Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Ba mẹ cần làm gì

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nắm được nguyên nhân và cách xử lý rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì giúp cuộc sống hằng ngày của các bé gái không bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phụ khoa rất phổ biến, có thể gặp ở gần như mọi cô gái trong độ tuổi này. Ở bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. Kinh nguyệt thất thường và ra ít ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là một thuật ngữ tổng quát mô tả các hiện tượng bất thường liên quan đến kinh nguyệt như: kinh không đều, rong kinh, kinh nguyệt ra ít. Rối loạn kinh nguyệt ra ít ở dậy thì xảy ra khi lượng kinh bất thường giảm so với chu kỳ của kinh từ tháng trước và có xu hướng tiếp tục giảm qua thời gian. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như:

  • Thời gian chu kỳ: Có thể có sự khác biệt giữa người này sang người khác, nhưng thông thường kéo dài từ 28-32 ngày với lượng kinh nguyệt trong khoảng 3-7 ngày. 
  • Số lượng kinh nguyệt: Tương tự như thời gian chu kỳ thì số lượng kinh nguyệt cũng sẽ khác nhau ở những phụ nữ khác nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt có tổng cộng 60-80ml máu là bình thường ở trong một kỳ kinh. Khi kinh nguyệt ra ít thì lượng máu chỉ rơi vào khoảng 20-30ml, chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với những tháng bình thường.
  • Màu sắc của kinh nguyệt: Yếu tố này cũng phản ánh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Thường thì kinh nguyệt ra nhiều vào những ngày đầu và có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu đỏ sậm hoặc nâu một chút khi gần kết thúc. Nếu kinh nguyệt ra ít và có màu nâu hoặc nâu đen, đó là dấu hiệu của tình trạng bất thường và cần được kiểm tra, khám bệnh để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Tuy nhiên, việc chính xác xác định lượng kinh nguyệt giảm trong mỗi tháng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để biết kinh nguyệt giảm bao nhiêu, bạn có thể dựa vào số ngày thời kỳ “đèn đỏ” và lượng máu thấm ra.

Nếu số ngày kinh quá ít (chỉ từ 2-3 ngày) hoặc lượng máu thấm ra băng vệ sinh quá ít, đó có thể là dấu hiệu của kinh nguyệt ra ít và thất thường.

Lưu ý: Nếu như kinh nguyệt ra ít và có màu nâu đen kéo dài trong một số ngày, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn rong kinh.

2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt gây ra nhiều bất tiện cho phụ nữ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển hệ sinh sản. Khi kinh nguyệt bắt đầu, điều đó chứng tỏ cơ thể đã đạt đến tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt ra ít thường là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không ổn định. Dưới đây là một số nguyên nhân của gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp:

  • Căng thẳng, lo lắng, tâm lý không ổn định, cơ thể mệt mỏi và chế độ ăn uống không đều đặn.
  • Thiếu hụt các vitamin quan trọng liên quan đến hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, dẫn đến kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì.
  • Cơ quan sinh dục ở trẻ trong độ tuổi dậy thì chưa phát triển hoàn thiện.
  • Rối loạn hoạt động của tuyến dưới đồi và tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của buồng trứng, nơi tiết ra nội tiết tố estrogen và progesterone. Khi hai vùng này bị rối loạn, cấu trúc niêm mạc tử cung có thể thay đổi, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì hoặc những rối loạn kinh nguyệt khác.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bệnh lý về tử cung như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung cũng có thể gây ra kinh nguyệt ra ít.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

3. Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu có kinh nguyệt, các cô gái cần chú ý chăm sóc sức khỏe riêng của mình, đặc biệt là vùng kín. Dưới đây là một số lời khuyên để tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh đồ ăn cay nóng.
  • Uống đủ nước, uống 1.5 – 2 lít nước/ngày. Hạn chế sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Tập luyện và vận động thể chất đều đặn, vừa sức, tránh căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp. Không rửa sâu vào âm đạo.
  • Giữ vùng kín luôn ở trạng thái khô ráo và thoáng mát.
  • Thay quần lót 1-2 lần/ngày. Lựa chọn những loại quần lót phù hợp với kích cỡ.
  • Trong những ngày kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh mỗi 4-6 tiếng. Không sử dụng quá nhiều băng vệ sinh hàng ngày.

Nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng kín, đặc biệt là kinh nguyệt ra ít thất thường kèm theo đau bụng dữ dội, mệt mỏi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và nhận được sự chăm sóc phù hợp và kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

4. Kết luận

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là một vấn đề phụ khoa phổ biến ở các cô gái. Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân như cơ thể chưa ổn định, căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng và các bệnh lý. Để khắc phục tình trạng này, cần tập trung vào chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân, và chăm sóc sức khỏe tổng thể.

Nếu có những dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn đúng cách. Chị em hãy luôn chăm sóc sức khỏe và biết cách xử trí khi gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ