Phân biệt xạ trị và hoá trị ung thư cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung thế nào? Khi nào kết hợp xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Dựa vào đâu để phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung? Có thể kết hợp 2 phương pháp xạ trị và hóa trị được không? BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương sẽ giải thích ở bài viết dưới đây.

1. Khái niệm hoá trị và xạ trị 

1.1. Hoá trị 

Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc đặc hiệu chống ung thư được tiêm vào tĩnh mạch hoặc có dạng viên uống để chúng được hấp thụ vào máu và gây độc cho tế bào ung thư, giúp phá hủy và kiểm soát sự lan rộng của bệnh. 

Mặc dù, không phải tất cả bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều cần phải sử dụng hóa trị, nhưng trong một số trường hợp, việc điều trị bằng phương pháp này là cần thiết.

Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc đặc hiệu gây độc tế bào ung thư
Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc đặc hiệu gây độc tế bào ung thư

1.2. Xạ trị 

Xạ trị ung thư cổ tử cung là sử dụng chùm bức xạ năng lượng cao, được điều chỉnh để tiêu diệt hoặc gây tổn thương cho các tế bào ung thư. 

Thông thường, bức xạ này được tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh hoặc các khu vực mà tế bào ung thư đã lan rộng đến. Quy trình xạ trị ung thư cổ tử cung được lập kế hoạch một cách cẩn thận nhằm giảm thiểu tác động đến các mô khỏe mạnh.

2. Phân biệt xạ trị và hoá trị ung thư cổ tử cung 

2.1. Về bản chất

Cách phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung là dựa trên sự khác biệt về cách chúng được đưa vào cơ thể người bệnh như thế nào.

Với phương pháp hóa trị ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc đặc hiệu để tiêu diệt tế bào ung thư, đưa vào cơ thể qua đường uống bằng miệng hoặc truyền qua tĩnh mạch. Vì vậy, đôi khi tế bào bình thường cũng bị ảnh hưởng do thuốc sẽ đi khắp cơ thế. 

Xạ trị tức là đưa các chùm tia phóng xạ liều cao trực tiếp vào khối u tại cổ tử cung. Các chùm bức xạ sẽ khiến nó co lại hoặc chết. Vì vậy, loại điều trị ung thư này có ít tác dụng phụ hơn hóa trị, vì nó chỉ nhắm vào một khu vực của cơ thể.

2.2. Về thời điểm áp dụng 

Khi phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung cũng cần xem xét đến thời điểm áp dụng 2 phương pháp này trong điều trị bệnh.

Hoá trị 

Hóa trị ung thư cổ tử cung được áp dụng trong một số trường hợp như:

  • Hóa trị là một phương pháp điều trị chính: Người bệnh sẽ được chỉ định hóa – xạ trị ung thư cổ tử cung kết hợp (hay còn gọi là hóa trị đồng thời) nhằm tăng hiệu quả điều trị.
  • Hóa trị là phương pháp điều trị bổ trợ: Hóa chất được đưa vào cơ thể để giảm kích thước khối u trong cổ tử cung. Tiếp đó mới tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật theo đúng phác đồ của bác sĩ.
  • Hóa trị là phương pháp được sử dụng để điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối của ung thư cổ tử cung: Bệnh nhân có thể được kết hợp hóa trị cùng thuốc để kéo dài thời gian sống và cải thiện triệu chứng bệnh.

Cụ thể các phương pháp hóa trị đồng thời cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Tiêm Cisplatin hàng tuần trong quá trình xạ trị: Chất này được tiêm vào tĩnh mạch (IV) trước khi bắt đầu xạ trị. Trong trường hợp người bệnh không thích hợp sử dụng Cisplatin, các chuyên gia y tế có thể thay thế bằng Carboplatin.
  • Kết hợp Cisplatin với 5-fluorouracil (5-FU): Tiêm mỗi ba tuần trong suốt quá trình xạ trị.

Xạ trị 

Trong giai đoạn 1 và 2 của ung thư cổ tử cung, khi phẫu thuật tiền ung thư không hiệu quả, xạ trị được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Mục tiêu của xạ trị là loại bỏ tế bào ung thư để tăng cơ hội chữa khỏi hoặc giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. 

Xạ trị có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với hóa trị và phẫu thuật. Xạ trị được xem là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ung thư trong vùng bị tác động. Điều này làm cho xạ trị phù hợp với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm, khi ung thư chỉ tập trung ở một điểm. 

Các phương pháp xạ trị nhằm giảm tối đa tác động của bệnh và tăng hiệu quả điều trị. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa tái phát ung thư sau phẫu thuật hoặc khi ung thư tái phát. Điều này giúp cải thiện khả năng phục hồi và giảm nguy cơ tái phát của bệnh.

2.3. Về tác dụng phụ 

Tác dụng phụ là một trong những tiêu chí quan trọng trong phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung. Do cơ chế hoạt động khác nhau mà tác dụng phụ của 2 phương pháp này cũng có sự khác biệt.

Hoá trị 

Khi chất hóa trị được tiêm hoặc uống vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động theo cơ chế hấp thụ vào máu và lan ra khắp các phần của cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển bất thường. Với cách thức hoạt động như vậy, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ đặc biệt. 

Hóa trị ung thư cổ tử cung khi đi vào cơ thể có thể tác động đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa, loét miệng, viêm nướu, mất cảm giác ngon miệng, suy giảm ham muốn ăn uống, tiêu chảy hoặc táo bón…

Chất hóa trị ung thư cổ tử cung khi đi vào cơ thể còn có thể gây giảm số lượng tiểu cầu và hồng cầu, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, phù nề ở chân tay, châm chích, tê buốt ở đầu ngón tay và ngón chân, mất cảm giác ngon miệng, thiếu máu, da nhợt nhạt, mất ngủ, dễ bị bầm tím và suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng…

Bên cạnh đó, còn có các tác dụng phụ khác có thể xuất hiện do sử dụng hóa chất trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung, bao gồm: Tăng men gan,  ảnh hưởng đến trí nhớ, phù nề ở chân, rụng tóc, thay đổi màu sắc và cấu trúc của móng tay và ngón chân,…

Xạ trị 

Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ ngay lập tức, tùy thuộc vào cơ địa và phản ứng của cơ thể với liệu pháp. Tác dụng phụ ngắn hạn bao gồm mệt mỏi, đau dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn. 

Nó cũng có thể tác động đến các bộ phận khác như bàng quang, gây ra viêm bàng quang và đau âm đạo. Một số phụ nữ có thể trải qua rối loạn kinh nguyệt và thiếu máu dẫn đến mệt mỏi.

Những tác dụng phụ này thường giảm dần sau khi liệu trình kết thúc. Tuy vậy, một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng kéo dài như hẹp âm đạo, khô âm đạo và suy yếu xương. Các vấn đề như sưng chân cũng có thể xuất hiện sau khi các hạch bạch huyết vùng chậu được điều trị bằng xạ trị.

3. Có kết hợp hoá trị và xạ trị cùng lúc trong điều trị ung thư cổ tử cung được không? 

Mặc dù khi tiến hành phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung có thể nhận thấy sự khác nhau rõ ràng giữa 2 phương pháp. Nhưng trên thực tế, việc kết hợp giữa xạ trị và hóa trị sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị ung thư cổ tử cung.

Hóa trị và xạ trị thường được sử dụng cùng nhau trong điều trị ung thư. Phương pháp này, được gọi là hóa trị đồng thời, được các chuyên gia y tế khuyến nghị dành cho bệnh nhân ung thư không thể phẫu thuật hoặc có khối u có nguy cơ lây lan sang các vùng khác của cơ thể.

Cần hỏi ý kiến chuyên gia thật kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Cần hỏi ý kiến chuyên gia thật kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Tuy nhiên, khi phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung cũng thấy được, 2 phương pháp này có thể gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người bênh. Vì vậy, việc kết hợp cả xạ trị và hóa trị cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh cần:

  • Thông báo cho các chuyên gia y tế nếu gặp phải các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Hỏi ý kiến các chuyên gia về việc sử dụng các loại thuốc giảm nôn, buồn nôn. Cũng có thể sử dụng trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn không mong muốn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là protein, nhằm giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và chống lại tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng như sự phát triển của khối u. 
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh thường gặp mệt mỏi và cảm giác chán ăn. Vì vậy, nên chia bữa ăn thành nhiều lần nhỏ và bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng.
  • Việc bổ sung một số loại thực phẩm chức năng cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp cơ thể chống lại tác động của khối u và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp các bạn phân biệt xạ trị và hóa trị ung thư cổ tử cung, đồng thời hiểu rõ hơn về cách ứng dụng 2 phương pháp này trong điều trị ung thư cổ tử cung.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hóa trị hay xạ trị ung thư cổ tử cung, hoặc muốn tìm những trường hợp tương tự, đừng ngần ngại tham gia vào Group Facebook “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA” để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1 của BV Phụ Sản Trung Ương giải đáp thắc mắc.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ