Thả 1 năm chưa có thai do nhiễm vi khuẩn

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tình trạng thả 1 năm chưa có thai khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy nguyên nhân thả 1 năm chưa có thai là gì? Tham khảo ca bệnh sau đây.

Tình trạng thả 1 năm chưa có thai gây nên tâm lý lo lắng không biết có mắc bệnh gì không ở nhiều chị em. Vậy nguyên nhân thả 1 năm chưa có thai là gì? Cùng tìm hiểu ca bệnh được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn điều trị trong bài viết sau!

1. Thông tin ca bệnh

Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, tiền sử PARA 0000 (chưa từng sinh con trước đây), từng điều trị đốt điện lộ tuyến cổ tử cung đến khám vì thả 1 năm chưa có thai. Qua thăm khám, hỏi bệnh phát hiện các vấn đề sau sau:

  • Kinh nguyệt không đều: dao động từ 30 – 60 ngày (khoảng thời gian giữa ngày đầu của kỳ kinh này đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo).
  • Âm đạo: khí hư đục.
  • Cổ tử cung: lộ tuyến rộng lan đến hai môi trước (hai môi là phần thịt thừa lớn hơn ở cơ quan sinh dục ngoài) có kích thước 2 – 3cm.
  • Tử cung: bình thường.
  • 2 phần phụ (bao gồm vòi trứng, buồng trứng): bình thường.
  • Siêu âm: cạnh buồng trứng phải có khối dịch không đồng âm kích thước 35.32×25.21mm.

Giải thích thuật ngữ:

  • PARA: là thuật ngữ trong sản khoa thể hiện P – số lần sinh con đủ tháng; A – số lần sinh con thiếu tháng; R – số lần sảy thai tự nhiên hoặc hút thai (là can thiệp khiến thai nhi rời khỏi tử cung của mẹ); A – số con hiện còn sống.
  • Khí hư: dịch âm đạo, bình thường có màu trắng trong và mùi hơi tanh nhẹ.
  • Lộ tuyến cổ tử cung: bình thường cổ tử cung bao gồm tế bào tuyến tiết dịch ở bên trong và tế bào lát không tiết dịch ở bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ cổ tử cung. Lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tuyến phát triển chiếm chỗ tế bào lát khiến cho cổ tử cung tiết nhiều dịch hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển.
  • Lộ tuyến nặng: Với những trường hợp nhẹ, lộ tuyến chỉ xảy ra ở cổ tử cung. Tuy nhiên trong trường hợp này, lộ tuyến từ cổ tử cung đi qua âm đạo và đến bộ phận sinh dục ngoài nên đây là tình trạng lộ tuyến nặng.
  • Đốt điện lộ tuyến cổ tử cung: là phương pháp sử dụng dòng điện để loại bỏ tế bào lộ tuyến bất thường.
  • Âm đạo: cơ quan dạng ống nối giữa cơ quan sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong, là nơi tinh trùng phải đi qua để gặp trứng.
  • Cổ tử cung: là bộ phận nối giữa âm đạo và thân của tử cung.
  • Tử cung: là cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ, bao gồm cổ tử cung ở bên dưới và thân tử cung ở bên trên.
  • Buồng trứng: là cơ quan dự trữ trứng nằm ở hai bên của tử cung, chịu trách nhiệm sản xuất trứng có khả năng thụ tinh theo chu kỳ.
  • Vòi trứng: là cơ quan nối thân tử cung và buồng trứng, có hình dạng ống. Vòi trứng là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho trứng và tinh trùng gặp nhau cũng như thụ tinh.
  • Siêu âm: là xét nghiệm dựa vào sóng âm để thu được hình ảnh của các cơ quan trong bụng như tử cung và phần phụ hai bên. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, cho kết quả nhanh, giúp gợi ý những chỉ định tiếp theo cho bác sĩ.
Hình ảnh khối dịch đồng âm ở buồng trứng nghĩ tới viêm phần phụ
Hình ảnh khối dịch đồng âm ở buồng trứng nghĩ tới viêm phần phụ

Chẩn đoán sơ bộ: Thả 1 năm chưa có thai nghi ngờ do viêm phần phụ (các vi sinh vật có hại tấn công và gây bệnh ở phần phụ) gây ứ dịch vòi trứng. Khi vòi trứng chứa đầy dịch, không còn không gian để trứng và tinh trùng gặp nhau dẫn tới bệnh nhân khó có thai.

Dựa trên những kết quả thu được, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm PCR (là kỹ thuật khuếch đại số lượng lớn ADN hoặc ARN trong mẫu vật để nâng cao xác suất tìm thấy bộ ADN hoặc ARN của vi khuẩn gây bệnh) với hy vọng tìm kiếm những vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là Chlamydia.

Chlamydia là bệnh lý gây ra bởi Chlamydia Trachomatis – một vi khuẩn phải ký sinh bắt buộc ở vật sống.

Kết quả thu được là người bệnh dương tính với Chlamydia kèm theo tình trạng viêm âm đạo do tạp khuẩn (vi khuẩn vốn tồn tại ở cơ quan sinh dục nữ, do sự mất cân bằng môi trường mà vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm).

Chẩn đoán xác định: viêm vòi trứng do Chlamydia và viêm âm đạo do tạp khuẩn/ người bệnh thả bầu lâu chưa có thai

2. Kế hoạch điều trị

Dựa trên những kết quả thu được, bác sĩ chỉ định điều trị tốt tình trạng viêm âm đạo cũng như tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Chlamydia. Do Chlamydia Trachomatis rất dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục nên phải tiến hành điều trị kháng sinh (thuốc tiêu diệt vi khuẩn) cho cả hai vợ chồng.

Ngoài ra, bệnh nhân có vòng kinh không đều nên cũng có thể là nguyên nhân thả 1 năm chưa có thai. Bác sĩ tiến hành xây dựng vòng kinh nhân tạo bằng thuốc nội tiết (cung cấp các hormone nữ nhân tạo). Bệnh nhân được dặn khi có kinh thì quay lại kiểm tra nồng độ nội tiết tố để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Hướng điều trị của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho ca bệnh thả 1 năm chưa có thai là điều trị song song hai nguyên nhân
Hướng điều trị của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho ca bệnh thả 1 năm chưa có thai là điều trị song song hai nguyên nhân

3. Những điều cần lưu ý

Bệnh nhân tìm đến BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan do thả 1 năm chưa có thai. Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân gây khó có thai nhưng có thể tóm gọn thành hai nguyên nhân lớn:

  • Nội tiết tố bất thường.
  • Viêm dính vòi trứng do Chlamydia Trachomatis.

Vì vậy, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiến hành giải quyết 2 vấn đề này, đồng thời dặn người bệnh tái khám để loại bỏ nguyên nhân không chính xác.

  • Với nội tiết bất thường: gây vòng kinh nhân tạo, xét nghiệm nội tiết tố.
  • Với viêm dính vòi trứng do Chlamydia: tiến hành chụp tử cung – vòi trứng để đánh giá có dính hoặc tắc ở vòi trứng hay không.

Chụp tử cung – vòi trứng là một xét nghiệm xâm lấn, cần phải được lên kế hoạch trước. Với xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được bơm thuốc cản quang vào tử cung và vòi trứng rồi tiến hành chụp X-quang (sử dụng năng lượng tia X để thu được hình ảnh) nhằm xác định được những bất thường liên quan.

Mặc dù ở thời điểm tiến hành điều trị lần đầu tiên vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhưng Chlamydia là bệnh lý nguy hiểm, rất dễ lây lan nên cần điều trị cả vợ và chồng để tránh tái nhiễm.

4. Thông tin cơ bản về Chlamydia

Chlamydia là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh không khó điều trị nhưng lại dễ lây lan nên khi phát hiện bệnh cần phải tiến hành điều trị cả vợ và chồng.

Chlamydia là vi khuẩn rất dễ lây nhiễm qua quan hệ tình dục
Chlamydia là vi khuẩn rất dễ lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Các triệu chứng nhiễm Chlamydia thường ít đặc trưng, ở giai đoạn đầu có thể không xuất hiện triệu chứng khiến cho nhiều người thường không phát hiện ra. Chị em có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để nhận biết sớm bệnh lý này:

  • Khí hư có màu bất thường.
  • Khí hư có mùi hôi.
  • Ngứa vùng kín.
  • Đau rát khi đi đại, tiểu tiện.
  • Đau bụng dưới kèm sốt hoặc nôn.
  • Chảy máu bất thường vùng kín.
  • Hậu môn tiết dịch bất thường.
  • Khi vi khuẩn di chuyển lên mắt có thể gây ra đau mắt đỏ.

Do đây là bệnh lý nguy hiểm nên các cặp vợ chồng nên tuân thủ chế độ 1 vợ 1 chồng để tránh mắc cũng như làm lây lan trên diện rộng bệnh lý này. Chị em nên nắm rõ các bệnh lý từ đối tác của mình, cũng như không quan hệ nếu đối tác mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

5. Kết luận khi thả 1 năm chưa có thai

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn ca bệnh về tình trạng thả 1 năm chưa có thai. Mặc dù, đây chỉ là một trong số những nguyên nhân thả 1 năm chưa có thai nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lý Chlamydia chị em nên đi khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho đường sinh dục.

Nếu có nhi cầu thăm khám về tình trạng vô sinh hoặc bệnh lý về phụ khoa, chị em có thể đặt khám với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tại đây!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ