Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
1. Tại sao xuất hiện tình trạng ra máu nâu trước kỳ kinh?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc ra máu nâu trước kỳ kinh, bao gồm cả yếu tố sinh lý lẫn bệnh lý, cụ thể như sau:
1.1 Nguyên nhân sinh lý
- Máu báo hiệu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: Nếu lượng máu ra ít (2-3 giọt/lần), không mùi và chỉ kéo dài ngắn ngày, đó có thể là dấu hiệu báo trước của kinh nguyệt.
- Mang thai: Ra máu nâu trước kỳ kinh cũng có thể là máu báo thai nếu trước đó quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai. Lúc này, máu chỉ rỉ nhẹ, đều đặn mỗi ngày trong khoảng 3-4 ngày.
- Rụng trứng: Ở một số phụ nữ chu kỳ kinh ngắn, hiện tượng này có thể xuất hiện trước ngày đèn đỏ 7-10 ngày dưới dạng vài đốm nâu nhỏ, báo hiệu trứng đã rụng do nồng độ estrogen tăng cao rồi đột ngột giảm xuống.
- Stress, mệt mỏi kéo dài: Các yếu tố tâm lý tiêu cực ức chế quá trình phát tán tế bào nội mạc tử cung, ảnh hưởng tới oxy hóa máu, từ đó gây ra tình trạng máu nâu trước kỳ kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Một số phương pháp tránh thai như vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai giải phóng progestin có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều hay tình trạng ra máu bất thường.
1.2 Nguyên nhân bệnh lý
Nếu kèm theo triệu chứng bất thường ở “cô bé” như ngứa rát, sưng tấy, khí hư có mùi khó chịu, ra máu nâu kéo dài có thể là triệu chứng báo hiệu đến các vấn đề bất thường sau:
- Viêm âm đạo: Vi khuẩn tấn công gây tổn thương, viêm nhiễm âm đạo. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể lan vào sâu bên trong cổ tử cung, khiến vùng này bị sung huyết, lở loét.
- Bệnh lý tử cung: Viêm cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… đều có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện máu nâu trước kỳ kinh, kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, đau khi “yêu”, rối loạn chu kỳ kinh…
- Ung thư cổ tử cung: Bên cạnh dấu hiệu ra máu nâu, người bệnh còn gặp phải rối loạn kinh nguyệt, có mùi hôi khó chịu. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.
- Các bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,… Do cơ quan sinh dục bị tổn thương, viêm loét và chảy máu.
2. Ra máu nâu trước ngày đèn đỏ có nguy hiểm không?
Dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, tình trạng này cũng đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ:
- Gây ra cảm giác lo lắng, bất an, mất tự tin. Từ đó tác động tiêu cực tới chất lượng công việc, cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng.
- Có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý phụ khoa. Nếu không phát hiện, điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh.
- Đặc biệt, ung thư cổ tử cung có thể khiến chị em mất vĩnh viễn khả năng làm mẹ, thậm chí đe dọa tính mạng.
3. Giải pháp cho tình trạng ra màu nâu trước chu kỳ
Nếu chỉ ra máu nâu trong vài ngày, không kèm triệu chứng khó chịu hay đau đớn thì chưa đáng lo ngại. Chị em có thể cải thiện bằng các cách:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, nhất là trong những ngày hành kinh và thai kỳ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đường, mỡ động vật…
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, ổn định cân nặng, giảm nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh lý, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu màu nâu kèm các dấu hiệu bất thường, chị em nên tới ngay các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
4. Ra máu trước kỳ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Thông thường, hiện tượng này có thể kéo dài từ 1-2 ngày trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Nếu lượng máu ra ít, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì chị em không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, trường hợp máu nâu kéo dài hơn 2 ngày hoặc ra nhiều, kèm theo các dấu hiệu như đau bụng dưới, ngứa rát vùng kín, sốt, mệt mỏi… thì nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân ra máu nâu trước kỳ kinh và có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Lời khuyên của bác sĩ
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết, trường hợp ra máu nâu trước kỳ kinh không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài liên tục trong vài tuần hay thường xuyên xảy ra sau khi quan hệ cần đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Khi gặp hiện tượng kể trên, chị em nên lưu ý một số điều sau đây theo lời khuyên của các bác sĩ:
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi nhận những bất thường để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa âm đạo. Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn, có độ pH phù hợp.
- Sử dụng băng vệ sinh có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Thay băng thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục đều đặn, không thức khuya, hạn chế stress.
Kết luận
Để xác định chính xác nguyên nhân ra máu nâu trước kỳ kinh là do sinh lý hay bệnh lý, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Từ đó giúp các bác sĩ tìm ra phương pháp xử lý phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng ngừa các biến chứng về sau.
Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã hiểu rõ hơn về hiện tượng xuất hiện máu nâu trước kỳ kinh, từ đó có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân. Hãy luôn quan tâm, lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời.
Nếu chị em có bất kỳ thắc mắc về hiện tượng ra máu nâu trước kỳ kinh, đừng ngần ngại tham gia vào group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI” để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương giải đáp cũng như nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự.
Liên hệ - đặt lịch