Rong kinh trên 20 ngày: nguyên nhân và cách xử lý

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh trên 20 ngày có nguy hiểm không? Đây là vấn đề nhiều chị em thắc mắc, hãy cùng BSCKII Lê Thị Quyên – Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương giải đáp.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Vậy với trường hợp rong kinh trên 20 ngày có phải là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa không? Theo dõi bài viết để tìm nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

1. Ảnh hưởng của rong kinh 20 ngày?

Rong kinh 20 ngày khiến chị em băn khoăn, lo lắng
Rong kinh 20 ngày khiến chị em băn khoăn, lo lắng

Rong kinh trên 20 ngày kéo theo nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tâm lý của chị em:

  • Với chu kỳ từ 20 ngày trở lên, chị em sẽ bị mất một lượng máu lớn, dẫn đến tình trạng thiếu máu, có thể tiến triển thiếu máu thiếu sắt. Điều này khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao dẫn đến mất tập trung trong học tập, công việc.
  • Kinh nguyệt kéo dài khiến cho vùng kín thường trong trạng thái ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, có thể dẫn đến các bệnh viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng…gây đau đớn, khó chịu cho chị em.
  • Kỳ kinh kéo dài trên 20 ngày do một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em.
  • Rong kinh trên 20 ngày còn ảnh hưởng tới hoạt động tình dục, sinh hoạt vợ chồng, khiến hạnh phúc vợ chồng bị ảnh hưởng.

⇒ Tình trạng rong kinh trên 20 ngày không phải là hiếm với chị em phụ nữ nhưng nó luôn khiến chị em băn khoăn, cảm thấy khó chịu. Đây là tình trạng sức khỏe không thể xem nhẹ, và cần được theo dõi cẩn thận.

2. Rong kinh 20 ngày là dấu hiệu của bệnh gì?

Với tình trạng rong kinh trên 20 ngày là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang không khỏe do mắc các bệnh lý sau đây:

2.1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Kỳ kinh bị rối loạn là trường hợp số ngày hành kinh bị kéo dài hơn so với bình thường, với chu kỳ kéo dài hơn 20 ngày là rong kinh. Hiện tượng này dẫn tới mất máu kéo dài, cơ tử cung co kém, tổn thương niêm mạc tử cung.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với tất cả chị em phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau, mức độ và dấu hiệu tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Lý do phổ biến gây ra rong kinh thường là rối loạn nội tiết vùng dưới đồi tới tuyến yên và buồng trứng, làm cho hooc môn estrogen bị rối loạn khiến cho niêm mạc tử cung bong tróc liên  tục. Tình trạng này kéo dài khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo chức năng sinh lý và sinh sản nếu không được điều trị kịp thời.

2.2. Các bệnh liên quan đến polyp

Các chị em bị polyp ở cổ tử cung, âm đạo cũng gây chảy máu kéo dài dẫn đến tình trạng rong kinh. Polyp là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên bề mặt niêm mạc của cổ tử cung, âm đạo. Polyp thường lành tính, không nguy hiểm và sẽ không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này của chị em. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến thương tổn cho lớp niêm mạc, gây ra tình trạng xuất huyết từ 15 đến 20 ngày.

Rong kinh là dấu hiệu của polyp tử cung
Rong kinh là dấu hiệu của polyp tử cung

2.3 U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những u chứa dịch hình thành trong buồng trứng hoặc trên bề mặt của nó. Những nang này có thể chứa dịch lỏng hoặc chất rắn như bã đậu. Trong khi hầu hết các u nang buồng trứng gây ra ít hoặc không gây khó chịu và vô hại thì một số có thể bị xoắn và vỡ.

Đây là bệnh phụ khoa phổ biến, chiếm khoảng 3.6% các bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Một đặc điểm đáng chú ý của bệnh này là gây chảy máu âm đạo kéo dài bất thường. Nếu chị em rong kinh trên 20 ngày, chị em cần xem xét đến khả năng mắc bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng.

2.4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nó thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, nhưng các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Hội chứng này dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, rong kinh kéo dài, nồng độ Androgen (nội tiết tố nam) tăng cao và hình thành u nang buồng trứng.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường là dấu hiệu đặc trưng của buồng trứng đa nang. Việc chẩn đoán sớm hội chứng buồng trứng đa nang là rất quan trọng vì để muộn có thể gây khó khăn trong điều trị và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Buồng trứng đa nang là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ
Buồng trứng đa nang là một trong những bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ

2.5. Bệnh lây lan qua đường tình dục

Ngoài các bệnh lý được đề cập ở trên, tình trạng rong kinh cũng có thể liên quan đến một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cụ thể, bệnh lậu và chlamydia (nhiễm trùng do trùng roi) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây chảy máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt, Nếu chị em nhận thấy kỳ kinh kéo dài trên 20 ngày có thể xem xét khả năng xảy ra các bệnh nhiễm trùng này và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời

3. Nguyên nhân rong kinh trên 20 ngày

Rong kinh trên 20 ngày có thể do nhiều nguyên nhân áp lực từ cuộc sống gây nên căng thẳng, sự thay đổi nội tiết trong một số giai đoạn đặc biệt, tác dụng phụ của thuốc, một số vấn đề liên quan đến mang thai hoặc các bệnh lý phụ khoa.

3.1. Căng thẳng, mệt mỏi

Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Gặp các vấn đề áp lực trong công việc, cuộc sống thường xuyên có thể dẫn đến sự gián đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài nhiều ngày.

3.2. Tác dụng phụ của thuốc

Cả thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp đều có chung một tác dụng phụ gây rối loạn chu kỳ kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường nếu sử dụng không đúng cách.

Về thuốc tránh thai khẩn cấp, cơ chế của thuốc là cản trở sự rụng trứng hoặc cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Do đó,sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, chị em có thể gặp vấn đề kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí là thiếu kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không bình thường trong vòng một tháng, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế để kiểm tra và chẩn đoán.

3.3. Bệnh lý phụ khoa

Rong kinh thực thể có liên quan đến các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…Khi chị em hoặc người thân có kinh nguyệt kéo dài việc đi khám là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và tìm ra hướng xử trí thích hợp.

3.4. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, xảy ra khi cơ thể bạn bắt đầu chuyển sang thời kỳ mãn kinh. Trong giai đoạn này, buồng trứng  sản xuất ít hormone hơn, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc không đều.

Không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng đáng chú ý trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng một số triệu chứng phổ biến bao gồm: kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh; lượng máu nhiều hoặc ít hơn bình thường trong thời kỳ kinh nguyệt; bốc hỏa; khô rát âm đạo; đi tiểu thường xuyên; vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ; thay đổi tâm trạng, bao gồm khó chịu hoặc trầm cảm. N

hững thay đổi này bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nồng độ estrogen và progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe tổng thể trong giai đoạn chuyển tiếp này.

4. Làm gì khi bị rong kinh 20 ngày

Nếu chị em bị rong kinh trên 20 ngày, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ có thể đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, chị em có thể tham khảo những cách sau để giảm bớt tình trạng này:

  • Giữ gìn vệ sinh: Giữ vùng kín sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong dịch kinh. Vệ sinh thường xuyên và cẩn thận là điều cần thiết để tránh mùi hôi và giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái: Lựa chọn quần áo thoải mái, đặc biệt là đồ lót. Tránh những trang phục bó sát như quần jean skinny để đảm bảo sự thoải mái. Đồ lót phù hợp không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn tăng cường sự tự tin và giúp ngăn ngừa sự khó chịu.
  • Để bản thân thư giãn: Kiểm soát căng thẳng và mệt mỏi trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Một tinh thần bình tĩnh và thoải mái có thể giúp giảm đau lưng liên quan đến kinh nguyệt.
  • Bài tập thể dụng nhẹ nhàng: Tham gia các hình thức tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của chị em. Đừng ngần ngại tiếp tục các hoạt động thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt. Một chế độ ăn khoa học cũng giúp cải thiện và giảm bớt tình trạng kỳ kinh kéo dài. Dưới đây là một số thực phẩm khuyên dùng cho chị em:
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Bổ sung thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu khi rong kinh. Nguồn sắt có nhiều trong: thịt đỏ (như thịt bò và thịt lợn), hải sản, đậu, các loại rau lá sẫm màu như rau cải thìa, cải canh.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt trong cơ thể. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung sắt, hãy tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam quýt (ví dụ: cam, bưởi), quả mọng, cà chua.
  • Một số chất bổ sung thích hợp như magiê: Giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút. Được tìm thấy trong các loại hạt, rong biển và đậu phụ. Axit béo omega-3, những thứ này có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm liên quan đến rong kinh. Nguồn giàu omega 3 bao gồm dầu cá và cá hồi.
  • Hạn chế chất kích thích: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thực phẩm lạnh, thức ăn mặn, cay và nhiều dầu mỡ.

5. Khuyến cáo của bác sĩ

Phụ nữ gặp các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như rong kinh trên 20 ngày, kinh nguyệt bất thường, đau bụng hoặc khó chịu ở vùng chậu, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để đảm bảo quản lý sức khỏe tối ưu.

Nếu đã nhận được chẩn đoán chính xác hoặc nghi ngờ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, bạn nên lên lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề rong kinh trên 20 ngày, ảnh hưởng, nguyên nhân và các xử lý tình trạng này. Hy vọng sẽ giúp ích cho chị em trong việc chăm sóc sức khỏe vùng kín.

Nếu cần tư vấn riêng với bác sĩ liên hệ với phòng khám qua địa chỉ Zalo:

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ