Rối Loạn Kinh Nguyệt Có Thai Được Không? Giải Đáp Chính Xác từ Góc Nhìn Chuyên Gia

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt và khả năng thụ thai khi mắc chứng bệnh này.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Nhiều chị em lo lắng không biết tình trạng này có ảnh hưởng đến việc mang thai hay không. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về rối loạn kinh nguyệt có thai được không và cách khắc phục. 

1. Rối Loạn Kinh Nguyệt là Gì?

Rối loạn kinh nguyệt có thại được không ?
Rối loạn kinh nguyệt có thại được không ?

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Đây là điều mà các bạn gái luông quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn liên quan tới những yếu tố:

  • Không đều về thời gian: thời gian rút ngắn hoặc kéo dài.
  • Tần suất hành kinh bất thường: xen kẽ các chu kỳ kinh nguyệt đều thì có những chu kỳ bị chậm ngày hoặc đến sớm hơn bình thường.
  • Lượng máu mất trong ngày hành kinh: Rối loạn về lượng máu kinh nguyệt có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như rong kinh, thiểu kinh, vô kinh, cường kinh, thống kinh,…

2. Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Kinh Nguyệt

Nguyên nhân có thể do rối loạn nội tiết, bệnh lý thực thể hoặc các yếu tố khác. Để trả lời cho câu hội rối loạn kinh nguyệt có thai được không, ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, có thể kể đến 2 nguyên nhân chính:

2.1. Nguyên Nhân Sinh Lý

Những nguyên nhân sinh lý là những thay đổi trong cơ thể phụ nữ, những nguyên nhân này có thể thay đổi được bằng việc thay đổi lối sống khoa học hơn, một số nguyên nhân có thể kể đến:

  • Thay Đổi Nội Tiết Tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Tăng Hoặc Giảm Cân Nhanh: Thay đổi cân nặng đột ngột có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối Loạn Ăn Uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, cafe) có thể gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Tập Thể Dục Quá Sức: Tập luyện quá mức có thể làm thay đổi hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thống cơ quan sinh sản, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Căng Thẳng – Stress: Căng thẳng, stress có thể làm tăng tiết hormone cortisol, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Vệ Sinh Không Sạch Sẽ: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tác Dụng Phụ Của Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc hormone có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

2.2. Nguyên Nhân Bệnh Lý

Những nguyên nhân bệnh lý gây ra do sự thay đổi bất thường về mô, cơ quan trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt, các nguyên nhân bệnh lý như:

  • Rối Loạn Tuyến Giáp: Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang (PCOS): Buồng trứng không rụng trứng, ảnh hưởng đến lượng progesterone, gây mất cân đối estrogen – progesterone trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Nhiễm Khuẩn Sau Sinh: Sau nạo thai, viêm nội mạc tử cung có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các Bệnh Lý Tử Cung: U xơ tử cung, polyp lòng tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung có thể gây rong huyết không theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Suy Buồng Trứng Sớm: Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40, có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Suy buồng trứng sớm là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng
Suy buồng trứng sớm là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng

3. Cách Khắc Phục Rối Loạn Kinh Nguyệt

3.1. Đối Với Nguyên Nhân Sinh Lý

  • Chế Độ Ăn Uống: Ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh, trái cây, tránh chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ cay, đồ xào, rán, thực phẩm có tính hàn. Uống đủ nhu cầu nước cho cơ thể khoảng 40ml nước/1kg cân nặng mỗi ngày.
  • Chế Độ Sinh Hoạt: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tập thể dục nhẹ nhàng, giữ ấm bụng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Tinh Thần và Tâm Lý: Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, học cách điều chỉnh tâm lý, tránh căng thẳng, stress.

3.2. Đối Với Nguyên Nhân Bệnh Lý:

  • Rối Loạn Tuyến Giáp: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị rối loạn tuyến giáp.
  • Hội Chứng Buồng Trứng Đa Nang: Dùng thuốc kích thích rụng trứng, điều chỉnh nội tiết tố.
  • Nhiễm Khuẩn Sau Sinh: Điều trị nhiễm khuẩn, chống viêm.
  • Các Bệnh Lý Tử Cung: Phẫu thuật cắt u xơ tử cung, polyp lòng tử cung, nạo nội mạc tử cung, điều trị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung.
  • Suy Buồng Trứng Sớm: Điều trị nội tiết tố, hỗ trợ sinh sản.

4. Rối Loạn Kinh Nguyệt Có Thai Được Không ?

Trả lời câu hỏi đầu bài viết: Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Rối loạn kinh nguyệt tùy thuộc vào nguyên nhân vẫn có thể có thai được. Nếu rối loạn kinh nguyệt là do rối loạn nội tiết hoặc bệnh lý thực thể, việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp này, việc tìm kiếm sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ là quan trọng để xác định và điều trị nguyên nhân một cách hiệu quả.

Quan trọng nhất, phụ nữ không nên tự y án về khả năng mang thai và nên hỗ trợ từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Việc này giúp phụ nữ đối mặt với tình trạng sức khỏe một cách tích cực và tối ưu hóa cơ hội mang thai, đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể.

5. Lời Kết

Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Rối loạn kinh nguyệt có thai được không ?

Đây là vấn đề cần được tìm hiểu kỹ hơn, nhưng khi tình trạng này kéo dài mà không tìm ra giải pháp điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, chị em vẫn có thể mang thai.

Để hạn chế triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, quan trọng nhất là người bệnh cần tìm được căn nguyên chính xác gây ra tình trạng này và điều trị tận gốc thì rối loạn kinh nguyệt sẽ cải thiện, không tái phát.

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống nghỉ ngơi khoa học, tinh thần lạc quan là những yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ cần theo dõi những bất thường trong sức khỏe sinh sản và nhanh chóng khám bác sĩ chuyên khoa khi vấn đề để được tư vấn, điều trị hợp lý.

Để đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868555168.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ