Rách màng trinh có bị chậm kinh không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rách màng trinh có bị chậm kinh không? Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc và điều trị chậm kinh hiệu quả, cùng những lời khuyên từ bác sĩ

Rách màng trinh có bị chậm kinh không là một câu hỏi thường gặp ở nhiều phụ nữ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về màng trinh, các nguyên nhân gây rách màng trinh, và liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hay không. 

1. Hiểu rõ về rách màng trinh

1.1. Màng trinh là gì?

Màng trinh, còn được biết đến với tên gọi khác là màng ngăn âm đạo, là một lớp màng mỏng nằm ở phía trong âm đạo của phái nữ, đặt giữa âm đạo và cửa mình. Màng trinh có một lỗ nhỏ cho phép kinh nguyệt thoát ra ngoài một cách dễ dàng.

Màng trinh là một phần của hệ thống sinh sản nữ. Màng trinh thường rất mỏng và dễ bị rách, đặc biệt khi bị tác động trực tiếp. Trên thực tế, từ thời xa xưa, có nhiều quan niệm cho rằng màng trinh được sử dụng để đánh giá độ trong sạch của một người phụ nữ, vì trong những hoàn cảnh bình thường, khi quan hệ tình dục sẽ gây rách màng trinh.

Tuy nhiên, quan niệm trên không hoàn toàn là chính xác. Bởi vì màng trinh có thể bị rách do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do quan hệ tình dục.

Nhiều quan niệm cho rằng, việc rách màng trinh là nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh, hay kinh nguyệt không đều. Vậy rách màng trinh có bị chậm kinh không? Nguyên nhân chậm kinh có thể là gì?

Các hình thái màng trinh
Các hình thái màng trinh

1.2. Biểu hiện của rách màng trinh

Khi màng trinh bị thủng, phụ nữ có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện máu từ âm đạo. Đây là biểu hiện thường gặp khi màng trinh bị thủng và dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng khác như kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi màng trinh bị thủng, lượng máu chảy ra thường ít, có thể để lại dấu vết nhỏ trên quần lót hoặc ga giường. Máu chảy ra khi màng trinh bị thủng thường có màu đỏ sáng, không đậm như máu kinh nguyệt.
  • Cảm giác đau rát ở âm đạo. Đây là biểu hiện của việc màng trinh bị thủng mà hầu hết phụ nữ đều cảm nhận được. Mức độ đau mà mỗi người cảm nhận được có thể khác nhau. Tuy nhiên, cảm giác đau khi màng trinh bị thủng thường không quá mạnh mẽ và kéo dài.

1.3. Nguyên nhân rách màng trinh

Tình trạng rách màng trinh thường xuất phát từ quan hệ tình dục, nhưng cũng có thể do nhiều yếu tố khác. Các nguyên nhân gây rách màng trinh:

  • Quan hệ tình dục lần đầu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi quan hệ lần đầu, việc dương vật xâm nhập sâu vào âm đạo có thể làm rách màng trinh.
  • Vận động mạnh: Các hoạt động thể thao đòi hỏi sự vận động mạnh, như đi xe đạp, có thể làm rách màng trinh đối với những chị em có màng trinh mỏng.
  • Tác động từ bên ngoài: Một số chị em có thể bị rách màng trinh do tai nạn, ngã xe, hoặc sử dụng tampon.
  • Không có màng trinh bẩm sinh: Một số phụ nữ sinh ra đã không có màng trinh, và đây là một hiện tượng không hiếm gặp.
  • Thủ dâm: Cách thủ dâm và mức độ thực hiện có thể ảnh hưởng. Việc xoa nắn bên ngoài thường không gây rách màng trinh, nhưng nếu đưa ngón tay vào âm đạo mạnh mẽ, có thể gây rách màng trinh.

1.4 . Rách màng trinh có tự lành không?

Hiện nay, nhiều phụ nữ vẫn tin rằng màng trinh có thể tự lành lại sau một thời gian như các vết thương thông thường trên cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ phụ khoa đã khẳng định rằng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Theo nhiều nghiên cứu, khả năng tự lành của màng trinh là thấp bởi vì cấu tạo của nó khác với các bộ phận các của cơ thể có khả năng phục hồi và lành sẹo.

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của ngành y học thẩm mỹ, phụ nữ hiện nay có thể sử dụng phương pháp thẩm mỹ để vá màng trinh. Thủ thuật này khá đơn giản và có thể giúp phục hồi màng trinh một cách nhanh chóng theo mong muốn.

2. Hiểu rõ về chậm kinh

2.1. Chậm kinh là gì?

Chậm kinh, hay trễ kinh, là tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới, biểu hiện bằng việc không thấy kinh nguyệt xuất hiện dù đã đến kỳ hành kinh. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối thì được coi là chậm kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong ba kỳ kinh liên tiếp mà không do mang thai, tình trạng này được gọi là vô kinh.

2.2. Biểu hiện của chậm kinh

Biểu hiện của trễ kinh là không thấy kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ bình thường. Ngoài ra, vấn đề này còn phụ thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà có thể gặp một số triệu chứng khác, tiêu biểu như:

  • Đau đầu;
  • Đau vùng xương chậu
  • Mụn trứng cá;
  • Rụng tóc;
  • Rậm lông, nhất là ở mặt.

2.3. Nguyên nhân chậm kinh

Như vây, rách màng trinh có bị chậm kinh không. Có hai thời điểm quan trọng khiến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới không đều: khi mới bắt đầu có kinh nguyệt (tuổi dậy thì) và khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Trong những giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể trở nên bất thường, bao gồm cả chậm kinh.

Ở giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều bình thường. Nữ giới có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều trong khoảng ba năm do buồng trứng chưa thể giải phóng trứng đều đặn hàng tháng do nồng độ hormone chưa ổn định.

Ngoài hai giai đoạn này, nhiều yếu tố khác cũng góp phần tạo thành nguyên nhân chậm kinh :

  •  Mang thai

Nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất gây trễ kinh chính là mang thai. Nếu chị em bị trễ kinh khoảng một tuần sau khi quan hệ tình dục không bảo vệ, nhiều khả năng chị em đã mang thai. Chị em có thể dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu hoặc đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu.

  •  Cho con bú

Phụ nữ có thể có kinh ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng rụng trứng và thụ thai trong thời gian này. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp ngừa thai phù hợp.

Mang thai là nguyên nhân dẫn tới trễ kinh
Mang thai là nguyên nhân dẫn tới trễ kinh
  • Căng thẳng hoặc stress kéo dài

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cản trở quá trình điều hòa kinh nguyệt. Chị em nên duy trì lối sống tích cực để giảm căng thẳng, giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.

  • Giảm cân quá mức

Sụt cân nhanh do ăn kiêng hoặc tập luyện quá sức có thể gây mất cân bằng hormone, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và cân nặng ổn định sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.

  • Thừa cân hoặc béo phì

Tình trạng thừa cân có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố, làm chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngừng hoàn toàn. Thay đổi lối sống lành mạnh và duy trì cân nặng cân đối có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

  • Tập thể dục quá sức

Tập luyện thể dục thể thao với cường độ cao có thể gây mất cân bằng nội tiết tố nữ, làm chu kỳ kinh nguyệt không đều.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang gây ra sự rối loạn nội tiết tố, làm quá trình rụng trứng không đều hoặc ngừng hẳn. Cần phát hiện và điều trị sớm để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các bệnh như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng có thể gây trễ kinh. 

  • Mắc các bệnh mạn tính

Các bệnh như đái tháo đường hoặc Celiac có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố hoặc không hấp thụ được chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Sử dụng biện pháp tránh thai

Việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Cần thời gian để chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc tránh thai.

  • Sử dụng chất kích thích

Uống rượu bia nhiều hoặc hút thuốc lá có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Cần tránh xa việc sử dụng và lạm dụng các chất kích thích

  • Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc cũng là tác nhân gây ra sự biến đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ này.

Nếu xuất hiện triệu chứng mãn kinh trước 40 tuổi, có thể do suy buồng trứng sớm. Cần thăm khám để được tư vấn và điều trị phù hợp.

  • Các vấn đề ở tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém có thể gây mất cân bằng hormone, chính là nguyên nhân chậm kinh hoặc mất kinh. Điều trị các vấn đề tuyến giáp sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

3. Rách màng trinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Hiện tại, chưa có cơ sở khoa học nào có khẳng định việc rách màng trinh có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, rách màng trinh có bị chậm kinh không.

Màng trinh có nhiều lỗ nhỏ để kinh nguyệt thoát ra ngoài khi phụ nữ đến tuổi dậy thì. Khi màng trinh bị rách, máu kinh sẽ chảy ra nhiều hơn so với những người chưa rách màng trinh.

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt không phải do rách màng trinh, mà do các nguyên nhân khác như:

  • Áp lực, căng thẳng, stress: Công việc hoặc học tập căng thẳng có thể dẫn đến những biến đổi không ngờ trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Thay đổi cân nặng: Thay đổi cân nặng ảnh hưởng đến hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến ngày rụng trứng bị thay đổi và chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
  •  Luyện tập thể thao quá sức: Tập thể dục quá mức làm cho cơ thể mệt mỏi, cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý: Thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc: Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Áp lực công việc: Thường xuyên bị áp lực công việc hay căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

4. Cách chăm sóc âm đạo khi bị rách màng trinh

Việc chăm sóc cho vùng nhạy cảm sau khi màng trinh bị tổn thương là điều cần thiết để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và tránh những biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số lời khuyên về việc chăm sóc vùng nhạy cảm sau khi màng trinh bị tổn thương:

  • Vệ sinh vùng nhạy cảm: Dùng nước ấm để làm sạch vùng nhạy cảm sau khi màng trinh bị tổn thương. Hạn chế sử dụng xà phòng có mùi hoặc chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể gây kích ứng và làm hại đến hệ vi sinh tự nhiên của vùng nhạy cảm.
  • Sử dụng khăn mềm và sạch: Sau khi rửa, dùng khăn mềm và sạch để lau nhẹ nhàng vùng nhạy cảm. Tránh lau mạnh hoặc cọ sát quá mức để không làm tổn thương thêm vùng nhạy cảm.
  • Giới hạn quan hệ tình dục trong thời gian hồi phục: Tránh quan hệ tình dục khi vùng nhạy cảm đang trong quá trình phục hồi để màng trinh có thể hồi phục hoàn toàn và tránh tổn thương thêm.
  • Sử dụng quần lót bằng cotton: Chọn quần lót bằng cotton thay vì chất liệu tổng hợp để giảm thiểu sự bí bách và ẩm ướt, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng nhạy cảm.
  • Tránh tắm bồn và bể bơi: Trong thời gian hồi phục, hạn chế tắm bồn hoặc đi bơi để tránh tiếp xúc với nước có thể gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
  • Uống đủ nước: Hãy uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp đảm bảo vùng kín hồi phục nhanh chóng và tránh được những biến chứng không mong muốn. Đồng thời, góp phần phòng tránh được các yếu tố có thể là nguyên nhân chậm kinh.

5. Làm gì để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?

Để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh và trước cũng như sau khi quan hệ tình dục. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp và tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo để ngăn ngừa viêm nhiễm do virus xâm nhập.

Ngoài ra, chị em cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh xa và không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, cà phê và thuốc lá.

Chị em cũng nên tìm hiểu và thực hành các liệu pháp thư giãn để tránh căng thẳng và stress kéo dài. Đồng thời, việc thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần là cần thiết để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa, từ đó có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản, góp phần điều trị chậm kinh hiệu quả.

6. Lời khuyên của bác sĩ

Rách màng trinh không phải là nguyên nhân gây chậm kinh. Chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, thay đổi cân nặng, tập thể dục quá mức, sử dụng thuốc, và các bệnh lý phụ khoa. Hiểu rõ và chăm sóc tốt sức khỏe sinh sản là rất quan trọng.

Điều này bao gồm vệ sinh vùng kín đúng cách, duy trì lối sống lành mạnh, và thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Nhận thức đúng đắn về màng trinh và chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu có thắc mắc về việc rách màng trinh có bị chậm kinh không, hãy liên hệ với các chuyên gia để được giải đáp.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Tại sao nội mạc tử cung dày gây rong kinh?

    Nội mạc tử cung dày gây rong kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Nếu nắm rõ nguyên nhân, chị em có thể dễ dàng kiểm soát hiện tượng này.

    Thông tin kiến thức
    Bị rong kinh 15 – 20 ngày có sao không?

    Rong kinh kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của chị em. Vậy rong kinh 15 – 20 ngày có sao không?

    Thông tin kiến thức
    Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cao không?

    Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung từ 1-3 triệu, tùy phương pháp và tình trạng bệnh. Tìm hiểu ngay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

    Thông tin kiến thức
    Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?

    Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. Đọc ngay!

    All in one
    Liên hệ