Siêu âm Doppler: 8 lưu ý cho mẹ bầu

Siêu âm Doppler: 8 lưu ý cho mẹ bầu

Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Siêu âm doppler là gì? Siêu âm Doppler có phải là siêu âm 4D không? Đây thắc mắc của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Siêu âm doppler đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, giúp phát hiện bất thường mạch máu và tim. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về siêu âm doppler và các lưu ý cần thiết cho mẹ bầu khi thực hiện siêu âm.

1. Tổng quan về siêu âm doppler

Siêu âm doppler là gì? Đó là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh để khảo sát dòng chảy bên trong cơ thể dựa trên nguyên lý hiệu ứng Doppler. Khi chùm tia siêu âm phát ra và gặp một vật, sẽ có hiện tượng phản hồi âm. Nếu khoảng cách giữa nguồn phát và vật biến đổi, tần số phản hồi của tia siêu âm có thể thay đổi so với tần số phát ra.

Có bốn loại siêu âm Doppler: liên tục, xung, năng lượng và màu. Trong quá trình siêu âm, đầu dò được đặt lên da và di chuyển trên vùng cơ thể cần kiểm tra. Đầu dò phát sóng âm dội lại các vật thể di động. 

Các sóng âm phản xạ tạo nên hình ảnh chuyển động bên trong cơ thể. Máy siêu âm sẽ tổng hợp và hiển thị trên màn hình qua màu sắc, dạng sóng phổ hoặc tín hiệu âm thanh.

Siêu âm doppler thai
Siêu âm doppler thai

2. Tại sao cần siêu âm Doppler?

Siêu âm doppler có vai trò quan trọng giúp phục vụ cho đánh giá và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa, cụ thể như:

  • Đánh giá tuần hoàn nuôi dưỡng thai và sức khỏe của bé trong bụng mẹ. Cụ thể, kỹ thuật này giúp xác định tuần hoàn tử cung nhau thai, tầm soát tiền sản giật.
  • Kiểm tra các bất thường ở mạch máu như hẹp động mạch, suy giãn tĩnh mạch, huyết khối động tĩnh mạch.  
  • Khảo sát cấu trúc, chức năng tim và phát hiện vấn đề như hở van tim, thông liên thất, thông liên nhĩ.
  • Đánh giá mức độ xơ vữa động mạch.
  • Kiểm tra các khối u mạch máu ở chân và tuần hoàn của các khối u.
  • Theo dõi tình trạng của các tạng ghép như gan, thận.
Hình ảnh Doppler xung động mạch tử cung siêu âm thai quý I thai kỳ.
Hình ảnh Doppler xung động mạch tử cung siêu âm thai quý I thai kỳ.

3. Trước khi siêu âm doppler cần lưu ý gì?

Trước khi thực hiện siêu âm, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và bộc lộ khu vực để siêu âm.
  • Tránh hút thuốc lá và các sản phẩm có chứa nicotine trong vòng 2 giờ trước khi siêu âm. Do nicotine có tác dụng gây co mạch, từ đó có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
  • Đối với siêu âm doppler động mạch máu vùng bụng (động mạch chủ bụng, động mạch thận), nên nhịn ăn từ 8-12 giờ trước.

4. Khi nào nên thực hiện siêu âm Doppler?

Những trường hợp dưới đây có chỉ định siêu âm Doppler:

  • Có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý tim như mệt mỏi, khó thở, sưng phù chân hoặc bụng. Với những trường hợp này, siêu âm giúp phát hiện các bất thường về tim mạch.
  • Có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý của mạch máu như: đau cách hồi (cơn đau buốt ở bắp chân, xuất hiện khi đi lại và giảm hoặc đỡ khi nghỉ ngơi), không bắt được mạch. Bệnh lý mạch máu làm tăng nguy cơ gây đột quỵ trên bệnh nhân đái tháo đường và tăng lipid máu.
  • Có biểu hiện của bệnh lý tĩnh mạch: giãn các tiểu tĩnh mạch hay tĩnh mạch nông, biến đổi màu sắc da, xơ cứng da hoặc loét, đau buốt, kích thích da, nặng chân.

5. Kết quả siêu âm doppler

Sau khi khảo sát, bác sĩ sẽ trích xuất dữ liệu, hình ảnh và đưa ra kết quả. Bệnh nhân sẽ được thông báo kết quả và tư vấn hướng xử trí phù hợp. 

Kết quả siêu âm doppler bình thường giúp đánh giá:

  • Không phát hiện sự hẹp, tắc mạch máu.
  • Không có dấu hiệu của cục máu đông, huyết khối. 
  • Với siêu âm thai giúp đánh giá lưu lượng máu bình thường, đủ cung cấp cho thai nhi.

Ngược lại, một số bất thường có thể gặp như:

  • Sự khác biệt về lưu lượng máu giữa hai bên cơ thể, âm thanh cao hoặc hỗn loạn ở vị trí tắc nghẽn. Từ đó, bác sĩchẩn đoán mức độ hẹp, tắc và nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.  
  • Các tĩnh mạch bất thường như suy tĩnh mạch.
  • Sự tăng hoặc giảm bất thường lưu lượng máu qua các mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho continue thai nhi.

6. Siêu âm doppler có phải là siêu âm 4D không?

Nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa siêu âm dopplersiêu âm 4D. Siêu âm doppler là kỹ thuật dùng để khảo sát dòng chảy bên trong cơ thể dựa trên sự thay đổi tần số của chùm siêu âm phản hồi khi gặp vật di động. Trong khi đó, siêu âm 4D là công nghệ tạo ra hình ảnh thai nhi chuyển động theo thời gian thực.

Sự khác biệt giữa siêu âm 2D và siêu âm 4D
Sự khác biệt giữa siêu âm 2D và siêu âm 4D

7. Các chỉ số thường gặp trong siêu âm doppler thai

Siêu âm Doppler thai trong thai kỳ giúp mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi. Do vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên thực hiện khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ chuyên khoa có thể kịp thời phát hiện những bất thường về thai nhi và có hướng xử lý phù hợp. 

Dưới đây là cách đọc kết quả siêu âm doppler thai giúp theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai:

  • CRL: Chiều dài của thai nhi tính từ đỉnh đầu đến mông.
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
  • TTD: Đường kính ngang bụng.
  • APTD: Đường kính vùng trước và sau bụng.
  • FL: Chiều dài xương đùi.
  • AC: Chu vi vòng bụng.  
  • GS: Đường kính túi thai.
  • HC: Chu vi đầu.
  • AFI: Chỉ số nước ối.
  • CER: Đường kính tiểu não.
  • OFD: Đường kính xương chẩm.
  • BD: Khoảng cách giữa hai mắt.
  • TAD: Đường kính cơ hoành.
  • THD: Đường kính ngực.
  • FTA: Thiết diện ngang thân.
  • EFW: Cân nặng của thai.
  • GA: Tuổi thai.
  • EDD: Ngày dự sinh.
Hình ảnh mô tả một số chỉ số trong siêu âm thai
Hình ảnh mô tả một số chỉ số trong siêu âm thai

Việc nắm bắt các chỉ số này giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng phát triển của thai nhi thông qua kết quả siêu âm. Từ đó phối hợp với bác sĩ trong quá trình theo dõi thai kỳ.

Tóm lại, đây là phương pháp hiệu quả trong đánh giá dòng chảy mạch máu, hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý tim mạch. Đặc biệt với mẹ bầu, nó giúp theo dõi sự phát triển và tuần hoàn nuôi dưỡng của thai nhi. Để đảm bảo kết quả chính xác, mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chuẩn bị chu đáo trước khi siêu âm.

8. Kết luận về tầm quan trọng của siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thông qua nó, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các bất thường và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Không chỉ vậy, các chỉ số siêu âm doppler thai còn giúp đánh giá tình trạng tuần hoàn của mẹ bầu, phát hiện các bệnh lý tim mạch, tĩnh mạch,… Tuy nó mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cũng không nên lạm dụng. Việc siêu âm quá nhiều lần có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên thực hiện siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về phương pháp siêu âm này, cách đọc kết quả và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời, sản phụ cần duy trì lối sống lành mạnh, khám thai định kỳ để thai kỳ luôn khỏe mạnh, công tác chuẩn bị cho ngày “vượt cạn” được chu toàn.

9. Lời khuyên của bác sĩ

Siêu âm Doppler là phương pháp chẩn đoán hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con yêu. 

Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và thực hiện siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, siêu âm được chỉ định ở tuần thai thứ 11-13 và tuần thai 20-24. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, stress và làm việc quá sức.

Mẹ bầu nên đi khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu nên đi khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, thai nhi ít cử động,… mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và siêu âm Doppler nếu cần thiết. Mẹ bầu cần đặt lịch khám với Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa liên hệ ngay tại đây.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về đặt vòng tránh thai, chị em có thể đặt câu hỏi trong group Facebook “Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)”, đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ giải đáp chi tiết và đưa ra lời khuyên thích hợp nhé! 

[block id=”7228″]

Để lại bình luận của bạn

Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Thủy n

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 13 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/6/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh sau khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/5/2024.