Thời điểm cấy que tránh thai nào tốt nhất?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tìm hiểu những thông tin cần thiết về thời điểm cấy que tránh thai thích hợp và lưu ý khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

Thời điểm cấy que tránh thai nào tốt nhất đang là vấn đề được nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về đặc điểm và thời gian cấy que thích hợp giúp mang lại hiệu quả tránh thai tốt nhất.

1. Giới thiệu chung về que cấy tránh thai

Trước khi tìm hiểu khi nào nên cấy que tránh thai, các chị em phụ nữ cần cập nhật một số kiến thức căn bản về phương pháp này như sau:

1.1. Định nghĩa que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai bao gồm một hoặc nhiều thanh nhựa mềm nhỏ chứa hormone progesterone, được cấy ở phần mặt trong cánh tay không thuận qua một thủ thuật y khoa đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. 

Sau khi cấy que, chị em có thể cảm nhận được que cấy như một cây tăm nhỏ dưới da và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu muốn dừng quá trình cấy que, chị em có thể đến cơ sở y tế và bác sĩ sẽ hỗ trợ lấy que ra bằng phương pháp gây tê.

Trong mỗi que cấy tránh thai bao gồm thành phần chính là hormone Levonorgestrel hoặc Etonogestrel, có tác dụng ngừa thai từ 3-5 năm hoặc lâu hơn tùy theo từng loại mà chị em sử dụng. Trong suốt thời gian cấy que, không cần thực hiện thêm bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

Que cấy tránh thai được cấy như thế nào?
Que cấy tránh thai được cấy như thế nào?

1.2. Ưu điểm của que cấy tránh thai

Cấy que tránh thai được xem là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả bởi một số lợi ích nổi bật như: 

  • Hiệu quả tránh thai lên đến 99%.
  • Que được cấy kín đáo bên dưới mặt trong cánh tay, không dễ dàng nhận thấy.
  • Tiện lợi, không cần sử dụng hàng ngày như thuốc uống hay bao cao su.
  • Phù hợp với phụ nữ không thể dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen như đang cho con bú, trên 40 tuổi, huyết áp cao, tiểu đường…
  • Không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.
  • Giúp giảm đau bụng dưới và lượng máu kinh.
  • Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.
  • Dễ dàng tháo bỏ khi muốn. Khi kết thúc cấy que, đa số phụ nữ sẽ trở lại quá trình rụng trứng trong vòng 3-4 tuần.

1.3. Một số tác dụng phụ của cấy que có thể gặp

Dù là phương pháp an toàn, tiện lợi và đem lại hiệu quả cao nhưng một số chị em dùng que cấy tránh thai có thể gặp tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, mụn trứng cá.
  • Tăng cân.
  • Căng tức vùng ngực.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Rối loạn kinh nguyệt (kinh không đều, mất kinh, rong kinh).
  • Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, lậu, giang mai…

Đối với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể nhận biết qua lượng máu ra trong kỳ kinh, quá ít hoặc quá nhiều một cách bất thường. Nếu xác định đây là tác dụng phụ của que cấy, bác sĩ có thể kê thuốc hỗ trợ hoặc tháo bỏ que trong trường hợp nghiêm trọng.

Cấy que tránh thai ở nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, chị em cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về những lưu ý và thời điểm cấy que tránh thai thích hợp.

1.4. Đối tượng nào không nên cấy que tránh thai?

Cấy que tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai khá tốt. Tuy nhiên nếu các chị đang gặp phải một trong những trường hợp dưới đây thì nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện:

  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Ở thời điểm cấy que, chị em cần đảm bảo bản thân đang không mang thai.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường do hormone trong que cấy.
  • Đang trong quá trình dùng thuốc điều trị như động kinh, lao, HIV hay một số thuốc kháng sinh khác. 
  • Dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như chảy máu bất thường. 
  • Có tiền sử ung thư vú, rối loạn chức năng gan, đột quỵ, bệnh tuyến giáp,…

2. Thời điểm cấy que tránh thai lý tưởng

Những chị em không thuộc các đối tượng trên có thể sử dụng que cấy tránh thai. Thời điểm cấy que tránh thai nên trong 5 ngày đầu của kỳ kinh hoặc sau khi sảy thai. Cấy que trong khoảng thời gian này, que sẽ phát huy tác dụng tốt nhất sau 24 giờ. 

Nếu cấy vào thời điểm khác, que sẽ cần 7 ngày để có tác dụng. Trong 7 ngày này, chị em cần sử dụng các biện pháp phòng tránh khác khi quan hệ tình dục để đảm bảo hiệu quả tránh thai của que cấy.

Đối với phụ nữ sau sinh, nếu không cho con bú thì thời điểm cấy que tránh thai là trong vòng 21 ngày. Nếu cho con bú, thời điểm thích hợp nhất là 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, chỉ nên cấy que trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác sau sinh.

Thời điểm cấy que tránh thai thích hợp là trong 5 ngày đầu của kỳ kinh hoặc sau khi sảy thai
Thời điểm cấy que tránh thai thích hợp là trong 5 ngày đầu của kỳ kinh hoặc sau khi sảy thai

3. Cấy que tránh thai bao lâu có tác dụng?

Thời gian tác dụng của que cấy tránh thai phụ thuộc vào loại que được sử dụng. Hiện nay, có hai loại que cấy phổ biến là Implanon và Nexplanon.

Implanon có thể có tác dụng trong vòng 3 năm, trong khi Nexplanon có thể kéo dài đến 5 năm. Tuy nhiên, thời gian tác dụng thực tế có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết khi nào nên cấy que tránh thai và khi nào cần tháo bỏ que cấy.

4. Sinh xong bao lâu thì nên cấy que?

Sau khi sinh con thì cấy que vào thời điểm nào thích hợp luôn là nỗi băn khoăn của nhiều chị em. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em nên đợi ít nhất 4 tuần sau sinh mới cấy que tránh thai.

Tuy nhiên, nếu chị em đang trong giai đoạn cho con bú thì có thể trì hoãn đến 6 tuần sau sinh mới bắt đầu cấy que. Trường hợp không cho con bú sau sinh, thời gian cấy que có thể sớm hơn sau 3 tuần. Chị em cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết được thời điểm cấy que tránh thai phù hợp sau sinh.

5. Mức độ hiệu quả của cấy que tránh thai

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ thành công của phương pháp cấy que tránh thai lên đến 99%. Điều này có nghĩa là chỉ có 1% khả năng thất bại khi sử dụng đúng cách.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại que sử dụng, liều lượng hormone trong que, thời điểm cấy cũng như tình hình sức khỏe của người cấy. Do đó, để que đạt được mức độ hiệu quả tối ưu, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ra quyết định.

6. Kết luận

Cấy que tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em cần lưu ý đến thời điểm cấy que tránh thai thích hợp. Vì vậy, đi khám phụ khoa định kỳ để được các bác sĩ tư vấn về thời điểm cấy que là việc cần thiết.

Hy vọng qua bài viết, chị em có thể hiểu thêm được những thông tin hữu ích về phương pháp cấy que cũng như thời điểm cấy que tránh thai phù hợp. Nếu chị em còn bất kỳ thắc mắc về phương pháp cấy que tránh thai hoặc các bệnh liên quan đến phụ khoa, hãy liên hệ đến Zalo của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ cũng như tư vấn trực tiếp nhé!

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Đa ối: 10 điều mẹ bầu cần biết

Đa ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối trong thai kỳ. Mẹ bầu cần biết dấu hiệu, nguyên nhân, nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Thông tin kiến thức
Vì sao ai mang bầu cũng cần sàng lọc tiền sản giật?

Tiền sản giật là một bệnh lý gây nguy hiểm trong thai kỳ. Do vậy, phụ nữ mang thai ai cũng cần sàng lọc tiền sản giật để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

Thông tin kiến thức
Bế sản dịch sau sinh: 7 điều cần biết

Bế sản dịch sau sinh là tình trạng sản dịch tồn đọng lại ở tử cung, gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng tránh.

Thông tin kiến thức
Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả

Hướng dẫn cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo hiệu quả và an toàn nhất. Tìm hiểu nhau tiền đạo là gì và cách giảm nguy cơ biến chứng rau tiền đạo dưới đây.

All in one
Liên hệ