U nang bì buồng trứng tái phát không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc sau khi điều trị u bì buồng trứng. Thực tế, đây là một loại u có tỷ lệ tái phát cao, tuy nhiên khối u thường là lành tính.
Nhưng nếu u to có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Hãy cùng nhau tìm hiểu khi u nang bì buồng trứng tái phát thì phải làm gì trong bài viết dưới đây.
1. Ca bệnh u nang bì buồng trứng tái phát
Thông tin ca bệnh: chị Nông T.L (sinh năm 1995)
- Lý do tới khám: Kiểm tra định kì sau mổ u bì buồng trứng
- Ngày khám: 22/02/2024
- Tiền sử:
- PARA 1001: 1 lần đẻ mổ năm 2020 (1 lần mang thai, chưa có lần nào sinh non, chưa có lần nào sẩy thai, hiện tại vẫn còn 1 người con còn sống)
- Mổ nội soi bóc u bì buồng trứng trái năm 2018
- Kinh nguyệt đều.
- Kết quả khám bằng mỏ vịt (ngày 22/02/2024):
- Âm hộ: bình thường
- Âm đạo: Có khí hư đặc vàng
- Cổ tử cung: Không có tổn thương
- Tử cung: Bình thường
- Hai phần phụ: Nắn chưa rõ khối
→ Bệnh nhân được lấy khí hư làm xét nghiệm soi tươi và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm PAP và HPV định kì.
- Kết quả siêu âm: có 1 khối kích thước 27.06×14.8mm bên trong khối có chứa dịch tăng âm và tổ chức đậm âm kích thước 13.6×3.91mm.
→ Kết quả: bệnh nhân viêm do tạp khuẩn – u bì buồng trứng trái tái phát.
2. Kế hoạch điều trị u nang bì buồng trứng
U bì buồng trứng có tái phát không? Hiện tại, bệnh nhân đang gặp phải tình trạng viêm âm đạo và u nang bì buồng trứng tái phát. Trước tiên, sẽ điều trị ổn định tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân trước, sau đó sẽ tuỳ vào tình trạng của u nang bì buồng trứng tái phát mà sẽ có phương án điều trị thích hợp.
2.1. Điều trị viêm âm đạo
Để điều trị viêm âm đạo ở bệnh nhân trên, phương án thường được lựa chọn sẽ là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Để thuốc có thể phát huy hết tác dụng, người bệnh cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như làm theo đúng hướng dẫn để có được kết quả điều trị như mong muốn.
Bác sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân cách tự đặt thuốc và vệ sinh tại nhà đúng cách để đạt được tối ưu điều trị. Việc đặt thuốc âm đạo khá đơn giản, chị em cần thực hiện các bước sau:
- Sử dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng kín
- Vệ sinh tay thật sạch trước khi đặt thuốc, có thể đeo găng tay y tế
- Tư thế đặt thuốc là nằm xuống giường, hai chân giang rộng bằng vai, gập gối và hai bàn chân đặt lên mặt giường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tư thế đứng, gác một chân lên ghế. Mục đích của tư thế là làm bộc lộ âm hộ để có thể dễ dàng đưa thuốc vào hơn
- Đặt viên thuốc vào phía bên ngoài âm hộ
- Dùng 1 ngón tay, từ từ đưa thuốc vào trong âm đạo khoảng 2 đốt ngón tay. Chú ý không đưa thuốc vào quá sâu hoặc quá nông
- Rút tay ra khỏi âm đạo sau đó vệ sinh tay thật sạch sẽ
Chị em cần lưu ý rằng nên thực hiện đặt thuốc trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm chị em ít vận động, từ đó tránh được các tác động mạnh làm cho thuốc thay đổi vị trí dẫn đến không đạt được hiệu quả điều trị mong muốn
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, tuyệt đối chị em không được tự ý bỏ thuốc, thay thế thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Khi hết thuốc, hãy đi khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể kiểm tra được tình trạng viêm đã ổn định hay chưa
2.2. Điều trị u nang bì buồng trứng tái phát
Việc điều trị u nang bì buồng trứng tái phát phụ thuộc rất nhiều vào vị trí cũng như kích của khối u. Dựa vào siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được vị trí và kích thước của khối u, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có hai phương pháp đang được sử dụng để điều trị u nang bì buồng trứng.
- Mổ nội soi: Đây là phương pháp rất hữu hiệu để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này thường là các khối u có kích thước nhỏ và trong giai đoạn sớm. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát.
- Phẫu thuật mổ mở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, thường được dùng với những khối u có kích thước lớn hoặc khi phương pháp mổ nội soi không đạt được hiệu quả tốt.
Về cơ bản, cả hai phương pháp đều được sử dụng để điều trị các khối u lành tính. Nếu trường hợp phát hiện khối u là ác tính, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ tử cung và buồng trứng để tránh nguy cơ lây lan của bệnh cũng như đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.
Với tình trạng bệnh nhân hiện tại, kết quả siêu âm có 1 khối kích thước 27.06×14.8mm bên trong khối có chứa dịch tăng âm và tổ chức đậm âm kích thước 13.6×3.91mm. Với kích thước khối u như này có thể nhận thấy kích thước khối u còn khá nhỏ nên hiện tại sẽ không ưu tiên phương pháp phẫu thuật mà sẽ để theo dõi thêm.
Bệnh nhân sẽ được cho về nhà để theo dõi tiếp, sau 3 tháng sẽ thăm khám lại một lần. Nếu kích thước khối u nang bì buồng trứng tái phát có dấu hiệu tăng lên về kích thước sẽ có chỉ định mổ bóc u.
3. Những điều cần lưu ý
3.1. Bàn luận về ca bệnh
Thực tế, u nang bì buồng trứng ở bệnh nhân không có bất kì triệu chứng nào trừ khi u nang đã phát triển kích thước lớn. Đây là một trong những loại u nang buồng trứng có tỉ lệ tái phát cao.
Khi u to có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ như xoắn buồng trứng (không phát hiện kịp thời sẽ gây hoại tử và phải cắt bỏ buồng trứng); giảm chất lượng buồng trứng; một số ít có thể ung thư hóa,…
3.2. U nang bì buồng trứng là lành tính hay ác tính?
U nang bì buồng trứng là một loại u lành tính tại vị trí buồng trứng. Về bản chất là không gây hại, tuy nhiên nếu kích thước khối u to có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ có thể nhầm lẫn giữa u bì buồng trứng và u ác tính tại buồng trứng.
3.3. Có thuốc nào điều trị được bệnh để không cần phải mổ không?
Khi gặp phải tình trạng bệnh, nhiều chị em cũng sẽ thắc mắc có điều trị bằng thuốc được hay không. Tuy nhiên u nang bì buồng trứng là một bệnh lý không thể tự thoái triển, không có bất kì một loại thuốc nào có thể điều trị để làm u nhỏ đi hay mất đi được.
Do đó chị em không nên tự điều trị tại nhà hay áp dụng các phương pháp dân gian để tự điều trị nhất là với các u có kích thước lớn, u gây ra triệu chứng.
3.4. Biện pháp phòng ngừa
Nhiều chị em thường có câu hỏi có cách nào ngăn u nang bì buồng trứng tái phát không. Nhưng có một sự thật là hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu dành cho bệnh. Vì thế mà chị em nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
4. Lời dặn từ bác sĩ
U nang bì buồng trứng là một căn bệnh âm thầm, không có bất kỳ triệu chứng của bệnh là đặc trưng. Vậy nên việc tự phát hiện ra các triệu chứng của bệnh là rất ít gặp. Vì vậy việc thăm khám hàng năm là rất cần thiết.
Đây cũng là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả không những ở u bì buồng trứng nói riêng mà còn cho tất cả các bệnh lý nói chung ở nữ giới. Ngay cả khi đã được điều trị, việc tái khám để phát hiện u nang bì buồng trứng tái phát là điều cần thiết.
Hy vọng trong bài viết vừa rồi giúp chị em hiểu thêm về u nang bì buồng trứng tái phát cũng như có thêm kiến thức về bệnh. Nếu chị em còn có thắc mắc hay gặp vấn đề gì về sức khoẻ hãy liên hệ ngay để được trực tiếp bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.