Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tại sao viêm lộ tuyến gây chậm kinh? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có thể phòng ngừa được không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây chậm kinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ chị em. Hãy tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa trong bài viết dưới đây cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan –  Nguyên trưởng khoa Phụ 1, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

1. Tổng quan về viêm lộ tuyến cổ tử cung

1.1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi các vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập và gây viêm nhiễm tại phần lộ tuyến cổ tử cung. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, tiết dịch âm đạo bất thường, dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến gây chậm kinh. Bên cạnh đó, nếu không chữa trị kịp thời, viêm lộ tuyến còn gây nên các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

1.2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng khí hư tiết ra nhiều với màu sắc bất thường kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu khiến chị em kém tự tin trong sinh hoạt thường ngày.
  • Giảm ham muốn: Các tế bào cổ tử cung bị viêm rất dễ bị kích thích và dẫn tới tổn thương. Chính điều này có thể dẫn tới tình trạng chảy máu và đau rát khi quan hệ.
  • Bệnh phụ khoa khác: Tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập và gây nên viêm nhiễm phụ khoa ở các bộ phận khác như tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
  • Vô sinh: Dịch tiết nhiều bất thường có thể cản trở quá trình tinh trùng đến vị trí để gặp trứng. Mặt khác, môi trường âm đạo lúc này cũng không thuận lợi cho quá trình tồn tại của tinh trùng.
  • Ung thư cổ tử cung: Mặc dù không có những nghiên cứu nhiều về tình trạng này nhưng việc các tế bào cổ tử cung bị viêm trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá trình sản sinh các tế bào cổ tử cung bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho tỷ lệ xuất hiện ung thư cổ tử cung lớn hơn. Đây là bệnh gây nên những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong nên cần được phát hiện sớm.

Sảy thai, sinh non: Giai đoạn mang thai, nội tiết tố thay đổi có thể khiến tình trạng viêm lộ tuyến xuất hiện. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây hại có thể khiến cho sản phụ xuất hiện sảy thai hay sinh non.

2. Nguyên nhân viêm lộ tuyến gây chậm kinh

Viêm lộ tuyến gây chậm kinh có đúng không? Thông thường, viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chậm kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát và lan rộng đến các bộ phận sinh sản khác như buồng trứng, vòi trứng, bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh phụ khoa khác phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến gây chậm kinh. 

Viêm lộ tuyến gây chậm kinh có đúng không?
Viêm lộ tuyến gây chậm kinh có đúng không?

3. 4 phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ rằng, nếu chỉ bị lộ tuyến đơn thuần, chị em không cần phải điều trị. Khi viêm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như viêm lộ tuyến gây chậm kinh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay, có nhiều cách chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Đây là cách phổ biến nhất. Thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm thuốc đặt âm đạo, thuốc uống kháng sinh toàn thân và thuốc bôi điều trị triệu chứng tại chỗ.

  • Thuốc đặt âm đạo: Trên thị trường có nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau để trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Ngoài thuốc đặt âm đạo, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
  • Gel rửa và bôi: Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại gel rửa và bôi nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa rát ở vùng kín.

Lưu ý quan trọng là chị em cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn để tránh nguy hiểm, nhất là khi có các tình trạng tiến triển như viêm lộ tuyến gây chậm kinh.

Một số chị em bị tiết dịch âm đạo nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (như là phải mang băng vệ sinh mỗi ngày) sẽ được bác sĩ tư vấn và cân nhắc chỉ định phương pháp đốt diệt tuyến khi thật sự cần thiết.

3.2. Điều trị bằng đốt laser

Phương pháp này sử dụng tia laser để phá hủy các tế bào tuyến ở cổ tử cung. Đây là cách khá hiệu quả, nhưng có nhược điểm là có thể gây đau, chảy máu sau đó và có tỷ lệ nhỏ biến chứng chít hẹp lỗ cổ tử cung.

3.3. Điều trị bằng đốt điện

Phương pháp này sử dụng dòng điện để tiêu diệt các lộ tuyến lấn ra ngoài cổ tử cung. Sử dụng đốt điện để diệt lộ tuyến diễn ra mau lẹ, hiệu quả ngay cả trên những khu vực viêm nhiễm rộng và ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu đốt quá sâu hoặc gần sát lỗ cổ tử cung, điều này có thể gây nên tình trạng sẹo xơ và thu hẹp lỗ cổ tử cung, dẫn đến viêm lộ tuyến gây chậm kinh và cản trở quá trình thụ thai.

Khi thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp diệt lộ tuyến cổ tử cung
Khi thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp diệt lộ tuyến cổ tử cung

3.4. Điều trị bằng áp lạnh

Bác sĩ sẽ sử dụng khí N2O hoặc CO2 ở nhiệt độ thấp để đông cứng và tiêu diệt các tế bào tuyến ở cổ tử cung. Đây là phương pháp khá hiệu quả, nhưng quá trình lành sẹo chậm, gây tiết dịch và có tỷ lệ nhỏ gây chít hẹp lỗ cổ tử cung.

4. Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung dẫn đến viêm lộ tuyến gây chậm kinh. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đặc biệt chú ý trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và giảm nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến viêm lộ tuyến gây chậm kinh.
  • Ngừng sử dụng thuốc ngừa thai khi nghi ngờ: Nếu nghi ngờ tình trạng lộ tuyến do thuốc ngừa thai, chị em nên tạm thời ngừng thuốc để theo dõi. Điều này cần thực hiện dưới sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.
  • Tránh thụt rửa sâu trong âm đạo: Việc thụt rửa sâu có thể làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm và gây tổn thương vùng kín.
  • Chọn quần lót phù hợp: Mặc quần lót kích cỡ vừa vặn, chất liệu thoáng mát, tránh mặc quần ôm bó sát vào vùng kín. Điều này giúp vùng kín luôn khô thoáng, hạn chế môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, tránh những hoạt động tình dục thô bạo gây tổn thương vùng kín. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp tầm soát, phát hiện sớm các bệnh phụ khoa (nếu có), từ đó can thiệp điều trị sớm và hiệu quả.

Tóm lại, viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm lộ tuyến gây chậm kinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chị em cần chủ động thăm khám định kỳ, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào về viêm lộ tuyến gây chậm kinh và các triệu chứng liên quan, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa và tư vấn kịp thời. Đừng để tình trạng bệnh kéo dài và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân. Liên hệ Zalo Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn chi tiết và nhanh nhất.

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ