Sai lầm khi sử dụng thuốc lạc nội mạc tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Có những sai lầm nào trong quá trình sử dụng thuốc lạc nội mạc tử cung bạn cần phải tránh?

Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc là một quá trình lâu dài. Bạn có mắc những sai lầm gì khi sử dụng thuốc lạc nội mạc tử cung? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể tránh gặp phải những trường hợp tương tự nhé.

1. Các loại thuốc lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh mạn tính và không có thuốc điều trị dứt điểm. Hiện nay, điều trị lạc nội mạc tử cung hiện chủ yếu là điều trị triệu chứng, phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng và nhu cầu mong muốn có thai ở bệnh nhân. Có nhiều loại thuốc lạc nội mạc tử cung được chấp nhận trong y tế, bao gồm:

1.1. Thuốc giảm đau

Những loại thuốc này giảm đau dùng cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở các trường hợp đau mức độ nhẹ. Thuốc giảm đau thuộc nhóm giảm đau không kê đơn, ví dụ như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen (Advil, Motrin, IB,…) hoặc naproxen (Aleve).

Đôi khi cơn đau do lạc nội mạc tử cung có thể tăng lên cho dù bệnh nhân đã sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được cân nhắc điều trị bằng một loại thuốc mạnh hơn.

Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau kết hợp với liệu pháp hormone để điều trị lạc nội mạc tử cung trong trường hợp bệnh nhân không hoặc chưa có nhu cầu mang thai tại thời điểm khám.

Uống ibuprofen giảm đau do lạc nội mạc tử cung
Uống ibuprofen giảm đau do lạc nội mạc tử cung

1.2. Liệu pháp hormone

Sự thay đổi nồng độ các hormone trong chu kỳ kinh nguyệt làm cho mô lạc nội mạc tử cung phát triển sau đó bong ra và chảy máu. Đây là một trong các nguyên nhân gây ra cơn đau của lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra thuốc nội tiết tố để làm hạn chế hoặc ngăn cản quá trình đó diễn ra.

Các loại thuốc hormone được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung là:

  • Thuốc tránh thai

Các loại thuốc tránh thai dạng uống, tiêm, miếng dán và vòng đặt âm đạo đều giúp kiểm soát hormone kích thích lạc nội mạc tử cung.

Khi dùng thuốc, ngày kinh sẽ ngắn lại và lượng máu kinh cũng giảm, từ đó làm giảm các cơn đau. Hiệu quả của thuốc tránh thai sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân sử dụng thuốc liên tục trong hơn 1 năm trở lên.

  • Chất chủ vận và chất đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH)

Những loại thuốc này sẽ ngăn hình thành chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm nồng độ estrogen trong máu, điều này sẽ làm các mô lạc nội mạc tử cung nhỏ lại.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân sẽ trải qua một thời kỳ mãn kinh nhân tạo với các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, loãng xương,… và để làm giảm tác dụng phụ này, người ta thường kết hợp với estrogen liều thấp. Kinh nguyệt và khả năng mang thai của bệnh nhân sẽ về lại bình thường khi bệnh nhân ngừng thuốc.

  • Liệu pháp progestin

Progestin có thể ngừng chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung, từ đó làm giảm các triệu chứng. Các liệu pháp có thể sử dụng bao gồm thuốc tránh thai chỉ có progestin, dụng cụ tử cung chứa progestin, cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai progestin.

  • Thuốc ức chế aromatase

Đây là một nhóm thuốc làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Thông thường bác sĩ có thể sẽ kết hợp thuốc ức chế aromatase với một thuốc progestin hoặc thuốc tránh thai kết hợp để điều trị lạc nội mạc tử cung.

Hiện tại, thuốc tránh thai và liệu pháp progestin là hai nhóm thuốc đầu tay để làm giảm các cơn đau do lạc nội mạc tử cung. Thuốc tương tự GnRH thuộc nhóm thuốc bậc hai do có nhiều tác dụng phụ hơn và cần phải được kê đơn.

2. Lưu ý sử dụng thuốc lạc nội mạc tử cung

Sử dụng thuốc lạc nội mạc tử cung có chứa hormone không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại sau khi ngừng điều trị. Do đó, bạn không nên tự ý bỏ thuốc nếu không có các chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, uống thuốc lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bạn nên thông báo lại ngay với bác sĩ để được điều chỉnh lượng thuốc hoặc đổi qua một loại thuốc khác.

Việc tìm thấy loại thuốc phù hợp với bản thân là một quá trình lâu dài, bạn cần hợp tác với bác sĩ để có thể lựa chọn ra phác đồ điều trị tốt nhất dành cho bạn.

Nếu có kế hoạch mang thai, bạn hãy báo lại với bác sĩ điều trị để được thay đổi phác đồ sao cho phù hợp với tình hình của bạn hiện tại.

3. Tác dụng phụ của thuốc lạc nội mạc tử cung

Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc lạc nội mạc tử cung:

3.1. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

  • Viêm loét dạ dày
  • Chảy máu dạ dày, ruột,…
  • Táo bón
  • Buồn nôn

3.2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

  • Buồn nôn
  • Đau vú
  • Giữa kỳ kinh nguyệt có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường

3.3. Tác dụng phụ của thuốc GnRh

  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mất ngủ
Mất ngủ do thuốc lạc nội mạc tử cung
Mất ngủ do thuốc lạc nội mạc tử cung

3.4. Tác dụng phụ của thuốc progestin

  • Tăng cân
  • Thay đổi tâm trạng, dễ trầm cảm
  • Mọc mụn
  • Rậm lông trên cơ thể
  • Chảy máu bất thường không liên quan tới kinh nguyệt

3.5. Tác dụng phụ của thuốc danazol

  • Giảm kích thước vú
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Tăng cân

3.6. Tác dụng phụ của thuốc ức chế aromatase

Các thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung có thể có nhiều hơn các tác dụng phụ và tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi nào với cơ thể trong quá trình điều trị, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc y tế tốt nhất.

4. Sai lầm thường gặp ở bệnh nhân

4.1. Dùng thuốc khi mang thai

Hầu hết các loại thuốc lạc nội mạc tử cung bằng hormone đều không được sử dụng trong khi mang thai. Mặc dù chưa ghi nhận thấy tác dụng phụ nào lên mẹ bầu và thai nhi trong khi dùng thuốc, các nhà khoa học vẫn không khuyến cáo điều trị bằng phương pháp này ở phụ nữ có thai.

Nếu mẹ bầu bị đau trong khi mang thai, các bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho bạn bằng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giúp làm giảm triệu chứng.

Mẹ bầu cũng có thể kiểm soát cơn đau của mình bằng các phương pháp giảm đau vật lý như:

  • Thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng hoặc tập yoga thư giãn
  • Chườm ấm vùng bụng dưới hoặc tắm bằng nước ấm để giảm co cơ
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón, tránh gây đau bụng co thắt đường tiêu hóa

4.2. Không kiêng rượu bia

Trong quá trình điều trị lạc nội mạc tử cung, việc sử dụng đồng thời cùng rượu có thể gây ra tương tác thuốc và xuất hiện các tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, rượu cũng có thể làm nặng lên các triệu chứng của bệnh do làm tăng nồng độ estrogen và tăng kháng insulin.

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các đồ uống được cho phép sử dụng khi đang điều trị lạc nội mạc tử cung.

4.3. Ngừng thuốc khi chưa hết liều

Bệnh nhân tự ý ngừng thuốc lạc nội mạc tử cung khi chưa hết liều trong khi điều trị đang có đáp ứng tốt có thể khiến triệu chứng đau quay trở lại.

Ở một số bệnh nhân có hiện tượng tác dụng phụ của thuốc quá nhiều khiến bệnh nhân khó chịu, tự ý ngừng thuốc. Điều này là không nên vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả và định hướng điều trị tiếp theo của bác sĩ. Vì vậy, chị em hãy liên hệ bác sĩ ngay khi thấy tác dụng phụ khiến bạn khó chịu để được hướng dẫn.

Trong trường hợp bạn cần tìm sự hỗ trợ y tế, hãy gọi hotline: 0868555168 của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ