  • Thời gian hành kinh lớn hơn 7 ngày
  • Đau bụng dưới
  • Luôn có cảm giác tức nặng bụng
  • Đau khi quan hệ
  • Mãn kinh ra máu

Thời điểm lý tưởng nhất chị em nên đi khám là sau khi sạch kinh 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu ra máu bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh hoặc ra máu sau mãn kinh, hoặc có các triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như kể trên thì chị em nên tìm một phòng khám Sản phụ khoa uy tín để tìm nguyên nhân và xử lý ngay thay vì chờ đợi thời điểm được khuyến cáo là thích hợp nhất.

Niêm mạc ở tử cung bình thường là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Để duy trì sức khỏe sinh sản tốt, chị em hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra định kỳ cấu trúc này. Nếu cần tư vấn, bạn có thể liên hệ Hotline 0868.555.168 hoặc đặt lịch để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trực tiếp thăm khám nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có nguy hiểm không?

Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có thể là hiện tượng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn ung thư đã lan rộng. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân.

Thông tin kiến thức
Đặt thuốc âm đạo ra máu: Nguyên nhân & cách xử trí

Đặt thuốc âm đạo ra máu gây hoang mang cho nhiều chị em. Bài viết sẽ giải thích nguyên nhân, cách xử lý và lưu ý khi gặp tình trạng này. Đọc ngay!

All in one
Liên hệ