Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?

Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rau tiền đạo có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Rau tiền đạo là tình trạng rau bám thấp hơn so với bình thường gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?

Rau thai (nhau thai) là bộ phận giúp liên kết giữa tử cung (cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi) của mẹ và bào tử (thai nhi) đang phát triển.

Bộ phận này vận chuyển chất dinh dưỡng từ tử cung đến thai nhi thông qua dây rốn. Rau thai hình thành rất sớm, bắt đầu từ khi bào tử di chuyển từ ống dẫn trứng (vị trí mà tinh trùng và trứng thụ tinh với nhau) đến tử cung và làm tổ tại cơ quan này.

Rau tiền đạo là tình trạng rau thai bám vào tử cung tại vị trí thấp hơn bình thường khiến cho rau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Cổ tử cung là cơ quan nối giữa tử cung và âm đạo (cơ quan nối giữa bộ phận sinh dục trong và ngoài).

Khi cổ tử cung bị che lấp, thai nhi sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ (quá trình thai từ cơ thể mẹ đi ra ngoài). Quá trình chuyển dạ kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, rau thai phát triển nhanh chóng và có thể bám ở vị trí thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, vào tuần 28 đến 40 của thai kỳ (3 tháng cuối thai kỳ), rau thai sẽ di chuyển lên phần trên của thân tử cung để chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ.

Vì vậy, những rau thai được chẩn đoán bám thấp trong giai đoạn này được gọi là rau tiền đạo.

thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo
Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo

Vậy “thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?”. Như kiến thức đã đề cập ở trên, rau tiền đạo có thể được chẩn đoán từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Vì vậy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên kiểm tra thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm bệnh lý này.

Mặc dù, các dấu hiệu nhận biết rau tiền đạo thường không đặc hiệu nhưng mẹ bầu nên quan sát những dấu hiệu sau trong 3 tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm tình trạng này. Cụ thể là:

  • Chảy máu tươi ở vùng kín: máu có thể đột ngột xuất hiện vài ngày sau đó biến mất. Lượng máu chảy khác nhau ở mỗi sản phụ và có thể không kèm theo bất kỳ cơn đau nào.
  • Đau bụng: có thể xuất hiện cơn đau dữ dội vùng bụng dưới, những cơn co thắt nhẹ vùng bụng dưới hoặc lưng.

 2. Vì sao bị chảy máu khi bị rau tiền đạo khi mang thai?

Triệu chứng thường gặp của rau tiền đạo là tình trạng chảy máu âm đạo. Vậy tại sao rau tiền đạo lại gây ra chảy máu. Bác sĩ nêu ra hai lý do chủ yếu sau:

  • Cổ tử cung vào 3 tháng cuối thai kỳ giãn ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Lúc này nếu rau thai tiếp xúc hoặc che lấp cổ tử cung có thể làm xuất hiện chảy máu vùng kín.
  • Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung giãn tối đa tạo điều kiện cho thai nhi di chuyển ra ngoài. Lúc này, các mạch máu nối rau thai và cổ tử cung có thể bị tổn thương gây ra chảy máu.

3. Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo

Cùng với thắc mắc “Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?” thì các phương pháp để phát hiện rau tiền đạo cũng được nhiều người quan tâm.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng rau bám thấp, bác sĩ dựa vào siêu âm định kỳ vào thời gian kết thúc 3 tháng giữa của thai kỳ. Lúc này, bánh rau đã ổn định vị trí bám và bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào hình ảnh siêu âm để chẩn đoán rau bám thấp.

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của bánh rau, thai nhi và các cấu trúc liên quan. Đây là phương pháp không xâm lấn, không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, cho kết quả nhanh và chính xác nên được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán rau tiền đạo.

Có nhiều trường hợp mẹ bầu không xuất hiện chảy máu âm đạo trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng vẫn được phát hiện rau tiền đạo thông qua siêu âm.

Khi phát hiện rau tiền đạo, bác sĩ sẽ siêu âm lặp lại theo lịch hẹn để chẩn đoán mức độ che lấp cổ tử cung cũng như đánh giá khả năng mẹ bầu có thể đẻ qua đường âm đạo được hay không.

Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp bác sĩ tư vấn chính xác những điểm cần lưu ý với mẹ bầu trong khi mang thai cũng như chuyển dạ.

Siêu âm là phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán rau tiền đạo
Siêu âm là phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán rau tiền đạo

4. Đi khám rau tiền đạo cần chuẩn bị những gì?

Khi đã trả lời được câu hỏi “Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?”, mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ nên chủ động thời gian khám thai nhằm phát hiện sớm bệnh lý này. Để thuận lợi cho việc thăm khám, mẹ bầu nên chuẩn bị tốt những vấn đề sau:

  • Trang phục thuận lợi cho khám thai.
  • Đi vệ sinh trước khi vào khám.
  • Chuẩn bị hồ sơ những lần khám thai trước đây.
  • Chuẩn bị những câu hỏi về tình trạng thai kỳ của mình với bác sĩ.
  • Thống kê những triệu chứng mà bản thân đang gặp phải trong quá trình mang thai.
  • Đi cùng người trực tiếp chăm sóc mình để bổ sung những thông tin còn thiếu trong quá trình bác sĩ thăm khám.

Đối với những trường hợp xuất hiện chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể đặt ra cho mẹ bầu một số câu hỏi như:

  • Lần đầu tiên xuất hiện chảy máu âm đạo là khi nào?
  • Chảy máu âm đạo có làm mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt hay mệt mỏi không?
  • Lượng máu mất như thế nào?
  • Chảy máu có kèm theo đau bụng không? Mức độ đau bụng như thế nào?
  • Mẹ bầu có từng mắc rau tiền đạo ở những lần mang thai trước hay không?
  • Mẹ bầu có hút thuốc hay sử dụng chất kích thích hay không?
  • Ai là người trực tiếp chăm sóc mẹ bầu trong thời gian này.

Khi đã được bác sĩ chẩn đoán rau tiền đạo, thay vì lo lắng, mẹ bầu nên hỏi bác sĩ những câu hỏi dưới đây để có một kỳ mang thai an toàn:

  • Thai nhi có bị ảnh hưởng hay không?
  • Rau tiền đạo ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ bầu.
  • Phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho trường hợp này là gì?
  • Rau tiền đạo trong trường hợp này có biến mất không?
  • Giai đoạn 3 tháng cuối cần chú ý những điều gì?
  • Thời gian khám lại là khi nào?
  • Các biến chứng có thể xuất hiện của rau tiền đạo là gì?
  • Những dấu hiệu cần tái khám trước hẹn là gì?

5. Lời khuyên của bác sĩ

Mặc dù, rau tiền đạo là tình trạng không thể điều trị được nhưng thông qua việc theo dõi các triệu chứng và đưa ra can thiệp phù hợp với từng trường hợp sẽ giúp mẹ bầu có một kỳ mang thai an toàn. Khi phát hiện tình trạng rau tiền đạo, mẹ bầu nên:

  • Nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc nặng.
  • Theo dõi các triệu chứng của cơ thể sát sao.
  • Hạn chế các hoạt động như tập thể dục, ngồi xổm, nhảy,…
  • Không nên quan hệ tình dục do có thể gây chảy máu hoặc co thắt.
  • Không thụt rửa âm đạo trong quá trình mang thai.
  • Thực hiện đúng những chỉ định điều trị từ bác sĩ.
  • Giữ tâm trạng thoải mái.

Ngoài những lưu ý trên, mẹ bầu được chẩn đoán rau tiền đạo khi xuất hiện những dấu hiệu sau thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay:

  • Xuất huyết âm đạo số lượng lớn.
  • Xuất huyết âm đạo kèm theo đau vùng chậu dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
Mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ có chảy máu vùng kín kéo dài nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh
Mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ có chảy máu vùng kín kéo dài nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?”. Đây là tình trạng mà bác sĩ có thể theo dõi và giúp cho mẹ bầu mắc bệnh lý này có một kỳ mang thai an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu bạn đang lo lắng khi mắc rau tiền đạo, bạn có thể chọn một địa điểm uy tín để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho trường hợp của bạn, mẹ bầu cũng có thể đặt lịch tại đây để được bác sĩ Ngọc Lan trực tiếp thăm khám nhé!

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Ngày 30/11 – 1/12, Phòng Khám Phụ Sản 1 chính thức khai trương tại số 329 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs