3 thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lựa chọn thực phẩm làm giảm kích thước U nang buồng trứng, hạn chế chất béo, uống đủ nước và tránh các chất kích thích.

Việc lựa chọn thực phẩm làm giảm kích thước U nang buồng trứng rất quan trọng, góp phần nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng. U nang buồng trứng là một căn bệnh chiếm tỷ lệ mắc cao trong phụ nữ hiện nay. Rất nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh này, bao gồm cả nội tiết tố và chế độ ăn uống.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến phụ nữ mãn kinh và cả phụ nữ mang thai. Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng chiếm khoảng 5-10% phụ nữ.

Buồng trứng là cơ quan nội tiết quan trọng của phụ nữ, chịu trách nhiệm sản xuất trứng để thụ tinh. Sự tăng trưởng bất thường trong buồng trứng có thể dẫn đến sự hình thành u nang.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết chị em phụ nữ sẽ gặp ít nhất một lần mắc u nang trong suốt cuộc đời. U nang buồng trứng chiếm khoảng 3,6% trong số các bệnh lý phụ khoa. May mắn là đa số các trường hợp là u nang lành tính, không gây hại và không có triệu chứng đáng kể.

Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng chiếm khoảng 5-10% phụ nữ
Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng chiếm khoảng 5-10% phụ nữ

2. U nang buồng trứng nguy hiểm không?

Thông thường, u nang buồng trứng ở bên trái, bên phải hoặc cả hai bên đều là lành tính và có thể tự biến mất, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u nang có thể phát triển chậm trong nhiều năm, gây chèn ép các cơ quan nội tạng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Xoắn u nang

Biến chứng này có thể xảy ra ở mọi loại khối u, đặc biệt là những khối u nhỏ, có cuống dài và không dính. Khi u bị xoắn, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, liên tục, kèm theo buồn nôn, nôn và đôi khi bị choáng vì đau. Lúc chị em thăm khám sẽ thấy bụng chướng, ấn đau hạ vị và có phản ứng thành bụng. Thăm âm đạo có thể phát hiện khối u căng to và đau khi ấn.

  • Vỡ u nang buồng trứng

Khi áp lực dịch bên trong khối u quá lớn, u nang có thể vỡ. Lúc này, người bệnh sẽ đau bụng đột ngột và liên tục. Một số trường hợp có thể gây chảy máu trong ổ bụng, dẫn đến choáng và ngất xỉu.

Sau khi nang vỡ, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, phản ứng phúc mạc, khi khám âm đạo thấy u dính và đau khi ấn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Chèn ép nội tạng

Đây là biến chứng xuất hiện muộn khi khối u đã phát triển lớn. Khối u có thể chèn ép lên bàng quang gây ra đau buốt khi tiểu tiện, chèn ép trực tràng dẫn đến táo bón, chèn ép lên niệu quản làm ứ nước bể thận, thậm chí chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù hai chi dưới và cổ trướng.

3. Nguyên tắc xây dựng thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng

Đối với những người bệnh, việc chọn thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  •  Hạn chế ăn quá nhiều: ăn đủ số lượng và chất lượng là quan trọng, tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cũng không có lợi cho sức khỏe.
  •  Hạn chế chất béo: chế độ ăn không nên có quá nhiều chất béo, chỉ nên chiếm từ 20-30% tổng calo tiêu thụ
  • Uống đủ nước: uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể và duy trì sức khỏe.
  • Tránh các chất kích thích: như rượu, bia, thuốc lá… Ngoài ra nên tránh các đồ ăn cay nóng, và dầu mỡ.

4. Thực phẩm làm giảm kích thước U nang buồng trứng gồm có những gì?

Nên ăn gì khi bị u nang buồng trứng là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

4.1. Trái cây tươi và rau củ

Trái cây tươi và rau củ là một phần quan trọng trong thực đơn của người bệnh này. Chúng cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, và khoáng chất giúp ngăn chặn sự phát triển của u nang và tăng cường sức đề kháng.

Một số thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng
Một số thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng

4.2. Thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt như hàu, trai, củ dền, thịt gà, cá, hải sản, các loại hạt đậu, ngũ cốc, và trứng có tác dụng cân bằng hormone và giúp giảm tốc độ phát triển của u nang.

4.3. Thực phẩm giàu Omega-3

Các loại chất béo tốt từ dầu cây cỏ và bơ được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Đây là loại chất béo không no có hiệu quả tốt trong việc điều chỉnh lượng mỡ trong máu, nâng cao HDL-C (Cholesterol Lipoprotein tỉ trọng cao – một lipoprotein được tổng hợp tại gan, giúp vận chuyển cholesterol trong máu)..

Nhờ đó, việc hình thành mỡ trong các khối u được kiểm soát, ngăn chặn các biến chứng tim mạch cũng như hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên thêm vào chế độ ăn của mình những thực phẩm, hoặc viên uống chứa omega – 3.

5. Thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật mổ u nang, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống để giúp vết mổ hồi phục nhanh chóng:

  • Tránh đồ ăn có mùi tanh, quá chua, quá cay: loại đồ ăn này có thể khiến cho vết mổ ngứa và lâu lành hơn. Từ đó để lại những vết sẹo khó liền, kém thẩm mỹ.
  • Tránh các món xôi, nếp: ăn đồ nếp ngay sau mổ có thể gây sưng mủ và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tránh chất kích thích và thực phẩm lên men: các loại cải chua, dưa chua, giấm táo, hoặc đồ uống có cồn cần được kiêng sau mổ u nang buồng trứng để tránh việc làm tổn thương vùng vết mổ và gây nhiễm khuẩn.
Ăn xôi nếp có thể gây mưng mủ cho những bệnh nhân u nang buồng trứng
Ăn xôi nếp có thể gây mưng mủ cho những bệnh nhân u nang buồng trứng

6. Thực phẩm cần hạn chế khi bị u nang buồng trứng

Ngoài ra, cần hạn chế một số loại thực phẩm có thể làm cho khối u nang phát triển chậm lại và tránh những tiên lượng xấu:

  • Các loại thịt đỏ: chất béo và cholesterol có trong thịt đỏ có thể tăng nguy cơ phát triển u nang thành ung thư.
  • Các loại đồ ăn nhanh: chúng chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, cung cấp ít chất xơ và dinh dưỡng, gây ra nhiều bệnh liên quan tới tim mạch, béo phì, và huyết áp cao.
  • Các loại đồ ăn có quá nhiều đường: duy trì lượng đường phù hợp là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của u nang.
  • Các loại ngũ cốc tinh chế: chúng có nhiều đường và có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, khiến cho u nang phát triển theo hướng xấu hơn. Thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt là một lựa chọn tốt hơn.

7. Người bị u nang buồng trứng cần sinh hoạt như thế nào?

Để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau mổ u nang buồng trứng, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học sau:

  • Đối với những trường hợp khối u có kích thước nhỏ, người bệnh nên thực hiện các hoạt động vận động và tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nên thực hiện một số bài tập như duỗi cơ, các bài tập hít thở, yoga, pilates,…
  • Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần thực hiện tái khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của khối u cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể.
  • Mỗi tháng, bệnh nhân nên theo dõi sát chu kỳ kinh nguyệt của mình để nhanh chóng phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Từ đó, có thể thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, hãy chia các bữa ăn thành những bữa nhỏ nhưng giàu protein để giúp cân đối lượng đường trong cơ thể.
  • Hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày để giảm stress và luôn giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu.

8. Phòng ngừa u nang buồng trứng như thế nào?

Không có cách nào hoàn toàn hiệu quả để ngăn ngừa u nang buồng trứng. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc ngừa thai: Sử dụng thuốc tránh thai và cho con bú trên 6 tháng có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ: Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng là giải pháp tối ưu để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Điều này giúp chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

9. Lời khuyên của bác sĩ

U nang buồng trứng là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây tâm lý lo lắng cho những ai mắc phải. Tuy nhiên khi có chế độ ăn phù hợp thì có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng trên. Việc tuân thủ những nguyên tắc ăn uống và chế độ sinh hoạt trên rất quan trọng để giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Hãy luôn lưu ý thực phẩm làm giảm kích thước u nang buồng trứng và tuân thủ để duy trì sức khỏe tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chế độ ăn của bệnh lý này, hãy liên hệ với chuyên gia để được giải đáp thắc mắc.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh 4 ngày có thai không?

    Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

    Thông tin kiến thức
    Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

    Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

    Thông tin kiến thức
    Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

    Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

    All in one
    Liên hệ