Rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách khắc phục

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng phổ biến và không đáng lo ngại. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục để chăm sóc sức khỏe sau sinh

Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ thường gặp phải rối loạn kinh nguyệt, và đây là một vấn đề phổ biến không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, hiểu rõ về rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách khắc phục là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe sau sinh của mẹ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng này, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra, và cách điều trị.

1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một tình trạng thường gặp

Khi sinh con, bất kể là sinh thường hay sinh mổ, kinh nguyệt của mẹ sẽ tạm thời biến mất và thay thế bằng một loại dịch tiết gọi là “sản dịch”.

Sẽ xuất hiện liên tục sau sinh trong vòng 2-4 tuần và không quá 45 ngày. Đối với phụ nữ cho con bú sữa công thức, kinh nguyệt thường quay trở lại sau 2-3 tháng sau sinh.

Trong khi đó, với những người phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 6-8 tháng khi trẻ đã giảm tần suất sử dụng sữa mẹ.

Ngay cả sau khi kinh nguyệt trở lại, nó cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh và có thể xuất hiện theo chu kỳ không đều.

roi loan kinh nguyet sau sinhjog
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mới sinh

 2. Rối loạn kinh nguyệt sau kinh nhận biết như thế nào

Sau khi sinh con, cơ thể của mẹ cần một khoảng thời gian để hồi phục và kinh nguyệt trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu sau 1-2 năm sinh con mà vẫn không có kinh hoặc xuất hiện các dấu hiệu sau đây, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa:

– Kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường, có thể mất một tháng hoặc nhiều tháng.

– Kinh nguyệt kéo dài ngắn, thay đổi màu sắc, có mùi hôi, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.

– Núm vú đau, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng và bụng dưới dữ dội hơn bình thường.

– Đau bụng kéo dài từ 3 – 7 ngày liên tục và cảm giác quằn quại có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hoặc có liên quan đến bệnh phụ khoa.

– Vùng kín có các triệu chứng đau, ngứa, rát, sưng, máu ra bất thường, đặc biệt là sau quan hệ tình dục.

 3. Các nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh như tiết sữa để nuôi con, tâm lý bất ổn sau sinh, thay đổi nội tiết tố, và bệnh phụ khoa.

3.1. Tiết sữa để nuôi con

Khi cho con bú sữa mẹ, do cơ thể mẹ bài tiết ra hormon prolactin, là một hormone kích thích tạo sữa, đồng thời ức chế quá trình phát triển và rụng trứng do đó có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

Tuy nhiên, không cần lo lắng vì khi dừng việc cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

cho con bu
Sử dụng sữa mẹ hoàn toàn cho con bú có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

 3.2. Tâm lý bất ổn sau sinh

Sau sinh, mức độ áp lực và tâm lý không ổn định có thể gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Mẹ cần ổn định tâm trạng, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chia sẻ áp lực với gia đình, và nếu cần, tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

 3.3. Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục sau sinh và sự thay đổi nội tiết tố có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

 3.4. Bệnh phụ khoa

Việc không chăm sóc và vệ sinh phụ khoa cẩn thận sau sinh có thể dẫn đến viêm nhiễm và rối loạn kinh nguyệt.

 4. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khắc phục như thế nào

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau:

– Cải thiện chế độ ăn uống, cân bằng nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

– Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là yoga nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và giảm cân sau sinh.

– Tránh căng thẳng và stress, giữ tâm lý thoải mái và vui vẻ.

– Rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích là những thứ không nên sử dụng

– Tránh sử dụng thuốc tránh thai, vì có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

– Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài, hãy tìm đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám phụ khoa để được kiểm tra và tư vấn.

5. Kết luận

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một tình trạng phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các dấu hiệu bất thường  hoặc rối loạn kéo dài, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Hãy Luôn chú ý đến sức khỏe của mình và nhanh chóng giải quyết các vấn đề để có một cuộc sống sau sinh khỏe mạnh.

Phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan là một cơ sở y tế đáng tin cậy, nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 0868555168 để được hỗ trợ và tư vấn.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ