Phải làm gì khi kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh 3 năm?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Câu hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi, năm nay tôi 55 tuổi, đã mãn kinh được 3 năm nay. Hôm qua lúc ngủ dậy tôi giật mình vì bị ra máu, bác sĩ có thể cho tôi hỏi tôi bị làm sao và liệu có phải có kinh trở lại không? Giờ tôi cần làm gì?

Kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh là một hiện tượng không ít chị em gặp phải, để hiểu rõ về vấn đề này đầu tiên các chị xem cần xác định rõ khi nào bản thân mình được tính là đã bước vào thời kì mãn kinh, và có kinh nguyệt khi nào được gọi là kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh.

1. Tổng quan về mãn kinh

1.1 Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là quá trình tự nhiên của sự lão hóa do suy giảm chức năng và hoạt động của buồng trứng, khiến cơ thể của người phụ nữ không còn diễn ra quá trình rụng trứng và ngừng sản xuất các loại nội tiết. Điều này đồng nghĩa với việc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh 1
Độ tuổi mãn kinh thường rơi vào từ 45-55 tuổi

Mãn kinh được chẩn đoán khi người phụ nữ trải qua 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt trở lại sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt có thể coi là ra máu bất thường sau mãn kinh hay kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh.

Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 45-55 tuổi, thậm chí có những trường hợp xảy ra rất sớm ở độ tuổi 30. Nhưng trung bình độ tuổi của tình trạng này là 51 tuổi.

1.2 Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh.

Ở người phụ nữ, thời kỳ mãn kinh diễn tiến theo tuổi tác và trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ 8-10 năm trước khi người phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh, khi buồng trứng bắt đầu sản xuất ít hormone estrogen hơn. Giai đoạn này sẽ diễn ra cho đến khi buồng trứng ngừng giải phóng trứng.

Vào khoảng thời gian 1 đến 2 năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, sự sụt giảm hormone estrogen sẽ diễn ra nhanh hơn. Lúc này, người phụ nữ có  thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của mãn kinh. Tuy nhiên, người phụ nữ vẫn sẽ có thể còn kinh nguyệt trong thời gian này, đồng nghĩa với việc vẫn có thể mang thai.

  • Mãn kinh

Ở giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc cơ thể ngừng sản xuất những nội tiết như estrogen và progesteron.
Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng mãn kinh sớm đó là tình trạng mãn kinh xảy ra trước 40 tuổi, thường xảy ra ở những phụ nữ có thói quen như là hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, mắc phải bệnh lý ở tử cung hoặc buồng trứng phải điều trị cắt bỏ, hóa xạ trị trong điều trị ung thư. Và mãn kinh muộn được coi là tình trạng mãn kinh xảy ra sau 55 tuổi, thường hiếm gặp.

  • Hậu mãn kinh (sau mãn kinh)

Là khoảng thời gian sau khi người phụ nữ không còn xuất hiện kinh nguyệt. Ở thời kỳ này các triệu chứng có thể thuyên giảm. Do sự suy giảm nồng độ Estrogen ở người phụ nữ sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch hoặc cơ xương khớp như loãng  xương.

1.3 Những dấu hiệu của mãn kinh.

  • Bốc hỏa, cảm giác có cơn nóng đột ngột xuất phát từ mặt lan khắp cơ thể.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Cảm lạnh
  • Khô âm đạo gây khó khăn hoặc đau khi quan hệ
  • Tiểu gấp
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Dễ thay đổi tâm trạng, dễ nổi cáu
  • Khô vùng da, khô mắt và khô miệng
  • Giảm tập trung.
  • Chu ky kinh nguyệt không đều, kỳ kinh nguyệt trở nên nhẹ hoặc nặng nề hơn trước đây.

1.4 Điều trị mãn kinh

Hiện tượng mãn kinh một quá trình tự nhiên của lão hóa, nên mục tiêu điều trị là các triệu chứng và nhằm cải thiện cuộc sống của người phụ nữ, các phương pháp điều trị gồm:

  • Thay đổi lối sống.
  • Liệu pháp hormone thay thế.
  • Thuốc bôi âm đạo.
  • Thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương.

2 . Những nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh

Hiện tượng kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể nêu lên là:

  • Viêm teo âm đạo: Nguyên nhân của tình trạng này là do nội tiết suy giảm, dẫn đến âm đạo bị thiếu dinh dưỡng và khô, teo niêm mạc, thậm chí là viêm và dễ bị tổn thương. Khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này cũng dễ dẫn đến ra máu âm đạo sau mãn kinh
  • Polyp ở cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung: Polyp là những khối u nằm trong tử cung, cổ tử cung, ống tử cung nhưng không phải ung thư hóa, trường hợp polyp to, hoại tử sẽ gây chảy máu.
  • Tăng sản nội mạc tử cung: là do niêm mạc tử cung quá dày, các tế bào niêm mạc tử cung phát triển bất thường dẫn đến chảy máu trong tử cung.
  • Liệu pháp thay thế hormone: Trong giai đoạn đầu của mãn kinh, chị em chưa thể thích nghi với những thay đổi của cơ thể và bị ảnh hưởng tới cuộc sống. Do đó được chỉ định bổ sung một số nội tiết tố. Các nội tiết tố này có thể gây lên hiện tượng ra máu sau mãn kinh.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Là khối u ác tính xuất hiện tại buồng tử cung. Các khối u vùng này rất giàu mạch máu, dễ vỡ gây chảy máu. Bệnh thường gặp chủ yếu ở độ tuổi phụ nữ mãn kinh.
kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh 2
Hiện tượng kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh là một trong những dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung: là hình thành khối u ác tính ở vị trí cổ tử cung, nơi kết nối âm đạo và tử cung. Khi quan hệ hoặc khối u hoại tử và chảy máu sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo.
  • Viêm nhiễm âm đạo: viêm âm đạo có thể gây ra ra máu sau mãn kinh.

3. Lời khuyên từ BSCKII Lê Thị Quyên khi kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh

Hiện tượng ra máu sau mãn kinh là máu ra từ âm đạo của người phụ nữ sau khi đã hoàn toàn ngừng kinh nguyệt ít nhất 12 tháng liên tiếp. Nhiều chị em có thể nhầm lẫn với việc mình có kinh nguyệt trở lại sau mãn kinh, nhưng thực ra tất cả các trường hợpkinh nguyệt trở lại sau mãn kinh đều là biểu hiện bất thường. Biểu hiện của triệu chứng rất đa dạng, mức độ ra máu nhiều hoặc ít, có thể lặp lại hoặc không.

Chị em thường không có triệu chứng bất thường nào khác đi kèm, đôi khi chỉ xuất hiện 1 lần, số lượng rất ít nên dễ bỏ qua. Hiện tượng ra máu âm đạo thường không quá nguy hiểm nhưng đôi khi có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính về niêm mạc và cổ tử cung. Do đó bất kỳ trường hợp ra máu âm đạo sau mãn kinh cần phải đi khám chuyên khoa nhằm phát hiện những bệnh lý bất thường để có kế hoạch điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Đang mang thai soi cổ tử cung được không?

Mang thai soi cổ tử cung được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật này.

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

Hỏi đáp bác sĩ
Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

Hỏi đáp bác sĩ
Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

All in one
Liên hệ