Sinh hoạt khi bị rong kinh như thế nào?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Sinh hoạt khi bị rong kinh như thế nào phù hợp? Đây là câu hỏi nhiều chị em đặt ra khi bị rong kinh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc.

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh kéo dài, thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân thì chế độ sinh hoạt khi bị rong kinh cũng rất quan trọng. Tìm hiểu cách sinh hoạt khi bị rong kinh ngay sau đây.

1. Lối sống tốt cho người bị rong kinh

Khi bị rong kinh, chị em sẽ bị mất nhiều máu cùng một số triệu chứng đi kèm theo đau bụng kinh khiến cho cơ thể mệt mỏi, choáng váng, mất tập trung gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Một chế độ sinh hoạt khi bị rong kinh phù hợp sẽ giúp chị em thư giãn và giảm bớt cơn đau hiệu quả. Dưới đây là một số cách duy trì lối sống hợp lý và giúp chị em trả lời câu hỏi rong kinh cần kiêng gì:

1.1. Theo dõi lượng máu kinh

  • Sử dụng cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san là một dụng cụ nhựa dẻo, nhỏ được đưa vào âm đạo để ngăn máu chảy ra ngoài, tránh được một số bất tiện khi đến kỳ kinh như bẩn quần áo, mang lại sự tự tin cho chị em. Đây là một công cụ hữu hiệu để theo dõi lượng kinh hàng ngày, giúp cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ.
  • Sử dụng băng vệ sinh: Băng vệ sinh được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi với giá cả phải chăng và sự tiện dụng, được chị em ưu tiên dùng trong kỳ kinh nguyệt. Nếu bị rong kinh chị em cần lưu ý về lượng máu có thấm vào băng hết không, nhiều hay ít và số lượng băng vệ sinh dùng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng rong kinh hiệu quả.

1.2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Khi bị rong kinh, vùng kín thường xuyên ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Sau khi làm sạch, lau khô vùng kín bằng khăn mềm hoặc khăn giấy. 

Khi sử dụng giấy vệ sinh, bạn nên lau từ trước ra sau để tránh lây truyền vi khuẩn từ vùng hậu môn sang vùng sinh dục. Chị em nên dùng nước rửa nhẹ, tránh dùng vòi phun mạnh trực tiếp vào vùng kín.

Tránh thụt sâu vào âm đạo để rửa trôi hết máu kinh. Hành động này không giải quyết được tình trạng rong kinh và có thể phá vỡ hệ vi khuẩn bình thường ở âm đạo, có khả năng gây tổn thương niêm mạc bên trong và nhiễm trùng không cần thiết.

Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

1.3. Tập thể dục 

Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ giảm lượng kinh nguyệt hiệu quả. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt phù hợp có thể làm giảm tình trạng giữ nước, đầy hơi và chuột rút.

Các chị em nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia để xác định thói quen tập thể dục phù hợp cho cơ thể. Chị em cần tránh tập luyện quá sức với cường độ cao vì điều này có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố và có thể dẫn đến vô kinh về lâu dài.

1.4. Duy trì cân nặng phù hợp

Những người béo phì có thể có nguy cơ cao hơn về việc bị rong kinh và cường kinh. Một số người thậm chí có thể trải qua các triệu chứng nặng và đau đớn trong nhiều tuần. Điều này được cho là do sự sản xuất hormone estrogen tăng cao từ mô mỡ, làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn và lượng kinh nhiều hơn.

Nếu tình trạng rong kinh của chị em tệ hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra hormone. Họ cũng có thể giúp bạn một số mẹo để giảm cân an toàn và dần dần nếu việc giảm cân được khuyến nghị.

1.5. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giữ cơ thể sảng khoái, ngăn chặn sự lờ đờ, mệt mỏi và mất tập trung. Ngủ đủ cũng làm cho tâm trạng tốt hơn, giúp giảm căng thẳng và khó chịu trong những ngày kinh nguyệt.

2. Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là một phần không thể thiếu mà chị em cần lưu ý về việc sinh hoạt khi bị rong kinh hay rong kinh cần kiêng gì. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hồi phục sức khỏe, giảm đau và mệt mỏi cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn:

Ngũ cốc giúp giảm cân bằng nội tiết và giảm đau bụng kinh
Ngũ cốc giúp giảm cân bằng nội tiết và giảm đau bụng kinh

2.1. Thực phẩm nên ăn 

  • Ngũ cốc: Bao gồm ngô, yến mạch và gạo nâu, được coi là lựa chọn hàng đầu giúp giảm đau kinh nguyệt hiệu quả. Với thành phần giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chỉ số đường huyết thấp, ngũ cốc giúp cân bằng hormone và giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, sắt có trong ngũ cốc còn hỗ trợ sản xuất máu và giải quyết tình trạng thiếu sắt, thiếu máu do đau kinh gây ra.
  • Các loại cá béo: Thường có lượng axit béo omega-3 cao – một nhóm chất có tác dụng giảm viêm và cải thiện các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, omega 3 cũng giúp giảm đau và hỗ trợ giảm các vấn đề về nhiễm trùng khi bị rong kinh. Đặc biệt, protein trong cá cũng cũng giúp cân bằng nội tiết tố nữ và điều hòa lượng đường trong máu.
  • Rau xanh và trái cây: Nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chị em. Nhóm thực phẩm này cần thiết khi bị rong kinh vì chúng giàu chất chống oxy hóa và vitamin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, trái cây cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng kinh nguyệt như đau bụng kinh, cân bằng nội tiết tố và góp phần cân bằng hàm lượng đường trong máu.
  • Các loại đậu: Chứa nhiều estrogen trong các loại như đậu xanh, đậu nành, đậu đen,…góp phần cân bằng nội tiết tố nữ, giúp điều trị rong kinh, rất cần thiết trong chế độ ăn.

Rong kinh thường xuyên dễ gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khiến da xanh xao nhợt nhạt, choáng váng và mệt mỏi. Chính vì vậy, nữ giới nên bổ sung thực phẩm giàu sắt vì sắt đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản sinh ra hồng cầu của máu. Sắt có nhiều trong thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, hải sản, các loại hạt,… Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu C như ổi, cam, quýt,…để tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt khi bị rong kinh. Tuy nhiên, nó không có tác dụng ngay đối với cơ thể. Chị em cần kiên nhẫn thực hiện chế độ ăn khoa học đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng rong kinh về lâu dài.

2.2. Thực phẩm nên tránh

Rong kinh cần kiêng gì? Các loại đồ uống chứa chất kích thích chứa cồn và caffeine như rượu, cà phê,… Những đồ uống này dễ khiến cơ thể trở nên căng thẳng quá mức hoặc rơi vào trạng thái mệt mỏi gây nên mất ngủ, khó tập trung, đau bụng kinh và ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ. 

Ngoài ra các thực phẩm chứa nhiều cafein như trà, cà phê, nước tăng lực hay các loại nước có ga sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho tử cung bị kích thích, co bóp mạnh gây nên tình trạng đau bụng kinh.

Tránh sử dụng thực phẩm kích thích như đồ uống có cồn và cafein khi bị rong kinh
Tránh sử dụng thực phẩm kích thích như đồ uống có cồn và cafein khi bị rong kinh

Trong chế độ sinh hoạt khi bị rong kinh, chị em nên tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Vì ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, không giúp giảm bớt khó chịu khi bị rong kinh mà còn khiến bạn thêm mệt mỏi và đau bụng. Bên cạnh đó, cũng nhiều chị em dị ứng với lactose, một loại đường có trong sữa nên khi vô tình sử dụng sữa cũng khiến bản thân bị đau bụng và chướng hơi.

Ngoài ra, các thực phẩm đã qua chế biến với nhiều muối, đường và chất béo xấu như pizza, khoai tây chiên, đồ ngọt,… dễ khiến cho cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng và tồi tệ hơn là gặp vấn đề về tiêu hóa. Điều này làm cho tình trạng rong kinh trở nên tồi tệ hơn.

3. Sinh hoạt khi bị rong kinh – cách luyện tập  

Chị em nên tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn để giữ cơ thể khỏe mạnh cũng như tinh thần thoải mái. Giảm căng thẳng và áp lực chính là cách luyện tập thích hợp trong chế độ sinh hoạt khi bị rong kinh. Các hoạt động như yoga, đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như Pilates có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm bụng đau kinh hiệu quả. 

Tuy nhiên chị em cần tránh các hoạt động cường độ cao hoặc tập thể dục quá mức có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và đau rát, dẫn đến tình trạng rong kinh trở nên tệ hơn. Chị em cũng không nên tham gia các hoạt động dưới nước như bơi lội, tắm biển trong những ngày đèn đỏ vì nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và các bệnh phụ khoa khác.

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Để cải thiện sức khỏe cũng như tình trạng bị rong kinh, các chị em hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết. Có chế độ sinh hoạt phù hợp, ăn uống và hoạt động lành mạnh. Đồng thời, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới.

Hy vọng bài viết trên đây giúp ích cho chị em khi không biết nên sinh hoạt khi bị rong kinh như thế nào là phù hợp và rong kinh cần kiêng gì. Nếu chị em cần tư vấn, hay còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề của mình hãy tham gia chat Zalo để được BSCKII Lê Thị Quyên – Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương giải đáp.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ